Công tác Khoa giáo
Cần bảo vệ trẻ em trước nguy cơ tai nạn giao thông
- Được đăng: Thứ ba, 16 Tháng 10 2018 09:31
- Lượt xem: 2297
(TGAG)- Tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng an toàn tính mạng trẻ em. Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ TNGT là vấn đề cấp bách được Ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và tỉnh triển khai thực hiện với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
Những năm gần đây, tỷ lệ TNGT liên quan đến trẻ em và nạn nhân TNGT là trẻ em đang có xu hướng gia tăng ở các khu vực thành, thị. Do là đối tượng dễ tổn thương, khi xảy ra TNGT, trẻ em có tỷ lệ tử vong rất cao hoặc mang di chứng rất nặng. Điển hình như vụ TNGT xảy ra hồi cuối tháng 10-2017, làm em Nguyễn Thị Anh Thư (sinh năm 2000), phường Bình Đức (TP. Long Xuyên) bị vỡ lá lách, dập tụy, gãy xương đùi trái, chấn thương nặng mặt trái.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT cho trẻ em, tuy nhiên theo thống kê chủ yếu vẫn do ý thức, thái độ của các bậc phụ huynh. Đặc biệt là việc mất trật tự ATGT nhất là trước các cổng trường học. Nhiều phụ huynh thản nhiên đậu xe dưới lòng đường chờ con tan trường, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, chở nhiều trẻ cùng lúc, cho trẻ ngồi trên xe gắn máy với tư thế không an toàn, ngang nhiên đi ngược chiều, vượt đèn đỏ…
Trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em
Bên cạnh đó, phần lớn học sinh còn vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông (GT): không có gương chiếu hậu, đi bộ ngang đường không đúng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ... Nguyên nhân chính do trẻ em ở lứa tuổi học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về ATGT, mức độ quan tâm đến sự an toàn của trẻ khi đi trên đường từ gia đình đến cộng đồng chưa được đặt ra một cách đúng nghĩa.
Theo Đại tá Nguyễn Bá Quận, Trưởng Phòng Cảnh sát GT đường bộ Công an tỉnh cho biết: 9 tháng đầu năm toàn tỉnh xảy ra 53 vụ TNGT, làm chết 52 người, bị thương 20 người. Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, tình hình trật tự, ATGT có nhiều chuyển biến. TNGT tiếp tục được kiềm chế, so cùng kỳ năm 2017, giảm cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và bị thương. Trong đó TNGT trẻ em chỉ xảy ra 4 vụ.
Để có được kết quả đó, Bí thư Tỉnh đoàn An Giang Lâm Thành Sĩ cho biết: "Năm 2018 được Ban ATGT Quốc gia chọn là năm ATGT cho trẻ em. Đây là vấn đề hết sức cần thiết và ý nghĩa. Để góp phần hạn chế thấp nhất ảnh hưởng TNGT cho trẻ em, ngay từ đầu năm Tỉnh đoàn phối hợp Ban ATGT tỉnh, Head Honda Nam Thành xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động bảo đảm giữ gìn trật tự ATGT năm 2018. Và đã tổ chức Ngày hội thanh niên với văn hóa GT, chủ đề “ATGT cho trẻ em”, với các hoạt động: Ra mắt và tập huấn các kỹ năng sơ cấp cứu cho nạn nhân bị TNGT cho đội thanh niên tình nguyện sơ cấp cứu; diễu hành tuyên truyền ATGT; tập huấn lái xe an toàn; cho các em thiếu nhi trải nghiệm mô hình tham gia GT, qua đó lồng ghép tuyên truyền các tình huống thực tế và tặng mũ bảo hiểm cho các em".
Anh Sĩ chia sẻ: "Đầu năm đến nay, Tỉnh Đoàn phối hợp Ban ATGT các huyện tổ chức nhiều hoạt động như: ra quân hưởng ứng năm ATGT năm 2018; tuyên truyền về ATGT, tập huấn cho đoàn viên, sinh viên về kỹ năng lái xe an toàn; xây dựng “Cổng trường ATGT”, “Đoạn đường ATGT”, “Bến đò ngang văn hóa an toàn”... Phối hợp lực lượng vũ trang tổ chức 13.431 cuộc tuần tra, canh gác, giữ gìn an ninh trật tự. Phối hợp Ban ATGT tỉnh phát tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham gia ATGT khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện, về quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Đặc biệt, triển khai các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GT đường bộ, đường thủy".
Trong Tháng Thanh niên, chiến dịch “Mùa hè tình nguyện”, phối hợp Ban ATGT tỉnh tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Năm ATGT, xoáy sâu chủ đề của Ban ATGT Quốc gia, với các hoạt động thiết thực. Riêng các cơ sở Đoàn tổ chức nhiều hoạt động phong phú, như thi thanh thiếu nhi với văn hóa GT, thi “Rung chuông vàng tìm hiểu về Luật GT đường bộ và đường thủy nội địa”; tổ chức chuỗi hoạt động tuyên truyền về luật GT lồng ghép các trò chơi, tặng nón bảo hiểm cho các em thiếu nhi tại các điểm trường trong toàn tỉnh. Đồng thời, duy trì tốt các mô hình: Cổng trường ATGT, tặng mũ bảo hiểm cho thiếu nhi; hội thi diễn tiểu phẩm về ATGT; thành lập đội thanh niên tình nguyện sơ cấp cứu người bị TNGT…
9 tháng đầu năm, An Giang có 11.300 xe ô tô và mô tô đăng ký mới, đồng nghĩa với việc tăng lưu lượng xe tham gia lưu thông. Song, thực trạng hiện nay hệ thống hạ tầng GT chưa đáp ứng nhu cầu.
Trong điều kiện hệ thống giao thông không thể mở rộng, thậm chí còn xuống cấp, thu hẹp do tình trạng lấn chiếm lòng lề đường. Để đảm bảo ATGT, bảo vệ trẻ em cần nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia GT, xây dựng văn hóa GT an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Tiếp tục giảm tỷ lệ thương vong do TNGT đối với trẻ em 10% so với năm 2017. Nhà trường và các ngành chức năng cần nhìn nhận lại và dành cho các em sự quan tâm đúng mức hơn trong vấn đề ATGT qua các hoạt động tuyên truyền hoặc những chương trình giảng dạy về ATGT; đào tạo kỹ năng xử lý tình huống và tham gia giao thông có ý thức.
Cơ quan chức năng cần nghiên cứu có hình thức xử phạt tăng nặng để nâng cao tính răn đe. Cần xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội, trọng tâm là bảo vệ ATGT cho trẻ em và người lớn nêu gương về văn hóa giao thông, bảo vệ an toàn cho con, ấm tình cha mẹ. Nâng cao đạo đức trách nhiệm của người tham gia giao thông, tạo lập môi trường giao thông an toàn cho trẻ em.
HẠNH CHÂU
Những năm gần đây, tỷ lệ TNGT liên quan đến trẻ em và nạn nhân TNGT là trẻ em đang có xu hướng gia tăng ở các khu vực thành, thị. Do là đối tượng dễ tổn thương, khi xảy ra TNGT, trẻ em có tỷ lệ tử vong rất cao hoặc mang di chứng rất nặng. Điển hình như vụ TNGT xảy ra hồi cuối tháng 10-2017, làm em Nguyễn Thị Anh Thư (sinh năm 2000), phường Bình Đức (TP. Long Xuyên) bị vỡ lá lách, dập tụy, gãy xương đùi trái, chấn thương nặng mặt trái.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT cho trẻ em, tuy nhiên theo thống kê chủ yếu vẫn do ý thức, thái độ của các bậc phụ huynh. Đặc biệt là việc mất trật tự ATGT nhất là trước các cổng trường học. Nhiều phụ huynh thản nhiên đậu xe dưới lòng đường chờ con tan trường, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, chở nhiều trẻ cùng lúc, cho trẻ ngồi trên xe gắn máy với tư thế không an toàn, ngang nhiên đi ngược chiều, vượt đèn đỏ…
Trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em
Bên cạnh đó, phần lớn học sinh còn vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông (GT): không có gương chiếu hậu, đi bộ ngang đường không đúng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ... Nguyên nhân chính do trẻ em ở lứa tuổi học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về ATGT, mức độ quan tâm đến sự an toàn của trẻ khi đi trên đường từ gia đình đến cộng đồng chưa được đặt ra một cách đúng nghĩa.
Theo Đại tá Nguyễn Bá Quận, Trưởng Phòng Cảnh sát GT đường bộ Công an tỉnh cho biết: 9 tháng đầu năm toàn tỉnh xảy ra 53 vụ TNGT, làm chết 52 người, bị thương 20 người. Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, tình hình trật tự, ATGT có nhiều chuyển biến. TNGT tiếp tục được kiềm chế, so cùng kỳ năm 2017, giảm cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và bị thương. Trong đó TNGT trẻ em chỉ xảy ra 4 vụ.
Để có được kết quả đó, Bí thư Tỉnh đoàn An Giang Lâm Thành Sĩ cho biết: "Năm 2018 được Ban ATGT Quốc gia chọn là năm ATGT cho trẻ em. Đây là vấn đề hết sức cần thiết và ý nghĩa. Để góp phần hạn chế thấp nhất ảnh hưởng TNGT cho trẻ em, ngay từ đầu năm Tỉnh đoàn phối hợp Ban ATGT tỉnh, Head Honda Nam Thành xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động bảo đảm giữ gìn trật tự ATGT năm 2018. Và đã tổ chức Ngày hội thanh niên với văn hóa GT, chủ đề “ATGT cho trẻ em”, với các hoạt động: Ra mắt và tập huấn các kỹ năng sơ cấp cứu cho nạn nhân bị TNGT cho đội thanh niên tình nguyện sơ cấp cứu; diễu hành tuyên truyền ATGT; tập huấn lái xe an toàn; cho các em thiếu nhi trải nghiệm mô hình tham gia GT, qua đó lồng ghép tuyên truyền các tình huống thực tế và tặng mũ bảo hiểm cho các em".
Anh Sĩ chia sẻ: "Đầu năm đến nay, Tỉnh Đoàn phối hợp Ban ATGT các huyện tổ chức nhiều hoạt động như: ra quân hưởng ứng năm ATGT năm 2018; tuyên truyền về ATGT, tập huấn cho đoàn viên, sinh viên về kỹ năng lái xe an toàn; xây dựng “Cổng trường ATGT”, “Đoạn đường ATGT”, “Bến đò ngang văn hóa an toàn”... Phối hợp lực lượng vũ trang tổ chức 13.431 cuộc tuần tra, canh gác, giữ gìn an ninh trật tự. Phối hợp Ban ATGT tỉnh phát tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham gia ATGT khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện, về quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Đặc biệt, triển khai các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GT đường bộ, đường thủy".
Trong Tháng Thanh niên, chiến dịch “Mùa hè tình nguyện”, phối hợp Ban ATGT tỉnh tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Năm ATGT, xoáy sâu chủ đề của Ban ATGT Quốc gia, với các hoạt động thiết thực. Riêng các cơ sở Đoàn tổ chức nhiều hoạt động phong phú, như thi thanh thiếu nhi với văn hóa GT, thi “Rung chuông vàng tìm hiểu về Luật GT đường bộ và đường thủy nội địa”; tổ chức chuỗi hoạt động tuyên truyền về luật GT lồng ghép các trò chơi, tặng nón bảo hiểm cho các em thiếu nhi tại các điểm trường trong toàn tỉnh. Đồng thời, duy trì tốt các mô hình: Cổng trường ATGT, tặng mũ bảo hiểm cho thiếu nhi; hội thi diễn tiểu phẩm về ATGT; thành lập đội thanh niên tình nguyện sơ cấp cứu người bị TNGT…
9 tháng đầu năm, An Giang có 11.300 xe ô tô và mô tô đăng ký mới, đồng nghĩa với việc tăng lưu lượng xe tham gia lưu thông. Song, thực trạng hiện nay hệ thống hạ tầng GT chưa đáp ứng nhu cầu.
Trong điều kiện hệ thống giao thông không thể mở rộng, thậm chí còn xuống cấp, thu hẹp do tình trạng lấn chiếm lòng lề đường. Để đảm bảo ATGT, bảo vệ trẻ em cần nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia GT, xây dựng văn hóa GT an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Tiếp tục giảm tỷ lệ thương vong do TNGT đối với trẻ em 10% so với năm 2017. Nhà trường và các ngành chức năng cần nhìn nhận lại và dành cho các em sự quan tâm đúng mức hơn trong vấn đề ATGT qua các hoạt động tuyên truyền hoặc những chương trình giảng dạy về ATGT; đào tạo kỹ năng xử lý tình huống và tham gia giao thông có ý thức.
Cơ quan chức năng cần nghiên cứu có hình thức xử phạt tăng nặng để nâng cao tính răn đe. Cần xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội, trọng tâm là bảo vệ ATGT cho trẻ em và người lớn nêu gương về văn hóa giao thông, bảo vệ an toàn cho con, ấm tình cha mẹ. Nâng cao đạo đức trách nhiệm của người tham gia giao thông, tạo lập môi trường giao thông an toàn cho trẻ em.
Nói về ý nghĩa lấy Năm ATGT 2018 là "Năm ATGT cho trẻ em", Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định: "Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương. Lấy trẻ em làm trung tâm bảo vệ và tuyên truyền kiến thức về ATGT, TNGT. Từ đó tạo sức lan tỏa đến từng người thân và cộng đồng chung quanh. Để vấn nạn giao thông phải được ý thức đến tế bào nhỏ của xã hội, quyết tâm năm 2018 thực hiện được mục tiêu giảm 10% thương vong do TNGT liên quan trẻ em". |
HẠNH CHÂU