Truy cập hiện tại

Đang có 891 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế ở huyện miền núi Tịnh Biên

(TGAG)- Tịnh Biên là huyện biên giới, miền núi, dân tộc (dân tộc Khmer chiếm 29% dân số), có địa hình bán sơn địa, có cửa khẩu Quốc tế; tiềm năng phát triển kinh tế của huyện là du lịch và kinh tế biên mậu, nền tảng vẫn là sản xuất nông nghiệp bền vững.

Trong những năm qua, mặc dù chịu tác động bởi nhiều yếu tố đã làm ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển kinh tế, nhất là thiên tai..., nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, hỗ trợ của các ngành chức năng của tỉnh, với sự phấn đấu của cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện nhà, từ đó đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế.

Lĩnh vực nông nghiệp

- Về sản xuất lúa, luôn đạt kế hoạch và sản lượng, giá trị sản xuất đạt 70,41 triệu đồng/ha/năm, trong đó đẩy mạnh triển khai dự án VnSAT, phát triển mô hình cách đồng lớn đối với 5 xã có diện tích đất trồng lúa nhiều như Tân Lập, Núi Voi, Tân Lợi, Vĩnh Trung và An Hảo; giá trị sản xuất hoa màu bình quân đạt 65 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt là phát triển các mô hình ứng công nghệ cao như trang trại Hữu Cơ Bảy Núi dưa lưới trong nhà lưới đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 20.000 m2, hiện đang mở rộng quy mô và phát triển tốt; Tập đoàn Sao Mai triển khai vùng sản xuất  mì nguyên liệu tại xã An Cư diện tích 500 ha; Công ty Phước Nông triển khai sản xuất và tiêu thụ đậu đỏ trên vùng đất cát xã Vĩnh Trung; kiện toàn 06 HTX đi vào hoạt động có hiệu quả.

- Về chăn nuôi, Công ty An Khang đã thả nuôi 2.400 con heo và 30.000 con gà ứng dụng công nghệ đã mang lại kết quả cao; Công ty Việt Thắng đang lập thủ tục về đất đai để triển khai dự án.

- Sự quan tâm của cấp ủy các cấp và phấn đấu của cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Thới Sơn đạt chuẩn xã nông thôn mới, nâng toàn huyện 02 xã đạt còn lại 04 xã đạt từ 10 đến 14 bộ tiêu chí (Tân Lợi, Nhơn Hưng, An Phú, Tân Lập); 05 xã đạt từ 05 đến 09 bộ tiêu chí (An Nông,  An Hảo, An Cư, Vĩnh Trung, Văn Giáo). Theo lộ trình đến năm 2020 Tịnh Biên sẽ có 05/11 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp - đầu tư - xây dựng - giao thông

Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 212,2 tỷ đồng, tăng 91% so cùng kỳ (xấp xỉ 109,5 tỷ đồng), đồng thời khuyến khích và hỗ trợ phát triển các nghề hiện có trên địa bàn huyện như 03 cơ sở sản xuất đường thốt nốt, đũa tre núi Cấm, bột huyền, rượu Hồng Quân, dệt thổ cẩm...; mời gọi được 07 dự án với tổng số vốn 302 tỷ đồng, đã có quyết định phê duyệt 05 dự án: dưa lưới, xoài, bưởi, rau thủy canh, lúa sạch và cây dược liệu;khu nghỉ dưỡng Sang Như Ngọc; nâng cấp, cải tạo chợ An Hảo; công viên trò chơi tại khu du lịch núi Cấm, dự án khách sạn Chi Lăng; 02 dự án đang lập thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu tư: dự án khu dân cư và chợ Nhơn Hưng, nhà máy gạch không nung của công ty Tân Kỷ ở cụm công nghiệp An Nông; Tập đoàn Sao Mai thực hiện dự án điện năng lượng mặt trời và khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư.

Lĩnh vực thương mại  - dịch vụ - du lịch

Tịnh Biên là vùng đất có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, cửa khẩu Quốc tế là tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, cũng như kinh tế biên giới là thế mạnh và là mũi đột phá trong phát triển kinh tế của huyện; số lượt khách đến tham quan, mua sắm năm sau cao hơn nắm trước, năm 2017 tổng số lượt khách du lịch 3.730.404, tăng 17,2%, doanh số 329,9 tỷ đồng.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 95.443.046 USD và nhập khẩu 5.395.965 USD, tính chung kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên là 122.909.075 USD, các mặt hàng chủ yếu gồm: nông sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp. Kinh tế biên giới đã thu hút được 20 dự án với số vốn đầu tư 87.940 triệu đồng và xã hội hóa 28 công trình, với vốn 3.154 triệu đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương biên mậu.

Phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại tỉnh tổ chức thành công Hội chợ thương mại Quốc tế Tịnh Biên, An Giang năm 2017, thu hút 180.000 lượt khách, tăng 5.000 lượt khách so năm trước, doanh thu 16 tỷ đồng.

Thực hiện chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được 05 đợt do Siêu thị Tứ Sơn, Coopmart Châu Đốc tổ chức, đã thu hút 4.390 lượt khách đến tham quan, mua sắm, với doanh số bán ra là 359 triệu đồng. Đặc biệt, thu ngân sách địa phương năm 2017 là 612.245 triệu đồng, đạt 139,15% so dự toán.

Phát huy những kết quả đạt được, tập trung khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế. Tịnh Biên tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:

- Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Nghị quyết của Tỉnh ủy “sắp xếp lại sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và thị trường tiêu thụ”; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, để nhân rộng.

- Quan tâm, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên những đất đã quy hoạch và đang phát triển.

- Triển khai và thực hiện các dự án VnSAT xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo lộ trình, để phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

- Quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phát triển du lịch như Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, điểm dừng chân du lịch Nam Sông Hậu...; phát triển kinh tế biên giới.

- Đẩy mạnh phát triển các làng nghề, ngành TTCN sản xuất tạo ra những sản phẩm mới, đặc thù của địa phương để phục vụ khách du lịch.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý và xây dựng văn hóa ứng trong kinh doanh; tích cực thực hiện khai thác nguồn thu, chống thất thu, minh bạch trong chính sách thuế.

TRƯƠNG HỮU TIỀN
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tịnh Biên


Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36707903