Truy cập hiện tại

Đang có 61 khách và không thành viên đang online

Sinh hoạt tư tưởng

Đoàn kết xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh

(TGAG)- Sau khi trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Một trong những tổng kết tầm cỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động cách mạng là bài học về đoàn kết- bài học lớn nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước.

Bác Hồ có nơn 400 bài nói và viết về đoàn kết. Trong đó nổi bật là tư tưởng:  “Đoàn kết làm ra sức mạnh”, “Đoàn kết là thắng lợi”; “ Đoàn kết là then chốt của thành công”. “Đoàn kết” là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt ”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”…

Từ biệt đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người tổng kết “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Từ đó, Người đặc biệt căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Đoàn kết là vấn đề chiến lược, vì vậy trong tất cả mọi thời kỳ, nhất là thời gian gần đây, kẻ thù luôn ra sức thúc đẩy "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng lu loa, bịa đặt đủ chuyện về phe này, phái kia…
Về mặt chủ quan, như Đảng đã nghiêm khắc tự kiểm điểm: “Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt”. “Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi bị buông lỏng”…

Vì thế, hơn lúc nào hết, trong dịp Đại hội Đảng các cấp, chúng ta càng phải ra sức tăng cường đoàn kết: “đoàn kết chặt chẽ”. Bác Hồ chỉ dạy: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau, phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.

Để “đoàn kết chặt chẽ” cần phải “phát huy dân chủ rộng rãi”. Tăng cường mở rộng dân chủ trong Đảng là nền tảng cho sự đoàn kết. Trên cơ sở mở rộng dân chủ, đảng viên mới thật sự trung thực, thẳng thắn, chân thành với nhau. Từ đó, "tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" mới được phát huy. Dân chủ “ là chiếc chìa khóa vạn năng” sẽ khơi dậy, phát huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, khắc phục được tình trạng tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn… Thực hành dân chủ rộng rãi chính là thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trực tiếp góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng  là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén để xây dựng Đảng, để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. “Thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình” là phải ra sức khắc phục tình trạng nể nang, dĩ hòa vi quý, đoàn kết xuôi chiều, bị tình cảm cá nhân chi phối; đồng thời kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm những biểu hiện lợi dụng phê bình để đấu đá, công kích… làm mất uy tín của nhau, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ. Tuyệt đối không vì mâu thuẫn, hiềm khích, lợi dụng phê bình để “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, hạ bệ lẫn nhau…Bác đã chỉ dạy rất  cụ thể: “Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình.Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình”.

“Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” là yêu cầu cơ bản nhất của vấn đề đoàn kết trong Đảng. Bởi không xuất phát từ “tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” thì tự phê bình và phê bình cũng khó đạt yêu cầu. Bởi nghĩ cho cùng mọi vấn đề là ở đời và làm người, ở đời và làm người phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Bác từng nói: “Hiểu Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu Chủ nghĩa Mác - Lê-nin”.

Thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình với tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, chúng ta chắc chắn sẽ tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh./

Sự thật
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40009288