Lữ đoàn 962: Phấn đấu xứng danh Bộ đội cụ Hồ
- Được đăng: Thứ tư, 12 Tháng 8 2015 10:15
- Lượt xem: 4367
(TGAG)- Hưởng ứng cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” do Quân ủy Trung ương phát động, Đảng ủy- Ban Chỉ huy Lữ đoàn xác định đây là dịp để cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng, bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, ra sức chiến đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Là đơn vị binh chủng đặc thù của Quân khu, đứng chân trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, phòng chống lụt bão - cứu hộ cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện các nhiệm vụ khác do Quân khu giao. Lữ Đoàn 962 (tiền thân là Đoàn 962) được thành lập vào ngày 19/9/1962 có nhiệm vụ tổ chức các bến bãi, tiếp nhận, cất giữ, vận chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của đơn vị luôn một lòng tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, cùng với Đoàn 125 làm nên huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Lữ đoàn còn gặp nhiều khó khăn đội ngũ cán bộ còn thiếu so với biên chế; đời sống gia đình một số cán bộ, chiến sĩ còn gặp nhiều khó khăn; thời tiết, thiên tai, lụt bão diễn biến phức tạp; vũ khí, trang bị kỹ thuật đã qua nhiều năm sử dụng, xuống cấp nhanh, vật tư thay thế thiếu đồng bộ.
Trước thực trạng đó, làm thế nào để xây dựng Lữ đoàn thực sự vững mạnh toàn diện, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đủ sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới. Đảng ủy - Chỉ huy Lữ đoàn đã bàn bạc, thống nhất nhiều chủ trương, biện pháp và cách làm thiết thực. Đơn vị đã cụ thể hoá các nội dung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện thành các chỉ tiêu của phong trào thi đua quyết thắng, trong đó tập trung thực hiện tốt 3 khâu đột phá: nâng cao nhận thức chính trị, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; duy trì nghiêm kỷ luật; nâng cao chất huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Với tình huống giả định, vào lúc 15h30 xuất hiện 2 ghe cá của dân đi ngược chiều nhau trong điều kiện mưa giông, gió lớn bất ngờ đâm va vào nhau 01 ghe cá có dấu hiệu bị chìm, trên ghe có 2 vợ chồng và 01 trẻ nhỏ. Ngay lập tức đơn vị Tiểu đoàn 2 điều động lực lượng gồm: tàu kéo L168 và Ca nô cứu hộ, cứu nạn ST520 khẩn trương triển khai lực lượng ra tiếp cận và thực hiện lai kéo ghe bị nạn và cứu người dân trên ghe. Xác định được tình huống trên, Tàu kéo L168 số hiệu 18-31-04 do thiếu tá Nguyễn Đình Xuân làm thuyền trưởng, điều động tàu tiếp cận ghe bị nạn, chỉ huy bộ đội các thao tác đưa dây kéo lên ghe bị nạn và lai kéo. Đồng thời cùng lúc đó Ca nô ST520 xác định 2 vợ chồng và 01 trẻ nhỏ có dấu hiệu bị đuối nước và sắp chìm trên sông, Ca nô đã tiếp cận, ném phao về phía người bị nạn và thực hiện vớt người bị nạn lên sơ cứu ban đầu và đưa nạn nhân về cảng đơn vị tiếp tục điều trị, người bị nạn đã tĩnh và ghe của dân được lai kéo về cảng an toàn. Hết tình huống giả định đơn vị đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Trực tiếp chứng kiến buổi luyện tập của cán bộ, chiến sĩ trên tàu, chúng tôi thấy tinh thần đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, chiến sĩ nhất là cán bộ chỉ huy linh hoạt, rõ ràng và dứt khoát, từng động tác được hành động khẩn trương, đúng nguyên tắc.
Thượng úy Đoàn Văn Chế, Đại đội trưởng, Đại đội 3, Tiểu đoàn 2 cho biết: “Thời gian gần đây tình hình thiên tai ngày càng nghiêm trọng, nên việc xử trí tình huống sát thực tế là một trong những yêu cầu đặt ra trong đợt huấn luyện lần này. Để thực hiện tốt nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ đại đội phải sử dụng thành thạo các trang bị, phối hợp chặt chẽ cứu người, đồng thời bảo đảm an toàn cho bản thân mình.
Trung sĩ Võ Văn Quang, Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 2 tâm sự: “Lúc trước em chưa đi bộ đội bản thân chưa biết bơi. Sau 3 tháng tân binh em đã biết bơi và được biên chế về Tiểu đoàn 2, thì công tác huấn luyện bơi để phục vụ cho việc cứu hộ, cứu nạn được chú trọng, bây giờ em không chỉ biết bơi và còn thực hiện tốt động tác tiếp cận và bơi cứu người bị nạn nữa, từ đó bản thân em tự nhủ phải cố gắng học tập thật tốt, chấp hành nghiêm kỷ luật, rèn luyện sức khỏe dẻo dai và kỹ thuật bơi lội tốt để bảo vệ người dân trước hiểm họa, thiên tai khó lường”.
Thượng tá Phan Văn Bá, phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, Lữ đoàn 962 cho biết thêm: “Là đơn vị binh chủng đặc thù, có nhiệm vụ tác chiến trên sông, trên biển và tham gia phòng chống lụt bão - cứu hộ, cứu nạn trong điều kiện thời tiết phức tạp. Để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống, ngoài việc tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, duy trì nghiêm các chế độ trực, xây dựng các kế hoạch và tổ chức luyện tập thuần thục các phương án chiến đấu, đơn vị còn thường xuyên nâng cao chất lượng huấn luyện cho các đối tượng, nhất là đội ngũ cán bộ, đây là nội dung trọng tâm, xuyên suốt để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu cao trong suốt những năm qua”.
Để nâng cao chất huấn luyện, đơn vị đã đề ra các biện pháp, chỉ tiêu thi đua cụ thể, trong đó xác định: Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì vấn đề đặt ra là huấn luyện phải sát thực tế chiến đấu. Vì vậy, những năm gần đây, đơn vị đã mạnh dạn tổ chức huấn luyện trên biển, vừa nâng cao được trình độ, vừa rèn luyện cho bộ đội có sức chịu đựng trong điều kiện thời tiết phức tạp… Trong huấn luyện, với quan điểm “sai đâu - sửa đó; yếu cái gì - bồi dưỡng cái đó”, chú trọng nâng cao trình độ chỉ huy, hiệp đồng, kỹ - chiến thuật hải quân; trình độ sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật; rèn luyện thể lực, kỹ năng bơi lội, kỹ thuật và động tác cứu vớt người, phương tiện gặp nạn. Đặc biệt trong phòng chống lụt bão - cứu hộ cứu nạn, đơn vị xác định là nhiệm vụ chiến đấu thời bình, thực hiện nhiệm vụ này luôn đặt ra yêu cầu cao, khẩn cấp, đòi hỏi bộ đội phải có lòng dũng cảm và hành động phải thật nhanh, chính xác mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Còn nhớ vào khoảng 22 giờ đêm 12/9/2012, trời mưa giông, phát hiện chiếc xà lan 800 tấn đang trôi dạt, lực lượng canh gác đánh kẻng báo động toàn đơn vị, chỉ huy Lữ đoàn đã lệnh cho lực lượng cứu hộ cứu nạn sử dụng 2 tàu (1 PCF và 1 LCM8) nhanh chóng cơ động tiếp cận chiếc xà lan. Ban đêm, trời mưa to, tầm nhìn hạn chế, cùng với gió lớn, nước chảy xiết, chiếc xà lan trôi nhanh, việc tiếp cận, làm dây lai kéo rất khó khăn. Nhưng với kỹ thuật và động tác nhanh, chính xác, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã nhanh chóng đưa được chiếc sà lan ra khỏi khu vực nguy hiểm, khi nó chỉ còn các cầu cảng khoảng 10 mét. Nếu không kịp thời, hoặc không xử lý nhanh, chính xác, chiếc xà lan sẽ đâm thẳng vào cầu cảng và các tàu của đơn vị, tiếp đó sẽ đâm và vào các bè cá và những chiếc ghe của dân, gây thiệt hại về tài sản rất lớn, có thể còn nguy hiểm đến tính mạng của nhân dân. Qua đó đã minh chứng về kết quả huấn luyện, về tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao của đơn vị. Với những biện pháp và cách làm cụ thể, chất lượng huấn luyện của đơn vị trong những năm qua được nâng lên rõ rệt.
Chiến sĩ Lê Nhựt Linh, xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho biết “Học xong lớp 12 em tình nguyện nhập ngũ, thật may mắn cho em được về học tập huấn luyện ở Lữ đoàn anh hùng, em rất ấn tượng và cảm phục những tấm gương anh hùng của các thế hệ đi trước, em sẽ cố gắng huấn luyện giỏi để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với truyền thống đơn vị Anh hùng”.
Không chỉ huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm và giữ tốt, dùng bền trang bị kỹ thuật, đơn vị còn làm tốt công tác phòng chống lụt bão, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai 5 năm qua, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của đơn vị đã kịp thời cứu vớt 15 lượt phương tiện (trong đó có 03 sà lan từ 300 đến 800 tấn), 36 người dân gặp nạn trên sông; tham gia cùng các lực lượng địa phương dập tắt 03 đám cháy (trong đó có 02 đám cháy lớn), giúp dân chữa cháy 18 căn nhà, cứu nạn kịp thời 12 người dân… Đã có 18 lượt cán bộ, chiến sĩ và 12 tập thể được Bộ Quốc phòng; Bộ Tư lệnh Quân khu; Ủy Ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bảo Trung ương; UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh tặng Bằng khen. Những kết quả đạt được nêu trên đơn vị luôn được chính quyền và nhân dân địa phương quý mến, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”./.
Bài và ảnh: THÀNH TÂM
Là đơn vị binh chủng đặc thù của Quân khu, đứng chân trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, phòng chống lụt bão - cứu hộ cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện các nhiệm vụ khác do Quân khu giao. Lữ Đoàn 962 (tiền thân là Đoàn 962) được thành lập vào ngày 19/9/1962 có nhiệm vụ tổ chức các bến bãi, tiếp nhận, cất giữ, vận chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của đơn vị luôn một lòng tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, cùng với Đoàn 125 làm nên huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Lữ đoàn còn gặp nhiều khó khăn đội ngũ cán bộ còn thiếu so với biên chế; đời sống gia đình một số cán bộ, chiến sĩ còn gặp nhiều khó khăn; thời tiết, thiên tai, lụt bão diễn biến phức tạp; vũ khí, trang bị kỹ thuật đã qua nhiều năm sử dụng, xuống cấp nhanh, vật tư thay thế thiếu đồng bộ.
Trước thực trạng đó, làm thế nào để xây dựng Lữ đoàn thực sự vững mạnh toàn diện, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đủ sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới. Đảng ủy - Chỉ huy Lữ đoàn đã bàn bạc, thống nhất nhiều chủ trương, biện pháp và cách làm thiết thực. Đơn vị đã cụ thể hoá các nội dung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện thành các chỉ tiêu của phong trào thi đua quyết thắng, trong đó tập trung thực hiện tốt 3 khâu đột phá: nâng cao nhận thức chính trị, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; duy trì nghiêm kỷ luật; nâng cao chất huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Với tình huống giả định, vào lúc 15h30 xuất hiện 2 ghe cá của dân đi ngược chiều nhau trong điều kiện mưa giông, gió lớn bất ngờ đâm va vào nhau 01 ghe cá có dấu hiệu bị chìm, trên ghe có 2 vợ chồng và 01 trẻ nhỏ. Ngay lập tức đơn vị Tiểu đoàn 2 điều động lực lượng gồm: tàu kéo L168 và Ca nô cứu hộ, cứu nạn ST520 khẩn trương triển khai lực lượng ra tiếp cận và thực hiện lai kéo ghe bị nạn và cứu người dân trên ghe. Xác định được tình huống trên, Tàu kéo L168 số hiệu 18-31-04 do thiếu tá Nguyễn Đình Xuân làm thuyền trưởng, điều động tàu tiếp cận ghe bị nạn, chỉ huy bộ đội các thao tác đưa dây kéo lên ghe bị nạn và lai kéo. Đồng thời cùng lúc đó Ca nô ST520 xác định 2 vợ chồng và 01 trẻ nhỏ có dấu hiệu bị đuối nước và sắp chìm trên sông, Ca nô đã tiếp cận, ném phao về phía người bị nạn và thực hiện vớt người bị nạn lên sơ cứu ban đầu và đưa nạn nhân về cảng đơn vị tiếp tục điều trị, người bị nạn đã tĩnh và ghe của dân được lai kéo về cảng an toàn. Hết tình huống giả định đơn vị đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Trực tiếp chứng kiến buổi luyện tập của cán bộ, chiến sĩ trên tàu, chúng tôi thấy tinh thần đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, chiến sĩ nhất là cán bộ chỉ huy linh hoạt, rõ ràng và dứt khoát, từng động tác được hành động khẩn trương, đúng nguyên tắc.
Thượng úy Đoàn Văn Chế, Đại đội trưởng, Đại đội 3, Tiểu đoàn 2 cho biết: “Thời gian gần đây tình hình thiên tai ngày càng nghiêm trọng, nên việc xử trí tình huống sát thực tế là một trong những yêu cầu đặt ra trong đợt huấn luyện lần này. Để thực hiện tốt nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ đại đội phải sử dụng thành thạo các trang bị, phối hợp chặt chẽ cứu người, đồng thời bảo đảm an toàn cho bản thân mình.
Trung sĩ Võ Văn Quang, Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 2 tâm sự: “Lúc trước em chưa đi bộ đội bản thân chưa biết bơi. Sau 3 tháng tân binh em đã biết bơi và được biên chế về Tiểu đoàn 2, thì công tác huấn luyện bơi để phục vụ cho việc cứu hộ, cứu nạn được chú trọng, bây giờ em không chỉ biết bơi và còn thực hiện tốt động tác tiếp cận và bơi cứu người bị nạn nữa, từ đó bản thân em tự nhủ phải cố gắng học tập thật tốt, chấp hành nghiêm kỷ luật, rèn luyện sức khỏe dẻo dai và kỹ thuật bơi lội tốt để bảo vệ người dân trước hiểm họa, thiên tai khó lường”.
Thượng tá Phan Văn Bá, phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, Lữ đoàn 962 cho biết thêm: “Là đơn vị binh chủng đặc thù, có nhiệm vụ tác chiến trên sông, trên biển và tham gia phòng chống lụt bão - cứu hộ, cứu nạn trong điều kiện thời tiết phức tạp. Để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống, ngoài việc tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, duy trì nghiêm các chế độ trực, xây dựng các kế hoạch và tổ chức luyện tập thuần thục các phương án chiến đấu, đơn vị còn thường xuyên nâng cao chất lượng huấn luyện cho các đối tượng, nhất là đội ngũ cán bộ, đây là nội dung trọng tâm, xuyên suốt để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu cao trong suốt những năm qua”.
Để nâng cao chất huấn luyện, đơn vị đã đề ra các biện pháp, chỉ tiêu thi đua cụ thể, trong đó xác định: Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì vấn đề đặt ra là huấn luyện phải sát thực tế chiến đấu. Vì vậy, những năm gần đây, đơn vị đã mạnh dạn tổ chức huấn luyện trên biển, vừa nâng cao được trình độ, vừa rèn luyện cho bộ đội có sức chịu đựng trong điều kiện thời tiết phức tạp… Trong huấn luyện, với quan điểm “sai đâu - sửa đó; yếu cái gì - bồi dưỡng cái đó”, chú trọng nâng cao trình độ chỉ huy, hiệp đồng, kỹ - chiến thuật hải quân; trình độ sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật; rèn luyện thể lực, kỹ năng bơi lội, kỹ thuật và động tác cứu vớt người, phương tiện gặp nạn. Đặc biệt trong phòng chống lụt bão - cứu hộ cứu nạn, đơn vị xác định là nhiệm vụ chiến đấu thời bình, thực hiện nhiệm vụ này luôn đặt ra yêu cầu cao, khẩn cấp, đòi hỏi bộ đội phải có lòng dũng cảm và hành động phải thật nhanh, chính xác mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Còn nhớ vào khoảng 22 giờ đêm 12/9/2012, trời mưa giông, phát hiện chiếc xà lan 800 tấn đang trôi dạt, lực lượng canh gác đánh kẻng báo động toàn đơn vị, chỉ huy Lữ đoàn đã lệnh cho lực lượng cứu hộ cứu nạn sử dụng 2 tàu (1 PCF và 1 LCM8) nhanh chóng cơ động tiếp cận chiếc xà lan. Ban đêm, trời mưa to, tầm nhìn hạn chế, cùng với gió lớn, nước chảy xiết, chiếc xà lan trôi nhanh, việc tiếp cận, làm dây lai kéo rất khó khăn. Nhưng với kỹ thuật và động tác nhanh, chính xác, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã nhanh chóng đưa được chiếc sà lan ra khỏi khu vực nguy hiểm, khi nó chỉ còn các cầu cảng khoảng 10 mét. Nếu không kịp thời, hoặc không xử lý nhanh, chính xác, chiếc xà lan sẽ đâm thẳng vào cầu cảng và các tàu của đơn vị, tiếp đó sẽ đâm và vào các bè cá và những chiếc ghe của dân, gây thiệt hại về tài sản rất lớn, có thể còn nguy hiểm đến tính mạng của nhân dân. Qua đó đã minh chứng về kết quả huấn luyện, về tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao của đơn vị. Với những biện pháp và cách làm cụ thể, chất lượng huấn luyện của đơn vị trong những năm qua được nâng lên rõ rệt.
Chiến sĩ Lê Nhựt Linh, xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho biết “Học xong lớp 12 em tình nguyện nhập ngũ, thật may mắn cho em được về học tập huấn luyện ở Lữ đoàn anh hùng, em rất ấn tượng và cảm phục những tấm gương anh hùng của các thế hệ đi trước, em sẽ cố gắng huấn luyện giỏi để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với truyền thống đơn vị Anh hùng”.
Không chỉ huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm và giữ tốt, dùng bền trang bị kỹ thuật, đơn vị còn làm tốt công tác phòng chống lụt bão, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai 5 năm qua, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của đơn vị đã kịp thời cứu vớt 15 lượt phương tiện (trong đó có 03 sà lan từ 300 đến 800 tấn), 36 người dân gặp nạn trên sông; tham gia cùng các lực lượng địa phương dập tắt 03 đám cháy (trong đó có 02 đám cháy lớn), giúp dân chữa cháy 18 căn nhà, cứu nạn kịp thời 12 người dân… Đã có 18 lượt cán bộ, chiến sĩ và 12 tập thể được Bộ Quốc phòng; Bộ Tư lệnh Quân khu; Ủy Ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bảo Trung ương; UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh tặng Bằng khen. Những kết quả đạt được nêu trên đơn vị luôn được chính quyền và nhân dân địa phương quý mến, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”./.
Bài và ảnh: THÀNH TÂM