Sinh hoạt tư tưởng
Phật giáo Hòa Hảo vì đạo pháp vì dân tộc
- Được đăng: Thứ hai, 29 Tháng 6 2015 10:14
- Lượt xem: 3976
(TGAG)- Đạo Phật giáo Hòa Hảo với giáo pháp là học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ, thực hiện Tứ ân: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo, Ân đồng bào nhân loại. Hiện nay có gần 1,3 triệu tín đồ, tuyệt đại bộ phận là nông dân lao động, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Tây Nam bộ, đông nhất là An Giang.
Từ khi đạo Phật giáo Hòa Hảo có tư cách pháp nhân, trong những năm qua, theo đường hướng "vì Đạo pháp, vì Dân tộc", Phật giáo Hòa Hảo đã ra sức xây dựng một hệ thống giáo hội đoàn kết, hoạt động theo Hiến chương và pháp luật. Ý thức chấp hành Hiến chương và các văn bản đạo quy trong hệ thống tổ chức của giáo hội được nâng lên. Quan hệ giữa Giáo hội với hệ thống Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật được giữ vững. Là tổ chức có tư cách pháp nhân bình đẳng trong cộng đồng các tôn giáo ở Việt nam, Giáo hội từng bước xác lập mối quan hệ phối hợp với chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, tôn giáo, vì mục tiêu chung là góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Giáo hội từng bước củng cố, phát triển và kiện toàn tổ chức nhân sự thuộc hệ thống, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của tín đồ với mong muốn có tổ chức tại các địa phương để được hướng dẫn tu tập theo đúng giáo lý chân truyền và Hiến chương của giáo hội.
Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo có xu hướng nhập thế, Đạo rất coi trọng hoạt động từ thiện xã hội. Vì vậy, trong Hiến chương đã xác định đường hướng hành đạo là "vì Đạo pháp, vì Dân tộc".
Đạo sự từ thiện - xã hội là nét đặc trưng của giáo pháp học Phật tu Nhân, tại gia cư sĩ, là sự thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương con người trong đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây, các hoạt động từ thiện xã hội của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có mở rộng phạm vi và chuyển biến tích cực như là: vận động xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, tham gia quỹ người nghèo, vòng tay nhân ái, hiến máu nhân đạo, nắm gạo tình thương, nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi, kéo dây điện đem ánh sáng đến những hộ nghèo ở nông thôn, tặng quà các hộ chính sách; tặng quà và động viên thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự, ủng hộ quỹ chất độc màu da cam, bệnh nhân AIDS, quỹ học bỗng cho sinh viên, học sinh nghèo hiếu học.
Theo thống kê tổng số quy thành tiền các hoạt động từ thiện-xã hội và nhân đạo, trong thời gian 2009-2014 đạt mức gần bảy trăm ba mươi lăm tỷ đồng; trong đó kinh phí xây dựng cầu bê tông nông thôn là năm mươi tám tỷ đồng, riêng hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã có trên 192 cầu bê tông được xây dựng… Tại xã Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên) phần lớn là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, đã vận động cất nhà “Đại đoàn kết” được 72 căn, tổng giá trị trên 2,1 tỷ đồng; tham gia xây dựng và sửa chữa 32 cầu giao thông, nâng cấp 9,5km lộ nông thôn. Tương tự, Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo xã Long An (thị xã Tân Châu) vận động trên 3,8 tỷ đồng để xây dựng nhà “Tình thương” và “Đại đoàn kết”. “Hội Mái ấm tình thương” huyện Thoại sơn được thành lập từ năm 2008, đã tổ chức đổ được 975 bộ cột bê tông, trị giá trên 5,7 tỷ đồng và huy động hơn 23.400 lượt ngày công lao động.
Ý thức nhập thế, vị nhân sinh, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cố gắng lao động cần cù, ý thức tiết kiệm, nêu cao tinh thần tương thân tương ái… Bà con tín đồ luôn hăng hái tham gia các phong trào yêu nước; luôn nêu cao tinh thần đoàn kết lương giáo, đạo đời; có ý thức cảnh giác đối với kẻ xấu. Bà con ngày càng làm tốt hơn nghĩa vụ công dân và bổn phận tín đồ; luôn ghi nhớ sâu sắc lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ: “Hãy tùy tài tùy sức nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn… ta phải ráng tránh đừng làm việc sơ xuất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất nước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy”. “Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giàu mình ta mới ấm”...
Thực tiễn khẳng định Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo luôn đồng hành cùng dân tộc, kiên trì thực hiện đường hướng vì Đạo pháp, vì Dân tộc.
(Sự thật)
Từ khi đạo Phật giáo Hòa Hảo có tư cách pháp nhân, trong những năm qua, theo đường hướng "vì Đạo pháp, vì Dân tộc", Phật giáo Hòa Hảo đã ra sức xây dựng một hệ thống giáo hội đoàn kết, hoạt động theo Hiến chương và pháp luật. Ý thức chấp hành Hiến chương và các văn bản đạo quy trong hệ thống tổ chức của giáo hội được nâng lên. Quan hệ giữa Giáo hội với hệ thống Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật được giữ vững. Là tổ chức có tư cách pháp nhân bình đẳng trong cộng đồng các tôn giáo ở Việt nam, Giáo hội từng bước xác lập mối quan hệ phối hợp với chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, tôn giáo, vì mục tiêu chung là góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Giáo hội từng bước củng cố, phát triển và kiện toàn tổ chức nhân sự thuộc hệ thống, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của tín đồ với mong muốn có tổ chức tại các địa phương để được hướng dẫn tu tập theo đúng giáo lý chân truyền và Hiến chương của giáo hội.
Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo có xu hướng nhập thế, Đạo rất coi trọng hoạt động từ thiện xã hội. Vì vậy, trong Hiến chương đã xác định đường hướng hành đạo là "vì Đạo pháp, vì Dân tộc".
Đạo sự từ thiện - xã hội là nét đặc trưng của giáo pháp học Phật tu Nhân, tại gia cư sĩ, là sự thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương con người trong đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây, các hoạt động từ thiện xã hội của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có mở rộng phạm vi và chuyển biến tích cực như là: vận động xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, tham gia quỹ người nghèo, vòng tay nhân ái, hiến máu nhân đạo, nắm gạo tình thương, nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi, kéo dây điện đem ánh sáng đến những hộ nghèo ở nông thôn, tặng quà các hộ chính sách; tặng quà và động viên thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự, ủng hộ quỹ chất độc màu da cam, bệnh nhân AIDS, quỹ học bỗng cho sinh viên, học sinh nghèo hiếu học.
Theo thống kê tổng số quy thành tiền các hoạt động từ thiện-xã hội và nhân đạo, trong thời gian 2009-2014 đạt mức gần bảy trăm ba mươi lăm tỷ đồng; trong đó kinh phí xây dựng cầu bê tông nông thôn là năm mươi tám tỷ đồng, riêng hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã có trên 192 cầu bê tông được xây dựng… Tại xã Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên) phần lớn là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, đã vận động cất nhà “Đại đoàn kết” được 72 căn, tổng giá trị trên 2,1 tỷ đồng; tham gia xây dựng và sửa chữa 32 cầu giao thông, nâng cấp 9,5km lộ nông thôn. Tương tự, Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo xã Long An (thị xã Tân Châu) vận động trên 3,8 tỷ đồng để xây dựng nhà “Tình thương” và “Đại đoàn kết”. “Hội Mái ấm tình thương” huyện Thoại sơn được thành lập từ năm 2008, đã tổ chức đổ được 975 bộ cột bê tông, trị giá trên 5,7 tỷ đồng và huy động hơn 23.400 lượt ngày công lao động.
Ý thức nhập thế, vị nhân sinh, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cố gắng lao động cần cù, ý thức tiết kiệm, nêu cao tinh thần tương thân tương ái… Bà con tín đồ luôn hăng hái tham gia các phong trào yêu nước; luôn nêu cao tinh thần đoàn kết lương giáo, đạo đời; có ý thức cảnh giác đối với kẻ xấu. Bà con ngày càng làm tốt hơn nghĩa vụ công dân và bổn phận tín đồ; luôn ghi nhớ sâu sắc lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ: “Hãy tùy tài tùy sức nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn… ta phải ráng tránh đừng làm việc sơ xuất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất nước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy”. “Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giàu mình ta mới ấm”...
Thực tiễn khẳng định Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo luôn đồng hành cùng dân tộc, kiên trì thực hiện đường hướng vì Đạo pháp, vì Dân tộc.
(Sự thật)