Truy cập hiện tại

Đang có 481 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Tân Châu đẩy mạnh kết nối giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế

(TUAG)- Xác định giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt là trong liên kết phát triển kinh tế vùng; thời gian qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thị xã Tân Châu đã nêu cao quyết tâm chính trị, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm nhiều công trình giao thông quan trọng, kết nối thị xã với các tỉnh trong khu vực, đưa Tân Châu phát triển nhanh và bền vững.


Đường dẫn Cầu Tân An kết nối Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương
    
Thời gian qua, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã luôn xác định, để Tân Châu phát huy tối đa các tiềm năng phát triển, nhất là tiềm năng du lịch và kinh tế biên mậu, việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng văn minh, hiện đại là điều rất cần thiết. Chính từ việc xác định đó, thị xã đã tập trung, ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn, trong đó đảm bảo kết nối được với các trung tâm đô thị lớn, các điểm đến du lịch, khu công nghiệp, vùng sản xuất nguyên liệu các mặt hàng nông thủy sản tập trung, phát triển hạ tầng logistics,… Với mục tiêu tạo thông thoáng cho hoạt động giao thương, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

Một trong những công trình giao thông tạo được sự kết nối, là việc nâng cấp, mở rộng các đường tỉnh 951, 952, 953, 954; nâng cấp, mở rộng các tuyến đường nội ô thị xã như: Nguyễn Công Nhàn, Nguyễn Tri Phương, Tôn Đức Thắng; công trình tuyến dân cư Kênh Vĩnh An giai đoạn 1, 2… Việc nâng cấp các tuyến đường nội ô để một mặt vừa mang tính kết nối giao thông, vừa chỉnh trang đô thị, đưa thị xã lên đô thị loại III (như hiện nay) và loại II sau năm 2030. Trong những công trình mang tính kết nối nêu trên, cầu Tân An được xem là một công trình trọng điểm, một điểm nhấn quan trọng trong phát triển kinh tế biên mậu, phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch của thị xã. Cầu Tân An nối đôi bờ Bắc Kênh Xáng, thuộc địa phận 2 xã Long An – Tân An. Công trình được đưa vào sử dụng đầu năm 2019, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa trong vùng; đẩy mạnh phát triển du dịch, mở rộng không gian đô thị cùng với tái bố trí dân cư. Về công tác đầu tư phát triển đô thị và mở rộng kết nối giao thông.
Giao thông liên vùng được kết nối, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại hàng hóa nông sản do nông dân trên địa bàn làm ra nhanh chóng được đưa đi tiêu thụ. Không những vậy, các mặt hàng hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp của các doanh nghiệp trong và ngoài vùng ĐBSCL muốn xuất qua cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương cũng nhanh chóng được đưa đến cửa khẩu để xuất sang Campuchia và các nước Asean; đây là một lợi thế mà thị xã đang có được. Từ việc xác định đó, thị xã sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển mạng lưới giao thông trong những năm tới,…


Cầu Tân An đưa vào sử dụng đầu năm 2019

Cầu Tân An cùng với Dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng (đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang), tạo ra một vành đai phát triển kinh tế mang tính bao trùm, trong đó có gắn kết tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, mở ra một triển vọng rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Bắc An Giang để Tân Châu xứng tầm trở thành một đô thị biên giới, một vùng kinh tế động lực của tỉnh trong tương lai.

Một minh chứng sinh động cho việc kết nối giao thông đưa Tân Châu phát triển, đó là giai đoạn 2016 – 2020, từ nguồn vốn đầu tư trung hạn (của tỉnh, thị xã) Tân Châu đã dành gần 800 tỷ đồng để thực hiện 235 công trình, dự án xây dựng trên địa bàn thị xã, trong đó có các công trình giao thông. Chính việc kết nối giao thông thông suốt, trên lĩnh vực mời gọi đầu tư, ngày càng có nhiều nhà đầu tư về đây làm ăn như Tập đoàn Cá tra Việt – Úc; Công ty TNHH MTV Nguyên Phương; Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cùng nhiều doanh nghiệp khác,… Giao thông được kết nối, việc kinh doanh của người dân trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi hơn, kinh tế biên giới theo đó cũng phát triển, từ đó mà thu nhập bình quân đầu người được nâng lên đáng kể, đạt 52 triệu đồng/năm, tăng 1,15 lần so với năm 2015.

Đi cùng với những dự án kết nối giao thông liên vùng, thị xã cũng đã triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa đầu tư xây dựng cầu nông thôn, giai đoạn 2016 – 2020”. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, thị xã đã hoàn thành xây mới 36 cây cầu giao thông nông thôn, từ đó tạo điều kiện cho nhân dân đi lại rất dễ dàng. Khi cầu, đường được mở rộng, người dân trên địa bàn được hưởng lợi rất nhiều. Cụ thể như ở Tân An, khi cầu Tân An đưa vào sử dụng, ngoài việc đi thăm ruộng, thăm thân nhân, hàng hàng hóa lưu thông rất thuận tiện. Nơi nào xe vận chuyển vào được tận ruộng, nơi đó nông sản có giá cao. Đường đi đến đâu, giá đất 2 bên đường tăng lên đến đó. Tăng gấn 2 – 3 lần so với trước. Người dân hưởng lợi từ các dự án này rất nhiều.

Trong những ngày này, người dân thị xã Tân Châu rất vui mừng khi nghe tin công trình cầu Châu Đốc sắp khởi công. Đây là công trình nằm trong Dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng (đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc), kết nối Tân Châu với tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An thuộc tuyến Quốc lộ N1. Công trình sau khi được hoàn thành, đưa vào sử dụng, nó sẽ kết nối thị xã Tân Châu với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt trong thu hút đầu tư, phát triển du lịch, khai thác tốt hơn nữa lợi thế kinh tế biên giới. Cầu Châu Đốc được xây dựng, nó sẽ chấm dứt tình trạng “lụy đò” khi qua sông. Từ đây, Tân Châu không còn là “ốc đảo”, giao thông không còn trắc trở. Thị xã sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa, về Tân Châu để cùng với Đảng bộ chính quyền đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp, kho bãi, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang CPC và các nước trong khu vực Asean, tạo ra nhiều việc làm hơn nữa cho người dân địa phương.


Đẩy mạnh thi công các công trình giao thông trọng điểm

Để tiếp tục kết nối giao thông đưa Tân Châu phát triển thời gian tới, trong quyết định Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tân Châu đến năm 2025, định hướng năm 2030 mà tỉnh đã phê duyệt, trên lĩnh vực giao thông sẽ có các dự án được ưu tiên nghiên cứu, đầu tư như Dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng thuộc Quốc lộ N1, Quốc lộ 80B, xây dựng tuyến đường bộ qua cửa khẩu Vĩnh Xương, đường nối từ đường tỉnh 952 đến bến tàu, giao thông nội bộ và bãi xe trong khu thương mại, dịch vụ Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp các tuyến đường nội ô thị xã, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hệ thống giao thông nội đồng, đường tuần tra biên giới. Ngoài cầu Châu Đốc, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng cầu Tân Châu – Hồng Ngự, Cảng Tân Châu, bến tàu Vĩnh Xương trên sông tiền… Những công trình này sẽ tiếp tục góp phần tạo ra một mạng lưới giao thông thông thoáng để thị xã tiếp tục thu hút đầu tư, đưa thị xã thự sự trở thành vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh.
  
Có thể nói, phát triển mạng lưới giao thông là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang nói chung, thị xã Tân Châu nói riêng. Thuận lợi về giao thông kết nối sẽ giúp cho địa phương có lợi thế hơn để thu hút nhiều nhà đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp, bến cảng,... Do đó, mục tiêu của thị xã trong nhiệm kỳ 2020-2025 là hoàn thành các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đạt tiêu chí đô thị loại III, tạo tiền đề cho sự phát triển đột phá trong tương lai đưa Tân Châu trở thành Thành phố,…

Văn Phô
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37037577