Đảm bảo và phát huy quyền con người ở Việt Nam
- Được đăng: Chủ nhật, 06 Tháng 8 2017 22:30
- Lượt xem: 2276
(TGAG)- Có thể khẳng định chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam là đảm bảo và phát huy quyền con người (QCN). Bên cạnh đó, an ninh và bình đẳng là nền tảng, điều kiện tiên quyết để đảm bảo đầy đủ các QCN, quyền công dân, đem lại dân chủ, công bằng và quyền phát triển cho tất cả mọi người. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc bảo đảm QCN trong tất cả các lĩnh vực và được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Vậy mà, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “nhân quyền” vu khống Việt Nam vi phạm QCN, bắt giữ trái phép và đề nghị thả vô điều kiện những kẻ được chúng gọi là “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động nhân quyền”, đòi “dân chủ không biên giới”… Mục tiêu của chúng là tập trung hướng vào nội bộ nước ta, tìm mọi hình thức, tinh vi hoặc trắng trợn, công khai hoặc bí mật làm cho nội bộ không ổn định, luôn luôn gieo rắc nghi kỵ, giảm sút lòng tin hòng gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
Thực tế đã chứng minh, trong tất cả mọi chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều lồng ghép yêu cầu về đảm bảo QCN. Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật. Quyền dân sự và chính trị là vấn đề Việt Nam ưu tiên hàng đầu. Năm 2016, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua 10 dự án luật về QCN. Dự kiến trong năm 2017 sẽ thông qua 24 dự án luật. Các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi đều được xem xét trên tinh thần tương thích với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Mặc dù Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi tạm thời chưa có hiệu lực nhưng các điều khoản có lợi cho bị can, bị cáo đã được tòa án áp dụng. Nhà nước đảm bảo quyền tự do lập hội, biểu tình, hội họp. Điều này đã được quy định tại Hiến pháp năm 2013. Hiện tại, dự án luật về Hội đã được đăng tải công khai để trưng cầu ý kiến nhân dân. Dự án Luật Biểu tình đang trong giai đoạn nghiên cứu điều chỉnh để đảm bảo tốt nhất các quyền của người dân.
Ở Việt Nam không có “tù nhân lương tâm”, mà đây là những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, vi phạm pháp luật, lợi dụng bảo vệ môi trường để phá hoại an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Trong quá trình giam giữ các đối tượng này, các cơ quan chức năng Việt Nam đảm bảo đầy đủ các quyền của phạm nhân theo quy định của pháp luật. Việc đề nghị Việt Nam thả vô điều kiện những người vi phạm pháp luật bị xử lý là vô lý và can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Việc đảm bảo QCN ở Việt Nam luôn gắn với quyền dân tộc tự quyết, dân tộc độc lập, không xâm phạm đến lợi ích của người khác. Các tổ chức, cá nhân cố tình bóp méo tình hình QCN ở Việt Nam chỉ là những tiếng nói lạc lõng, xa lạ với cộng đồng quốc tế. Nó đã, đang và tiếp tục bị cộng đồng quốc tế vạch trần, lên án./.
Vậy mà, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “nhân quyền” vu khống Việt Nam vi phạm QCN, bắt giữ trái phép và đề nghị thả vô điều kiện những kẻ được chúng gọi là “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động nhân quyền”, đòi “dân chủ không biên giới”… Mục tiêu của chúng là tập trung hướng vào nội bộ nước ta, tìm mọi hình thức, tinh vi hoặc trắng trợn, công khai hoặc bí mật làm cho nội bộ không ổn định, luôn luôn gieo rắc nghi kỵ, giảm sút lòng tin hòng gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
Thực tế đã chứng minh, trong tất cả mọi chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều lồng ghép yêu cầu về đảm bảo QCN. Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật. Quyền dân sự và chính trị là vấn đề Việt Nam ưu tiên hàng đầu. Năm 2016, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua 10 dự án luật về QCN. Dự kiến trong năm 2017 sẽ thông qua 24 dự án luật. Các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi đều được xem xét trên tinh thần tương thích với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Mặc dù Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi tạm thời chưa có hiệu lực nhưng các điều khoản có lợi cho bị can, bị cáo đã được tòa án áp dụng. Nhà nước đảm bảo quyền tự do lập hội, biểu tình, hội họp. Điều này đã được quy định tại Hiến pháp năm 2013. Hiện tại, dự án luật về Hội đã được đăng tải công khai để trưng cầu ý kiến nhân dân. Dự án Luật Biểu tình đang trong giai đoạn nghiên cứu điều chỉnh để đảm bảo tốt nhất các quyền của người dân.
Ở Việt Nam không có “tù nhân lương tâm”, mà đây là những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, vi phạm pháp luật, lợi dụng bảo vệ môi trường để phá hoại an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Trong quá trình giam giữ các đối tượng này, các cơ quan chức năng Việt Nam đảm bảo đầy đủ các quyền của phạm nhân theo quy định của pháp luật. Việc đề nghị Việt Nam thả vô điều kiện những người vi phạm pháp luật bị xử lý là vô lý và can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Việc đảm bảo QCN ở Việt Nam luôn gắn với quyền dân tộc tự quyết, dân tộc độc lập, không xâm phạm đến lợi ích của người khác. Các tổ chức, cá nhân cố tình bóp méo tình hình QCN ở Việt Nam chỉ là những tiếng nói lạc lõng, xa lạ với cộng đồng quốc tế. Nó đã, đang và tiếp tục bị cộng đồng quốc tế vạch trần, lên án./.
Sự thật