Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc chính trị
- Được đăng: Thứ hai, 28 Tháng 8 2017 08:39
- Lượt xem: 2541
(TGAG)- Chúng ta không lạ gì với thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản cách mạng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Gần đây chúng cố tình “đơm đặt” các vụ án đơn thuần thành vụ án chính trị, vu khống có sự “bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng; can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng”, bịa bặt rằng “các vụ khởi tố cho thấy sự đấu đá ở chính trường”, “nhóm lợi ích mới cướp lại nhóm lợi ích cũ”, “trả thù, triệt hạ tay chân” của người này, người khác… Mục đích thâm hiểm của chúng là phủ nhận những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong phòng chống tham nhũng, gây ra sự hoài nghi trong nội bộ, kích động tâm trạng bất mãn của người dân trước thực trạng xã hội còn những vấn đề chưa được giải quyết.
Thời gian trước, lợi dụng vụ việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, thế lực thù địch ra sức tung tin xuyên tạc có “sự đấu đá, thanh trừng của phe này, phe nọ”, Đảng, Nhà nước ta “làm ngơ”, “bao che” để Thanh bỏ trốn, làm “chìm xuồng” vụ án để “bảo vệ nhóm này, nhóm kia”… Khi Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, chúng lại lật lộng, tung tin bị đặt, xuyên tạc quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta; chia rẽ quan hệ Việt – Đức cũng như chính sách ngoại giao của ta, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước và của ngành công an. Chúng tung hàng trăm bài viết, video clip phụ họa, vu khống chính quyền ta, cho rằng có nhiều “nghi vấn”, là “vở diễn” sau khi có sự “dàn xếp” giữa các “phe nhóm” trong nội bộ Đảng; hoặc cho rằng việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh vào thời điểm này là để đánh lạc hướng dư luận, vốn đang bức xúc trước việc “Tổ quốc lâm nguy”…
Mặc dù việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú, đã được Đài Truyền hình Việt Nam thông tin chính thức và đăng tải hình ảnh đơn xin đầu thú và đoạn video Thanh trình bày với nội dung “lo sợ trước kết luận về vi phạm… lo sợ và suy nghĩ không hết… đã quyết định trốn tại Đức… cuộc sống bấp bênh, lo sợ… được sự động viên của gia đình, bạn bè,… về Việt Nam để ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra… về để được hưởng khoan hồng…”; nhưng tiếc thay, lại có một bộ phận cán bộ, đảng viên lập trường không vững vàng, những người thiếu thông tin, thiếu lòng tin, lại nói theo, phụ họa cho những xuyên tạc của kẻ thù!
Chúng ta phải thấy rằng, Đại hội Đảng lần thứ XII đã nhận định tham nhũng, lãng phí với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, mà còn đe dọa sự tồn vong của chế độ và đã xem cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nhiệm kỳ này.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã chủ trương tiến hành kiểm tra, thanh tra nhiều lĩnh vực, những dự án có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật, xem xét những cán bộ có dấu hiệu suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm Điều lệ Đảng. Đặc biệt đưa ra xét xử một số vụ án lớn, kỷ luật, xử lý hàng loạt cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, được dư luận rất hoan nghênh.
Chúng ta không phủ nhận trong xã hội đang tồn tại những vấn đề nổi cộm, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm diễn ra rất quyết liệt, khó khăn và chưa đạt kết quả như mong muốn của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tham nhũng, lợi ích nhóm đã hình thành từ lâu. Chống tham nhũng, lợi ích nhóm là một quá trình, phải xem xét những vụ việc diễn ra trong thời gian trước, phải kiểm tra, đưa ra ánh sáng, xem xét từ sự kiện, vụ việc có dấu hiệu vi phạm các quy định hành chính, pháp lý đến chuyển sang xem xét về mặt hình sự và phải tiến hành một cách thận trọng, bài bản, đúng pháp luật.
Trước những luận điệu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chúng ta phải hết sức tỉnh táo, phải tin tưởng, trách nhiệm. Trước hết, không mơ hồ, mất cảnh giác về những thêu dệt mà các thế lực thù địch tung hô. Bên cạnh đó, phải chủ động phòng ngừa, không để các phần tử cơ hội thẩm thấu để thực hiện mưu đồ “diễn biến hòa bình”, tạo nên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “bên ngoài nói xấu, xuyên tạc, kiểu gì cũng nói được”, “phải cảnh giác với những âm mưu kích động, nào là “đấu đá nội bộ”, “phe này đánh phe kia”… Chúng ta cứ làm đúng luật pháp, đúng lương tâm, trách nhiệm, đạo đức”. Với sự quyết tâm của Đảng, sự đồng tình của nhân dân, chúng ta tin tưởng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm do Đảng ta khởi xướng./.
Thời gian trước, lợi dụng vụ việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, thế lực thù địch ra sức tung tin xuyên tạc có “sự đấu đá, thanh trừng của phe này, phe nọ”, Đảng, Nhà nước ta “làm ngơ”, “bao che” để Thanh bỏ trốn, làm “chìm xuồng” vụ án để “bảo vệ nhóm này, nhóm kia”… Khi Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, chúng lại lật lộng, tung tin bị đặt, xuyên tạc quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta; chia rẽ quan hệ Việt – Đức cũng như chính sách ngoại giao của ta, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước và của ngành công an. Chúng tung hàng trăm bài viết, video clip phụ họa, vu khống chính quyền ta, cho rằng có nhiều “nghi vấn”, là “vở diễn” sau khi có sự “dàn xếp” giữa các “phe nhóm” trong nội bộ Đảng; hoặc cho rằng việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh vào thời điểm này là để đánh lạc hướng dư luận, vốn đang bức xúc trước việc “Tổ quốc lâm nguy”…
Mặc dù việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú, đã được Đài Truyền hình Việt Nam thông tin chính thức và đăng tải hình ảnh đơn xin đầu thú và đoạn video Thanh trình bày với nội dung “lo sợ trước kết luận về vi phạm… lo sợ và suy nghĩ không hết… đã quyết định trốn tại Đức… cuộc sống bấp bênh, lo sợ… được sự động viên của gia đình, bạn bè,… về Việt Nam để ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra… về để được hưởng khoan hồng…”; nhưng tiếc thay, lại có một bộ phận cán bộ, đảng viên lập trường không vững vàng, những người thiếu thông tin, thiếu lòng tin, lại nói theo, phụ họa cho những xuyên tạc của kẻ thù!
Chúng ta phải thấy rằng, Đại hội Đảng lần thứ XII đã nhận định tham nhũng, lãng phí với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, mà còn đe dọa sự tồn vong của chế độ và đã xem cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nhiệm kỳ này.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã chủ trương tiến hành kiểm tra, thanh tra nhiều lĩnh vực, những dự án có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật, xem xét những cán bộ có dấu hiệu suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm Điều lệ Đảng. Đặc biệt đưa ra xét xử một số vụ án lớn, kỷ luật, xử lý hàng loạt cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, được dư luận rất hoan nghênh.
Chúng ta không phủ nhận trong xã hội đang tồn tại những vấn đề nổi cộm, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm diễn ra rất quyết liệt, khó khăn và chưa đạt kết quả như mong muốn của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tham nhũng, lợi ích nhóm đã hình thành từ lâu. Chống tham nhũng, lợi ích nhóm là một quá trình, phải xem xét những vụ việc diễn ra trong thời gian trước, phải kiểm tra, đưa ra ánh sáng, xem xét từ sự kiện, vụ việc có dấu hiệu vi phạm các quy định hành chính, pháp lý đến chuyển sang xem xét về mặt hình sự và phải tiến hành một cách thận trọng, bài bản, đúng pháp luật.
Trước những luận điệu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chúng ta phải hết sức tỉnh táo, phải tin tưởng, trách nhiệm. Trước hết, không mơ hồ, mất cảnh giác về những thêu dệt mà các thế lực thù địch tung hô. Bên cạnh đó, phải chủ động phòng ngừa, không để các phần tử cơ hội thẩm thấu để thực hiện mưu đồ “diễn biến hòa bình”, tạo nên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “bên ngoài nói xấu, xuyên tạc, kiểu gì cũng nói được”, “phải cảnh giác với những âm mưu kích động, nào là “đấu đá nội bộ”, “phe này đánh phe kia”… Chúng ta cứ làm đúng luật pháp, đúng lương tâm, trách nhiệm, đạo đức”. Với sự quyết tâm của Đảng, sự đồng tình của nhân dân, chúng ta tin tưởng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm do Đảng ta khởi xướng./.
Lê Hồng Khâm,
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy