Học ở Bác Hồ về tự phê bình và phê bình
- Được đăng: Thứ hai, 10 Tháng 8 2015 21:58
- Lượt xem: 3353
(TGAG)- Đến dự và nói chuyện với Hội nghị nghiên cứu Lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng vào ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng ta có một vũ khí sắc bén để làm cho đảng viên tiến bộ, làm cho Đảng ngày càng mạnh là tự phê bình và phê bình…” (1) Không ít người e ngại, khi thực hiện tự phê bình và phê bình sẽ làm mất uy tín cán bộ đảng viên, vì tự cho rằng đã là đảng viên, là người đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân thì không thể có khuyết điểm. Nhưng trong hội nghị trên Bác cũng đã khẳng định: “Có hoạt động thì khó tránh khỏi khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình, hoan nghênh người khác phê bình mình và kiên quyết sửa chữa” (2).
Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cán bộ đảng viên nhận thức và biết vận dụng đúng đắn nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Người khẳng định đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, để Đảng ta luôn trong sạch vững mạnh, mãi mãi đủ sức gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước. Thấm thía hơn, Bác nhắc nhở cán bộ đảng viên khi thực hiện tự phê bình và phê bình thì không có ngoại lệ, kể cả đối với Bác: “Phê bình phải dân chủ, nghĩa là Bác phê bình các cô, các chú, trái lại các cô các chú có thể phê bình Bác, mà phải phê bình Bác, có cái hay phải học, cái khuyết điểm thì phê bình”(3).
Có lẽ, nhiều người đã biết trong bài Tự phê bình viết ngày 28/1/1946 , Bác cũng đã nêu gương tự phê bình: “Nhưng không, tôi phải nói thật, những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi”(4). Đáng kính biết bao khi vị lãnh tụ tối cao tự phê bình. Điều này nhắc nhở chúng ta, trong cuộc đời hoạt động của mình ta đã học và làm theo gương của Bác Hồ chưa? Trong thực tế hiện nay, có bao nhiêu vụ việc sai sót bị ta đẩy trách nhiệm sang người khác, cho tập thể; còn bao thành tích thì… đều của mình (!)
Không chỉ dạy cán bộ đảng viên phải thực hiện tự phê bình và phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh công việc này đối với tổ chức Đảng. “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”(5). Nhắc lại lời dạy của Bác, để chúng ta đề phòng tư tưởng chủ quan cho rằng Đảng ta là tuyệt đối, không tiếp thu ý kiến đóng góp của cơ sở và quần chúng nhân dân, dễ mắc căn bệnh quan liêu, đưa đến những chủ trương không phù hợp, thậm chí sai lầm, vô tình làm hạn chế bước phát triển của Đảng, dễ mắc khuyết điểm xa rời quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc tới vấn đề tự phê bình và phê bình trong rất nhiều bài nói chuyện, nhiều bài viết trên báo và cả trong những bài tổng kết đánh giá quá trình lãnh đạo của Đảng, và Người cho rằng: “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi” (6). Và, Người phân tích rõ tác hại của những khuyết điểm và cách để hạn chế: “…Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng…”(7).
Thực tế, trong công tác, nhiều cán bộ đảng viên rất ngại đóng góp ý kiến phê bình đồng nghiệp, đồng chí, nhất là với các vị lãnh đạo, vì lẽ thường tình ở đời phần lớn người ta thích nghe những lời ngon ngọt và rất “dị ứng” với những gì đụng chạm đến khuyết điểm của mình. Bác đã nói: “Nói về từng người, nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào thấy đồng chí mình ốm, mà không chữa cho họ. Nể nang mình, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình…” (8). Người còn cho rằng, thực hiện tự phê bình và phê bình không chỉ vì sự tiến bộ của cá nhân mình mà còn: “Vì Đảng, vì dân tộc, vì giai cấp, vì chủ nghĩa cộng sản mà phải phê bình, tự phê bình.”(9). Bởi lẽ, cũng không ít cơ sở Đảng khi thực hiện việc tự phê bình và phê bình một cách hình thức qua loa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dạy chúng ta rất cụ thể và dễ hiểu về: “Cách phê bình: Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc”(10). Rõ ràng, phê bình để giúp nhau tiến bộ thì càng thương nhau hơn, đoàn kết với nhau hơn, có đâu chia rẻ và thù hằn nhau.
Và, nhất là với các đồng chí có cương vị lãnh đạo, trong bài Tự phê bình và phê bình viết dưới bút danh CB, Bác Hồ nhắc nhở: “Toàn thể đảng viên- trước hết là cán bộ phụ trách- phải làm gương mẫu tự phê bình và phê bình”(11). Và rõ ràng, bất cứ ở đơn vị nào mà người thủ trưởng gương mẫu thực hiện tự phê bình và phê bình thì cán bộ đảng viên nơi đó sẽ được khích lệ, sẽ tránh được tình trạng cả nể hay bao che cho nhau. Cũng trong bài viết này, một lần nữa Bác Hồ nhắc nhở: “Cho nên đảng viên và cán bộ cần phải nâng cao giác ngộ tư tưởng ngăn ngừa tự đại, tự cao, mạnh dạn công khai tự phê bình, vui vẻ tiếp thu lời phê bình của người khác (12). Thực tế, nhiều cơ sở Đảng vì nể nang, bao che khuyết điểm cho nhau, tưởng rằng như vậy là đoàn kết, nhưng đoàn kết kiểu đó, thủ tiêu đấu tranh đã đưa đến những tác hại nghiêm trọng, khuyết điểm nhỏ đúng ra được đóng góp sửa chữa sẽ hết thì lại phát triển thành bệnh nặng hơn, nhiều cán bộ đảng viên đã bị khai trừ, lãnh án tù và cơ sở Đảng bị kỷ luật cũng vì vậy.
Về trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể đối với những đóng góp phê bình của quần chúng, Bác khẳng định: “Trách nhiệm của cán bộ chính quyền và đoàn thể là phải xem trọng những phê bình và những đề nghị của quần chúng” (13). Nếu thực hiện đúng như lời Bác thì chắc chắn nhân dân sẽ tích cực góp ý xây dựng Đảng. Nhân dân tham gia giám sát mọi hoạt động của cán bộ đảng viên, nhận ra thiếu sót góp ý phê bình để cán bộ đảng viên sửa chữa khắc phục khuyết điểm và ngày càng thành người tốt hơn.
Bác Hồ còn chỉ ra những tồn tại mà cho đến nay vẫn không ít người còn mắc phải: “Nhưng vẫn có một số ít đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc mà trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao, tự đại”(14). Và, Người cũng bày tỏ sự cương quyết : “Có một số ít người thì phê bình, giáo dục mấy cũng cứ ỳ ra, không chịu sửa đổi. Đối với hạng người này, chúng ta cần phải nghiêm khắc, phải mời họ ra khỏi Đảng, để tránh “con sâu làm rầu nồi canh”(15). Thật vậy, xã hội lúc nào cũng tồn tại những con người như vậy, tuỳ lúc, tùy nơi mà có ít hay nhiều, nhưng nếu chúng ta không sớm dùng kỷ luật Đảng để xử lý sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đến lòng tin của nhân dân.
Và ngay cả trong di chúc của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không quên căn dặn chúng ta: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau…(16). Dòng chữ có gạch dưới trong trích dẫn này là dòng chữ Bác viết bổ sung vào di chúc trước khi ra đi, phải chăng để cho chúng ta nhớ rằng, hãy phê bình bằng cái tâm của người cộng sản…
Mai Bửu Minh
Ghi chú trích dẫn:
(1, 2)- Bài nói tại Hội nghị Nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương (28/11/1959) Hồ Chí Minh .Toàn tập, t 9, tr 552-557.
(3, 9)- Nói chuyện với cán bộ đảng viên và thanh niên lao động Hải Phòng (30/5/1957) -Hồ Chí Minh .Toàn tập, t 8, tr 380-389.
(4)- Tự phê bình- (28/1/1946)-Hồ Chí Minh .Toàn tập, t 4, tr 165-166.
(5)- Sửa đổi lối làm việc -XYZ.(10/1947). Hồ Chí Minh Toàn tập . t 5, tr 229-306.
(6)- Tự phê bình- (28/1/1946 ) -Hồ Chí Minh .Toàn tập, t 4, tr 165-166.
(7, 8)- Sửa đổi lối làm việc -XYZ. (10/1947). Hồ Chí Minh Toàn tập . t 5, tr 229-306.
(10)- Sửa đổi lối làm việc -XYZ. (10/1947). Hồ Chí Minh Toàn tập . t 5, tr 229-306.
(11, 12)- Tự phê bình và phê bình-Bút danh CB. (14/6/1955). Hồ Chí Minh. Toàn tập. T7, tr 575-576.
(13)- Phải xem trọng ý kiến của quần chúng (21/8/1956) Bút danh CB. Hồ Chí Minh Toàn tập. T.8, tr 238-239.
(14)- Tự phê bình và phê bình -CB. (14/6/1955)- Hồ Chí Minh Toàn tập, t7, tr 575-576.
(15)- Đạo đức cách mạng-Trần Lực-(12/1958)- Hồ Chí Minh.Toàn tập, t 9, tr 282-293.
(16)- Di chúc-bản đánh máy, sau khi đọc lại Bác còn viết tay ghi thêm những chữ có gạch dưới -nhân dịp mừng 75 tuổi-15/5/1965) Hồ Chí Minh.Toàn tập.t 12, tr 497-506.
Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cán bộ đảng viên nhận thức và biết vận dụng đúng đắn nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Người khẳng định đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, để Đảng ta luôn trong sạch vững mạnh, mãi mãi đủ sức gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước. Thấm thía hơn, Bác nhắc nhở cán bộ đảng viên khi thực hiện tự phê bình và phê bình thì không có ngoại lệ, kể cả đối với Bác: “Phê bình phải dân chủ, nghĩa là Bác phê bình các cô, các chú, trái lại các cô các chú có thể phê bình Bác, mà phải phê bình Bác, có cái hay phải học, cái khuyết điểm thì phê bình”(3).
Có lẽ, nhiều người đã biết trong bài Tự phê bình viết ngày 28/1/1946 , Bác cũng đã nêu gương tự phê bình: “Nhưng không, tôi phải nói thật, những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi”(4). Đáng kính biết bao khi vị lãnh tụ tối cao tự phê bình. Điều này nhắc nhở chúng ta, trong cuộc đời hoạt động của mình ta đã học và làm theo gương của Bác Hồ chưa? Trong thực tế hiện nay, có bao nhiêu vụ việc sai sót bị ta đẩy trách nhiệm sang người khác, cho tập thể; còn bao thành tích thì… đều của mình (!)
Không chỉ dạy cán bộ đảng viên phải thực hiện tự phê bình và phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh công việc này đối với tổ chức Đảng. “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”(5). Nhắc lại lời dạy của Bác, để chúng ta đề phòng tư tưởng chủ quan cho rằng Đảng ta là tuyệt đối, không tiếp thu ý kiến đóng góp của cơ sở và quần chúng nhân dân, dễ mắc căn bệnh quan liêu, đưa đến những chủ trương không phù hợp, thậm chí sai lầm, vô tình làm hạn chế bước phát triển của Đảng, dễ mắc khuyết điểm xa rời quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc tới vấn đề tự phê bình và phê bình trong rất nhiều bài nói chuyện, nhiều bài viết trên báo và cả trong những bài tổng kết đánh giá quá trình lãnh đạo của Đảng, và Người cho rằng: “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi” (6). Và, Người phân tích rõ tác hại của những khuyết điểm và cách để hạn chế: “…Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng…”(7).
Thực tế, trong công tác, nhiều cán bộ đảng viên rất ngại đóng góp ý kiến phê bình đồng nghiệp, đồng chí, nhất là với các vị lãnh đạo, vì lẽ thường tình ở đời phần lớn người ta thích nghe những lời ngon ngọt và rất “dị ứng” với những gì đụng chạm đến khuyết điểm của mình. Bác đã nói: “Nói về từng người, nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào thấy đồng chí mình ốm, mà không chữa cho họ. Nể nang mình, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình…” (8). Người còn cho rằng, thực hiện tự phê bình và phê bình không chỉ vì sự tiến bộ của cá nhân mình mà còn: “Vì Đảng, vì dân tộc, vì giai cấp, vì chủ nghĩa cộng sản mà phải phê bình, tự phê bình.”(9). Bởi lẽ, cũng không ít cơ sở Đảng khi thực hiện việc tự phê bình và phê bình một cách hình thức qua loa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dạy chúng ta rất cụ thể và dễ hiểu về: “Cách phê bình: Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc”(10). Rõ ràng, phê bình để giúp nhau tiến bộ thì càng thương nhau hơn, đoàn kết với nhau hơn, có đâu chia rẻ và thù hằn nhau.
Và, nhất là với các đồng chí có cương vị lãnh đạo, trong bài Tự phê bình và phê bình viết dưới bút danh CB, Bác Hồ nhắc nhở: “Toàn thể đảng viên- trước hết là cán bộ phụ trách- phải làm gương mẫu tự phê bình và phê bình”(11). Và rõ ràng, bất cứ ở đơn vị nào mà người thủ trưởng gương mẫu thực hiện tự phê bình và phê bình thì cán bộ đảng viên nơi đó sẽ được khích lệ, sẽ tránh được tình trạng cả nể hay bao che cho nhau. Cũng trong bài viết này, một lần nữa Bác Hồ nhắc nhở: “Cho nên đảng viên và cán bộ cần phải nâng cao giác ngộ tư tưởng ngăn ngừa tự đại, tự cao, mạnh dạn công khai tự phê bình, vui vẻ tiếp thu lời phê bình của người khác (12). Thực tế, nhiều cơ sở Đảng vì nể nang, bao che khuyết điểm cho nhau, tưởng rằng như vậy là đoàn kết, nhưng đoàn kết kiểu đó, thủ tiêu đấu tranh đã đưa đến những tác hại nghiêm trọng, khuyết điểm nhỏ đúng ra được đóng góp sửa chữa sẽ hết thì lại phát triển thành bệnh nặng hơn, nhiều cán bộ đảng viên đã bị khai trừ, lãnh án tù và cơ sở Đảng bị kỷ luật cũng vì vậy.
Về trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể đối với những đóng góp phê bình của quần chúng, Bác khẳng định: “Trách nhiệm của cán bộ chính quyền và đoàn thể là phải xem trọng những phê bình và những đề nghị của quần chúng” (13). Nếu thực hiện đúng như lời Bác thì chắc chắn nhân dân sẽ tích cực góp ý xây dựng Đảng. Nhân dân tham gia giám sát mọi hoạt động của cán bộ đảng viên, nhận ra thiếu sót góp ý phê bình để cán bộ đảng viên sửa chữa khắc phục khuyết điểm và ngày càng thành người tốt hơn.
Bác Hồ còn chỉ ra những tồn tại mà cho đến nay vẫn không ít người còn mắc phải: “Nhưng vẫn có một số ít đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc mà trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao, tự đại”(14). Và, Người cũng bày tỏ sự cương quyết : “Có một số ít người thì phê bình, giáo dục mấy cũng cứ ỳ ra, không chịu sửa đổi. Đối với hạng người này, chúng ta cần phải nghiêm khắc, phải mời họ ra khỏi Đảng, để tránh “con sâu làm rầu nồi canh”(15). Thật vậy, xã hội lúc nào cũng tồn tại những con người như vậy, tuỳ lúc, tùy nơi mà có ít hay nhiều, nhưng nếu chúng ta không sớm dùng kỷ luật Đảng để xử lý sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đến lòng tin của nhân dân.
Và ngay cả trong di chúc của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không quên căn dặn chúng ta: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau…(16). Dòng chữ có gạch dưới trong trích dẫn này là dòng chữ Bác viết bổ sung vào di chúc trước khi ra đi, phải chăng để cho chúng ta nhớ rằng, hãy phê bình bằng cái tâm của người cộng sản…
Mai Bửu Minh
Ghi chú trích dẫn:
(1, 2)- Bài nói tại Hội nghị Nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương (28/11/1959) Hồ Chí Minh .Toàn tập, t 9, tr 552-557.
(3, 9)- Nói chuyện với cán bộ đảng viên và thanh niên lao động Hải Phòng (30/5/1957) -Hồ Chí Minh .Toàn tập, t 8, tr 380-389.
(4)- Tự phê bình- (28/1/1946)-Hồ Chí Minh .Toàn tập, t 4, tr 165-166.
(5)- Sửa đổi lối làm việc -XYZ.(10/1947). Hồ Chí Minh Toàn tập . t 5, tr 229-306.
(6)- Tự phê bình- (28/1/1946 ) -Hồ Chí Minh .Toàn tập, t 4, tr 165-166.
(7, 8)- Sửa đổi lối làm việc -XYZ. (10/1947). Hồ Chí Minh Toàn tập . t 5, tr 229-306.
(10)- Sửa đổi lối làm việc -XYZ. (10/1947). Hồ Chí Minh Toàn tập . t 5, tr 229-306.
(11, 12)- Tự phê bình và phê bình-Bút danh CB. (14/6/1955). Hồ Chí Minh. Toàn tập. T7, tr 575-576.
(13)- Phải xem trọng ý kiến của quần chúng (21/8/1956) Bút danh CB. Hồ Chí Minh Toàn tập. T.8, tr 238-239.
(14)- Tự phê bình và phê bình -CB. (14/6/1955)- Hồ Chí Minh Toàn tập, t7, tr 575-576.
(15)- Đạo đức cách mạng-Trần Lực-(12/1958)- Hồ Chí Minh.Toàn tập, t 9, tr 282-293.
(16)- Di chúc-bản đánh máy, sau khi đọc lại Bác còn viết tay ghi thêm những chữ có gạch dưới -nhân dịp mừng 75 tuổi-15/5/1965) Hồ Chí Minh.Toàn tập.t 12, tr 497-506.