Truy cập hiện tại

Đang có 37 khách và không thành viên đang online

Sáng mãi ngọn lửa Xô Viết - Nghệ Tĩnh

(TGAG)- Cách đây 85 năm, nhân dân Hà Tĩnh đã cùng nhân dân Nghệ An làm nên phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh - một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của phong trào cách mạng những năm 1930 - 1931, là cuộc đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay sau khi ra đời.

Ngày 01/5/1930, kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động, ở nhiều địa phương trong cả nước, quần chúng treo cờ Đảng, rải truyền đơn, tổ chức mít-tinh, biểu tình, tuần hành thị uy... đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân; giảm sưu, giảm thuế cho nông dân.

Đặc biệt, từ cuối tháng 8, đầu tháng 9/1930, cuộc đấu tranh của quần chúng đã phát triển đến đỉnh cao phạm vi toàn quốc, quyết liệt nhất là ở vùng Nghệ An - Hà Tĩnh.


Ở đây đã diễn ra hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trên quy mô huyện và liên huyện, liên tỉnh. Quần chúng tiến công huyện đường, nhà lao, ty rượu, kho bạc, buộc bọn thống trị phải ký vào văn bản yêu sách của Nhân dân. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 3.000 nông dân huyện Nam Đàn (Nghệ An) ngày 30/8/1930, của 3.000 nông dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) ngày 7/9/1930. Sức mạnh như chẻ tre của quần chúng đã làm cho kẻ địch vô cùng hoang mang, lo sợ.

Trong lúc địch đang bối rối, thì ngày 12/9 nổ ra cuộc biểu tình của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) kéo về thị xã Vinh. Sau khi nghe tiếng trống hiệu lệnh phát ra từ đình làng Xuân Hòa, lập tức tiếng trống, mõ, chiêng đồng loạt hưởng ứng, thôi thúc quần chúng xuống đường. Đến 16 giờ chiều cùng ngày, khi Nhân dân đang thu lượm xác chết, địch lại cho máy bay đến dội bom lần thứ hai làm 217 người chết, hàng trăm người bị thương. Sự kiện này đã thổi bùng thêm ngọn lửa đấu tranh lan rộng khắp các địa phương trong tỉnh, kéo dài cho tới năm 1931, dẫn tới sự tan rã bộ máy chính quyền đế quốc phong kiến. Trong cuộc đấu tranh này đã xuất hiện lực lượng vũ trang tự vệ để hỗ trợ cho lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bọn thực dân, phong kiến hoảng sợ, nộp lại ấn tín hoặc chạy trốn, chính quyền tan rã ở nhiều nơi.

Nghệ An, tổ chức Nông hội với các hình thức Xô Viết đã nắm chính quyền ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, tại các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thông có tới 172 xã thành lập Xô Viết. Trong suốt thời gian tồn tại, các Xô Viết đã đóng chức năng là chính quyền chuyên chính công nông, trấn áp bọn phản cách mạng, tổ chức đời sống sản xuất và tinh thần của nhân dân... Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã giành được sự ủng hộ dưới nhiều hình thức của các địa phương, đồng thời cũng là ngòi nổ kích thích phong trào cách mạng trên toàn quốc dâng cao. Mặc dầu cuối cùng, các Xô Viết đều bị đàn áp, tổ chức cách mạng bị khủng bố và chịu những tổn thất to lớn, như Nguyễn Ái Quốc viết: “Tuy đế quốc đã dập tắt phong trào đó trong bể máu, nhưng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi lớn sau này”.

phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng đã dẫn tới sự ra đời chính quyền công - nông đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam - Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Chính quyền Xô Viết đã đem lại những thay đổi to lớn ở nông thôn như: chia lại ruộng đất công, xóa bỏ sưu thuế, đào mương chống hạn, xóa nạn mù chữ, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, thành lập các đội tự vệ đỏ để bảo vệ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân...

Trải qua gần hai năm vượt lên mọi thử thách ác liệt, cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã bị thực dân Pháp và tay sai đàn áp đẫm máu, cách mạng tổn thất nặng nề, nhưng nó thực sự là cuộc Tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng vô sản Việt Nam, đã giúp cho Đảng ta thêm tôi luyện và trưởng thành.

Khi phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh bùng nổ, Bác Hồ đang hoạt động ở nước ngoài. Sau khi nhận được báo cáo về cuộc đấu tranh và vụ thảm sát ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên (Nghệ An), Bác Hồ đã viết thư đề nghị Quốc tế Nông dân và Quốc tế Cộng sản, trước hết là Đảng Cộng sản Pháp, mở một chiến dịch chống khủng bố của đế quốc Pháp ở Đông Dương.

Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã mang ý nghĩa lịch sử to lớn, chứng minh đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn, đây cũng được coi là trận thử lửa đầu tiên - một trận thử lửa đặc biệt gay go đã làm cho Đảng ta nhanh chóng trưởng thành.

85 năm đã trôi qua, nhưng âm hưởng của tiếng trống rền vang cùng ngọn lửa hừng hực của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh vẫn còn cháy mãi, vang mãi trong bản anh hùng ca cách mạng. Ngày 12/9 đã trở thành Ngày truyền thống Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã chứng minh hùng hồn rằng: Ở bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, dù khó khăn phức tạp đến đâu, nếu công tác xây dựng Đảng có nhiều thành tựu, vai trò tiên phong gương mẫu, tinh thần vì nước, vì dân của người đảng viên cộng sản được khẳng định và phát huy, thì ở đó ý chí kiên cường, quyết chiến, quyết thắng của Nhân dân được khơi dậy và phong trào cách mạng của quần chúng diễn ra sôi nổi và rộng khắp.

Ban Biên tập

Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37455984