Công tác Khoa giáo
Bảo hiểm y tế - phao cứu sinh để trị bệnh
- Được đăng: Thứ ba, 18 Tháng 9 2018 15:21
- Lượt xem: 2250
(TGAG)- Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho học sinh, sinh viên (HSSV). Ngoài được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường, nếu chẳng may ốm đau, bệnh tật, hay bị thương tích bất ngờ, chi phí điều trị lớn, có BHTY chi trả, HSSV sẽ giảm bớt được gánh nặng tài chính cho gia đình.
Thực tế tại Bệnh viện Sản-Nhi An Giang, rất nhiều trường hợp HSSV đang khám chữa bệnh tại bệnh viện. Trong số đó, có em bệnh nặng, đang phải điều trị nhiều ngày tại bệnh viện, nếu như không được BHYT hỗ trợ thì gia đình các cháu sẽ phải mất một khoản viện phí rất lớn. Còn tại các trường học, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu HSSV luôn được các trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để sơ cứu, xử lý những bệnh thông thường tại trường.
Phó Giám đốc BHXH tỉnh Diệp Thành Bu cho biết: “Năm học 2017-208, toàn tỉnh có 87 HSSV không may bị bệnh phải điều trị chi phí trên 10 triệu đồng (4 trường hợp chi phí điều trị trên 100 triệu đồng). Số tiền này được quỹ BHYT chi trả, nhờ có thẻ BHYT, đã giúp gia đình vượt qua khó khăn về tài chính nhất là đối với những em có hoàn cảnh khó khăn”.
Thấm thía gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, chị Huỳnh Ngọc Em (khóm Tây Huề 3, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) chia sẻ: “Cách đây 2 năm phát hiện con gái tôi Nguyễn Ngọc Mai bị gù lưng, xương sống lệch sang bên. Nhà cũng khó khăn nên không dám đi khám bệnh. Đến khi thấy lưng cháu ngày càng cong thì mới đi khám thì bác sĩ cho biết bé bị vẹo cột sống ngực vô căn 111 độ/rỗng tủy, phải phẫu thuật chi phí hàng trăm triệu đồng. Không chồng, một mình tôi nuôi 2 đứa con ăn học, mẹ già hơn 70 tuổi còn phải đi cào hến kiếm sống lấy tiền đâu chữa bệnh, nếu không nhờ BHYT”.
Bé Nguyễn Ngọc Mai đang là học sinh lớp 7 Trường THCS Mạc Đỉnh Chi (TP. Long Xuyên). Tháng 11-2017, bé được Bệnh viện Sản-Nhi An Giang chuyển tuyến lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh phẫu thuật cột sống, đặt halo, nắn chỉnh với ốc chân cung navasive lối sau, nằm viện hơn 1 tháng. Tổng chi phí chữa bệnh BHYT chi trả gần 110 triệu đồng. Gia đình chi trả phần ngoài danh mục BHYT hơn 80 triệu đồng nhưng phải vay mượn khắp nơi mới có.
Em Nguyễn Ngọc Mai được quỹ BHYT chi trả 110 triệu đồng
Chị Ngọc Em rớt nước mắt: "Không nhà ở, không tài sản, ở đậu nhà em trai, làm thuê mướn, chạy xe ôm kiếm sống. Nếu không có BHYT làm sao có đủ hơn 200 triệu chữa bệnh cho con. Từ khi ra viện tháng 12-2017 đến nay cứ 1-2 tháng em phải lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh tái khám (được chuyển tuyến khám BHYT) đỡ gánh nặng chi phí rất lớn cho gia đình".
Khác với Ngọc Mai, không phải do bệnh tật, em Trần Hồng Lam (học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng (xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới) vì tai nạn giao thông dẫn tới bị chấn thương sọ não. Hồng Lam bị hôn mê, gần nửa năm điều trị, phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh mới cứu được mạng sống cho em. Sau phẫu thuật thành công, do di chứng hẹp phế quản, em phải tiếp tục phẫu thuật mở khí quản, đặt stent nong hẹp thanh khí quản.
Phó Giám đốc BHXH huyện Chợ Mới Lê Ngọc Lam cho biết: "Trường hợp của bé Lam được quỹ BHYT chi trả hơn 157 triệu đồng".
Cô Nguyễn Thị Phượng, mẹ bé Lam cho biết: "Là giáo viên tiểu học, chồng đã mất vì tai nạn giao thông, ngoài phần BHYT chi trả, 2 lần nằm viện, gần 1 năm điều trị bệnh, gia đình còn phải tốn thêm hơn 200 triệu đồng, phải chạy vay mượn khắp nơi, giờ vẫn còn nợ. Cũng nhờ có BHYT chi trả một phần. Nếu không có BHYT, chi phí 300 - 400 triệu là gánh nặng rất lớn cho gia đình".
Thầy Bành Phước Trọng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng cho biết: “Năm học 2017-2018, toàn trường 605 học sinh đều tham gia BHYT (đạt 100%). Năm học 2018-2019 trường tiếp tục phấn đấu vận động đạt 100%. Để đạt mục tiêu ngoài tuyên truyền, vận động hỗ trợ BHYT cho học sinh khó khăn, trường nêu những trường hợp thực tế phải khám chữa bệnh với chi phí cao như em Hồng Lam để phụ huynh thấy được lợi ích của chiếc thẻ BHYT”.
Theo BHXH tỉnh: Ngoài 2 trường hợp trên, nhiều học sinh hưởng chi phí cao BHYT HSSV chi trả hơn 100 triệu đồng như em: Nguyễn Hoàng Ngọc Nhân (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) 135 triệu đồng, Trần Thanh Phong (xã Hội An, Chợ Mới) 108 triệu đồng. Khi tham gia BHYT tại trường học, HSSV được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% chi phí mua BHYT. Được hưởng nhiều ưu đãi khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến. HSSV bị ốm đau, bệnh nặng sẽ được bảo BHYT hỗ trợ từ 80 - 100% chi phí, giảm bớt gánh nặng kinh tế. Bên cạnh đó, HSSV còn được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện huyện theo quy định.
Việc thực hiện chính sách BHYT đối với HSSV tạo ra sự đóng góp với cộng đồng, chia sẻ, giảm bớt gánh nặng tài chính khi bị ốm đau, bệnh tật, giúp HSSV được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Năm học 2018 - 2019, BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp ngành Giáo dục tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh và học sinh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT, phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT./.
HẠNH CHÂU
Thực tế tại Bệnh viện Sản-Nhi An Giang, rất nhiều trường hợp HSSV đang khám chữa bệnh tại bệnh viện. Trong số đó, có em bệnh nặng, đang phải điều trị nhiều ngày tại bệnh viện, nếu như không được BHYT hỗ trợ thì gia đình các cháu sẽ phải mất một khoản viện phí rất lớn. Còn tại các trường học, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu HSSV luôn được các trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để sơ cứu, xử lý những bệnh thông thường tại trường.
Phó Giám đốc BHXH tỉnh Diệp Thành Bu cho biết: “Năm học 2017-208, toàn tỉnh có 87 HSSV không may bị bệnh phải điều trị chi phí trên 10 triệu đồng (4 trường hợp chi phí điều trị trên 100 triệu đồng). Số tiền này được quỹ BHYT chi trả, nhờ có thẻ BHYT, đã giúp gia đình vượt qua khó khăn về tài chính nhất là đối với những em có hoàn cảnh khó khăn”.
Thấm thía gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, chị Huỳnh Ngọc Em (khóm Tây Huề 3, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) chia sẻ: “Cách đây 2 năm phát hiện con gái tôi Nguyễn Ngọc Mai bị gù lưng, xương sống lệch sang bên. Nhà cũng khó khăn nên không dám đi khám bệnh. Đến khi thấy lưng cháu ngày càng cong thì mới đi khám thì bác sĩ cho biết bé bị vẹo cột sống ngực vô căn 111 độ/rỗng tủy, phải phẫu thuật chi phí hàng trăm triệu đồng. Không chồng, một mình tôi nuôi 2 đứa con ăn học, mẹ già hơn 70 tuổi còn phải đi cào hến kiếm sống lấy tiền đâu chữa bệnh, nếu không nhờ BHYT”.
Bé Nguyễn Ngọc Mai đang là học sinh lớp 7 Trường THCS Mạc Đỉnh Chi (TP. Long Xuyên). Tháng 11-2017, bé được Bệnh viện Sản-Nhi An Giang chuyển tuyến lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh phẫu thuật cột sống, đặt halo, nắn chỉnh với ốc chân cung navasive lối sau, nằm viện hơn 1 tháng. Tổng chi phí chữa bệnh BHYT chi trả gần 110 triệu đồng. Gia đình chi trả phần ngoài danh mục BHYT hơn 80 triệu đồng nhưng phải vay mượn khắp nơi mới có.
Em Nguyễn Ngọc Mai được quỹ BHYT chi trả 110 triệu đồng
Chị Ngọc Em rớt nước mắt: "Không nhà ở, không tài sản, ở đậu nhà em trai, làm thuê mướn, chạy xe ôm kiếm sống. Nếu không có BHYT làm sao có đủ hơn 200 triệu chữa bệnh cho con. Từ khi ra viện tháng 12-2017 đến nay cứ 1-2 tháng em phải lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh tái khám (được chuyển tuyến khám BHYT) đỡ gánh nặng chi phí rất lớn cho gia đình".
Khác với Ngọc Mai, không phải do bệnh tật, em Trần Hồng Lam (học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng (xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới) vì tai nạn giao thông dẫn tới bị chấn thương sọ não. Hồng Lam bị hôn mê, gần nửa năm điều trị, phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh mới cứu được mạng sống cho em. Sau phẫu thuật thành công, do di chứng hẹp phế quản, em phải tiếp tục phẫu thuật mở khí quản, đặt stent nong hẹp thanh khí quản.
Phó Giám đốc BHXH huyện Chợ Mới Lê Ngọc Lam cho biết: "Trường hợp của bé Lam được quỹ BHYT chi trả hơn 157 triệu đồng".
Cô Nguyễn Thị Phượng, mẹ bé Lam cho biết: "Là giáo viên tiểu học, chồng đã mất vì tai nạn giao thông, ngoài phần BHYT chi trả, 2 lần nằm viện, gần 1 năm điều trị bệnh, gia đình còn phải tốn thêm hơn 200 triệu đồng, phải chạy vay mượn khắp nơi, giờ vẫn còn nợ. Cũng nhờ có BHYT chi trả một phần. Nếu không có BHYT, chi phí 300 - 400 triệu là gánh nặng rất lớn cho gia đình".
Thầy Bành Phước Trọng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng cho biết: “Năm học 2017-2018, toàn trường 605 học sinh đều tham gia BHYT (đạt 100%). Năm học 2018-2019 trường tiếp tục phấn đấu vận động đạt 100%. Để đạt mục tiêu ngoài tuyên truyền, vận động hỗ trợ BHYT cho học sinh khó khăn, trường nêu những trường hợp thực tế phải khám chữa bệnh với chi phí cao như em Hồng Lam để phụ huynh thấy được lợi ích của chiếc thẻ BHYT”.
Theo BHXH tỉnh: Ngoài 2 trường hợp trên, nhiều học sinh hưởng chi phí cao BHYT HSSV chi trả hơn 100 triệu đồng như em: Nguyễn Hoàng Ngọc Nhân (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) 135 triệu đồng, Trần Thanh Phong (xã Hội An, Chợ Mới) 108 triệu đồng. Khi tham gia BHYT tại trường học, HSSV được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% chi phí mua BHYT. Được hưởng nhiều ưu đãi khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến. HSSV bị ốm đau, bệnh nặng sẽ được bảo BHYT hỗ trợ từ 80 - 100% chi phí, giảm bớt gánh nặng kinh tế. Bên cạnh đó, HSSV còn được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện huyện theo quy định.
Việc thực hiện chính sách BHYT đối với HSSV tạo ra sự đóng góp với cộng đồng, chia sẻ, giảm bớt gánh nặng tài chính khi bị ốm đau, bệnh tật, giúp HSSV được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Năm học 2018 - 2019, BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp ngành Giáo dục tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh và học sinh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT, phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT./.
HẠNH CHÂU