(TUAG)- Ông Trần Văn Thành (? - 1873) quê ở làng Bình Thành Đông, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Năm 1840, ông vào quân đội thời vua Minh Mạng, nhờ có võ nghệ nên được cử làm suất đội
(TUAG)- Trong căn nhà tươm tất mới được Tỉnh ủy An Giang xây tặng trong khuôn viên chùa Thất Bảo (thị trấn An Châu, huyện Châu Thành), chúng tôi được nghe, được gặp nhân vật nguyên mẫu trong bộ phim rất nổi tiếng ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đó là bà Phạm Thị Bạch Liên, nữ biệt động Sài Gòn - Gia Định được hóa thành nhân vật ni cô Huyền Trang trong bộ phim “Biệt động Sài Gòn” do nữ diễn viên Thanh Loan thủ vai.
(TUAG)- “…Đồng chí Ung Văn Khiêm là một người cộng sản kiên trung và tiêu biểu, khiêm tốn, giàu lòng nhân ái và tình đoàn kết với đồng chí, đồng bào; là một trong những người gieo mầm cách mạng vô sản trên mảnh đất này từ những năm 20 của thế kỷ XX, là lứa đàn anh “khai sơn phá thạch” cho con đường đầy gai góc của dân tộc chúng ta…”. (Trích Điếu văn do đồng chí Võ Văn Kiệt, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng đọc tại Lễ truy điệu đồng chí Ung Văn Khiêm ngày 22/3/1991)
(TG)- Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh- vùng đất khoa bảng, giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, đồng chí Ngô Gia Tự sớm giác ngộ cách mạng và trở thành người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
(TGAG)- Nguyễn Chánh Sắt tự là Bá Nghiêm, hiệu Tân Châu, bút hiệu Du Nhiên Tử, Vĩnh An Hà, có khi ông ghi Nguyễn Chánh Sắt, hay Tân Châu Nguyễn Chánh Sắt.
(TGAG)- Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang là một cù lao nằm gọn trên dòng sông Tiền, bao gồm ba xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân. Các thư tịch cổ gọi nơi đây là Doanh Châu bởi dáng dấp giống như Doanh Châu, một trong ba đảo thần tiên ở hạ giới (Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu). Nhà văn Nguyên Hùng gọi cù lao Giêng là “đệ nhất cù lao” bởi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, đất đai màu mỡ, khí hậu trong lành, sản vật dồi dào, phong phú.
(TGAG)- Lưu Văn Lang sinh ngày 05/6/1880 tại làng Tân Phú Đông, hạt Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), trong một gia đình nghèo. Cha tên Lưu Văn Cứng, làm nghề thủ công phục vụ nông nghiệp nhưng quyết tâm cho con đi học. Thuở nhỏ, Lưu Văn Lang học chữ nho. Đến năm 10 tuổi mới bắt đầu học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ở tại Sa
(TGAG)- Cuộc đời Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Thuộc lớp người “khai sơn phá thạch”, ông để lại những bài học sâu sắc, góp phần đặt nền móng lý luận và thực tiễn vững chắc cho xây dựng lực lượng và tổ chức các hoạt động cách mạng. Ông để lại cho đời sau tượng đài sừng sững của một nhà cách mạng, nhà tổ chức, nhà lãnh đạo, nhà báo mẫu mực, tài năng và kiệt xuất.
(TGAG)- Bác Sáu Dân - Võ Văn Kiệt lúc nhỏ tên là Phan Văn Hòa (chín Hòa), sinh ngày 23/11/1922, là con thứ 9 của một gia đình nông dân nghèo. Cha là Phan Văn Dựa, một nông dân lam lũ, chất phác, khẳng khái và yêu nước. Mẹ là Võ Thị Quế, một nữ nông dân hiền lương, chịu đựng và thương người. Ông Dựa và bà Quế lần lượt sinh ra 8 người con, 6 trai và 2 gái, Chín Hòa là con út.
(TGAG)- Trước hết, trong bài viết này tôi xin phép được gọi anh hùng Huỳnh Thị Hưởng bằng cái tên Sáu Hồng thân thương như lúc còn sát cánh chiến đấu cùng nhau trong những ngày chiến tranh ác liệt để thể hiện một cách trọn vẹn tình cảm đồng đội, thể hiện trọn vẹn tình cảm trân trọng, tự hào về tấm gương chiến đấu và hy sinh của đồng chí Sáu Hồng.
(TGAG)- Kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 – 9/7/2017).Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 ở xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong gia đình nho giáo. Thân phụ đồng chí là một thầy nho nghèo nhưng vẫn cố gắng cho con ăn học. Sau khi học xong bậc tiểu học, đồng chí thi đậu vào trường Bưởi (Hà Nội).
(TGAG)- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng. Đến năm 1884, triều Nguyễn ký Hiệp ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), thực dân Pháp chính thức đô hộ nước ta. Chúng độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, nô dịch về văn hóa, nhằm khai thác “thuộc địa” làm giàu cho “chính quốc”. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa với quy mô lớn hơn, để bóc lột sức người, sức của bù đắp thiệt hại của chúng trong chiến tranh.
(TGAG)- Trong một lần tìm hiểu viết bài về xã Nhơn Hưng anh hùng, cái nôi cách mạng của huyện biên giới Tịnh Biên, An Giang, tôi đã được các cán bộ hưu trí ở đây kể về tấm gương kiên cường của người con gái Nhơn Hưng Đỗ Thị Cam trước những đòn tra tấn dã man của kẻ thù nhưng vẫn giữ vững khí tiết. Và cũng chính bà là người cầm cờ cùng hai chiến sĩ nữa tiến vào tiếp quản Nhơn Hưng ngày 30-4-1975. Từ đó, trong lòng tôi có sự kính trọng kỳ lạ và luôn thôi thúc trở lại Nhơn Hưng để nghe bà Cam kể về cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
(TGAG)- Kỷ niệm 107 năm ngày sinh Cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ung Văn Khiêm (13/2/1910 - 13/2/2017). Trong khi nhiều tổ chức cứu quốc đang hoạt động chưa thành hình trong và ngoài nước, thì sự ra đời của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (còn gọi Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên) ở Quảng Châu vào tháng 6/1925 do Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã tạo ra một làn sóng trong việc định hướng tư tưởng và cách thức hoạt động cho các tri thức, nhân sĩ Việt Nam trong, ngoài nước thời bấy giờ.
(TGAG)- Nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Xuyến (bí danh Kim Lệ, thường gọi Tư Lệ) sinh năm 1947 trong một gia đình bần cố nông tại xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).