Sinh hoạt tư tưởng
Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro
- Được đăng: Thứ ba, 14 Tháng 5 2024 22:38
- Lượt xem: 654
(TUAG)- Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.
Sự xuất hiện của mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok, Instagram, Twitter…) phản ánh xu hướng phát triển tất yếu của xã hội trong bối cảnh internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Lợi ích của mạng xã hội trong đời sống hiện đại gần như không thể phủ nhận. Với khả năng kết nối mọi người, mọi lúc, mọi nơi, mạng xã hội trở thành một kênh giao lưu, trao đổi thông tin hữu hiệu. Đây cũng là không gian để mọi người chia sẻ kiến thức hoặc những tin tức cập nhật hàng ngày, là môi trường nhạy để cập nhật những xu hướng thay đổi từng ngày của xã hội. Mạng xã hội cũng là nơi để mọi người có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm cá nhân một cách nhanh và hiệu quả nhất; đồng thời đây cũng là kênh giải trí tiện lợi của người dùng với nhiều tiện ích tích hợp như: âm nhạc, phim ảnh, trò chơi,…
Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội. (Ảnh minh họa: KG)
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích không thể phủ nhận, mạng xã hội còn có những tác hại mà nếu như người dùng không biết cách sử dụng hoặc không chủ động kiểm soát được thông tin thì có thể dễ bị cuốn vào những thông tin tiêu cực, rắc rối thậm chí để lại hậu quả khôn lường. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi những tác động tiêu cực này.
Theo các chuyên gia, việc lạm dụng mạng xã hội nói riêng và internet nói chung sẽ khiến trẻ mất tập trung, ảnh hưởng tới não bộ và trí nhớ giảm sút. Thể chất của trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề và rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Thậm chí, nghiện mạng xã hội có thể sẽ khiến tâm trạng trẻ trở nên bất ổn; thậm chí rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn hành vi.
Theo báo cáo tổng quan “Nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam” do mạng lưới toàn cầu về chấm dứt tình trạng bóc lột tình dục trẻ em (ECPAT), Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL) và Văn phòng Nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), có 89% trẻ em Việt Nam từ 12 – 17 tuổi sử dụng internet, con số này ở lứa tuổi 12 – 13 là 82% và tăng lên 93% ở tuổi 16 – 17%; 97% ở tuổi 16 – 17.
Một khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, thời gian trẻ sử dụng mạng xã hội trung bình lên đến 5-7 tiếng/ngày. Việc sử dụng mạng xã hội trong thời gian dài, thậm chí nghiện lướt mạng xã hội dẫn đến nhiều hệ luỵ, trước hết là ảnh hưởng đến thời gian học tập, khả năng phát triển thể chất, chưa kể các nội dung xấu độc bủa vây trên mạng xã hội sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của trẻ.
Trước những tác động của mạng xã hội đối với trẻ em, nhiều người cho rằng cần phải có những quy định hoặc hình thức để hạn chế việc trẻ em tiếp cận với mạng xã hội nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, điều này cũng vấp phải những quan điểm khác nhau và việc có nên cấm hay không cần sự vào cuộc, bàn bạc, thống nhất của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của gia đình và nhà trường.
Trên thế giới, một số nước đã có những động thái nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với trẻ em.
Tại Mỹ, năm 2023, Utah là tiểu bang đầu tiên thông qua luật quản lý quyền truy cập của trẻ vào mạng xã hội. Tiếp nối sau đó là các bang Arkansas, Louisiana, Ohio và Texas. Nhiều bang khác cũng đang xem xét các quy định tương tự. Florida trở thành bang mới nhất của Mỹ cấm trẻ em dưới 16 sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
Tại Anh, vào ngày 8/5 vừa qua, Cơ quan quản lý truyền thông của Anh (Ofcom) cho biết sẽ siết chặt quy định về giới hạn độ tuổi trẻ em sử dụng mạng xã hội. Theo đó trẻ em dưới 13 tuổi sẽ không được phép tạo tài khoản để sử dụng mạng xã hội ở quốc gia châu Âu này. Biện pháp kiểm duyệt độ tuổi như vậy nhằm bảo vệ sức khỏe tâm thần của trẻ em trước tình trạng gia tăng nội dung độc hại trên mạng xã hội.
Trước đó, vào tháng 10/2023, nước Anh đã thông qua Đạo luật An toàn trực tuyến, yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội ngăn chặn và nhanh chóng xóa nội dung bất hợp pháp bao gồm khủng bố, trả thù, khiêu dâm, nếu không sẽ phải đối mặt với hình phạt lên tới 17 triệu Bảng Anh (22 triệu USD) hoặc 10% doanh thu hàng năm trên toàn cầu. Luật cũng yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội áp dụng công nghệ xác minh độ tuổi để ngăn chặn trẻ em có thể tiếp xúc với nội dung bất hợp pháp hoặc có hại khi truy cập.
Trong khi đó, tại Australia, vào ngày 12/5 vừa qua, Thủ hiến bang Nam Australia Peter Malinauskas đã đề xuất cấm trẻ em dưới 14 tuổi ở bang này sử dụng mạng xã hội. Theo đề xuất, mọi trẻ em dưới 14 tuổi ở bang Nam Australia đều không được phép sử dụng mạng xã hội và những trẻ em 14-15 tuổi phải có sự cho phép của bố mẹ mới được sở hữu tài khoản mạng xã hội. Hiện chính quyền bang Nam Australia đang xem xét thủ tục pháp lý để luật hóa đề xuất này. Nếu được ban hành, Nam Australia sẽ là bang đầu tiên ở quốc gia châu Đại Dương áp dụng lệnh cấm.
Theo số liệu năm 2021 của Ủy ban An toàn điện tử thuộc Chính phủ Australia, thanh thiếu niên nước này dành trung bình 14,4 giờ mỗi tuần để "lướt" internet và sử dụng trung bình 4 nền tảng mạng xã hội khác nhau./.
Song An/ĐCSVN
Sự xuất hiện của mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok, Instagram, Twitter…) phản ánh xu hướng phát triển tất yếu của xã hội trong bối cảnh internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Lợi ích của mạng xã hội trong đời sống hiện đại gần như không thể phủ nhận. Với khả năng kết nối mọi người, mọi lúc, mọi nơi, mạng xã hội trở thành một kênh giao lưu, trao đổi thông tin hữu hiệu. Đây cũng là không gian để mọi người chia sẻ kiến thức hoặc những tin tức cập nhật hàng ngày, là môi trường nhạy để cập nhật những xu hướng thay đổi từng ngày của xã hội. Mạng xã hội cũng là nơi để mọi người có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm cá nhân một cách nhanh và hiệu quả nhất; đồng thời đây cũng là kênh giải trí tiện lợi của người dùng với nhiều tiện ích tích hợp như: âm nhạc, phim ảnh, trò chơi,…
Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội. (Ảnh minh họa: KG)
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích không thể phủ nhận, mạng xã hội còn có những tác hại mà nếu như người dùng không biết cách sử dụng hoặc không chủ động kiểm soát được thông tin thì có thể dễ bị cuốn vào những thông tin tiêu cực, rắc rối thậm chí để lại hậu quả khôn lường. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi những tác động tiêu cực này.
Theo các chuyên gia, việc lạm dụng mạng xã hội nói riêng và internet nói chung sẽ khiến trẻ mất tập trung, ảnh hưởng tới não bộ và trí nhớ giảm sút. Thể chất của trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề và rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Thậm chí, nghiện mạng xã hội có thể sẽ khiến tâm trạng trẻ trở nên bất ổn; thậm chí rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn hành vi.
Theo báo cáo tổng quan “Nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam” do mạng lưới toàn cầu về chấm dứt tình trạng bóc lột tình dục trẻ em (ECPAT), Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL) và Văn phòng Nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), có 89% trẻ em Việt Nam từ 12 – 17 tuổi sử dụng internet, con số này ở lứa tuổi 12 – 13 là 82% và tăng lên 93% ở tuổi 16 – 17%; 97% ở tuổi 16 – 17.
Một khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, thời gian trẻ sử dụng mạng xã hội trung bình lên đến 5-7 tiếng/ngày. Việc sử dụng mạng xã hội trong thời gian dài, thậm chí nghiện lướt mạng xã hội dẫn đến nhiều hệ luỵ, trước hết là ảnh hưởng đến thời gian học tập, khả năng phát triển thể chất, chưa kể các nội dung xấu độc bủa vây trên mạng xã hội sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của trẻ.
Trước những tác động của mạng xã hội đối với trẻ em, nhiều người cho rằng cần phải có những quy định hoặc hình thức để hạn chế việc trẻ em tiếp cận với mạng xã hội nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, điều này cũng vấp phải những quan điểm khác nhau và việc có nên cấm hay không cần sự vào cuộc, bàn bạc, thống nhất của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của gia đình và nhà trường.
Trên thế giới, một số nước đã có những động thái nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với trẻ em.
Tại Mỹ, năm 2023, Utah là tiểu bang đầu tiên thông qua luật quản lý quyền truy cập của trẻ vào mạng xã hội. Tiếp nối sau đó là các bang Arkansas, Louisiana, Ohio và Texas. Nhiều bang khác cũng đang xem xét các quy định tương tự. Florida trở thành bang mới nhất của Mỹ cấm trẻ em dưới 16 sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
Tại Anh, vào ngày 8/5 vừa qua, Cơ quan quản lý truyền thông của Anh (Ofcom) cho biết sẽ siết chặt quy định về giới hạn độ tuổi trẻ em sử dụng mạng xã hội. Theo đó trẻ em dưới 13 tuổi sẽ không được phép tạo tài khoản để sử dụng mạng xã hội ở quốc gia châu Âu này. Biện pháp kiểm duyệt độ tuổi như vậy nhằm bảo vệ sức khỏe tâm thần của trẻ em trước tình trạng gia tăng nội dung độc hại trên mạng xã hội.
Trước đó, vào tháng 10/2023, nước Anh đã thông qua Đạo luật An toàn trực tuyến, yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội ngăn chặn và nhanh chóng xóa nội dung bất hợp pháp bao gồm khủng bố, trả thù, khiêu dâm, nếu không sẽ phải đối mặt với hình phạt lên tới 17 triệu Bảng Anh (22 triệu USD) hoặc 10% doanh thu hàng năm trên toàn cầu. Luật cũng yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội áp dụng công nghệ xác minh độ tuổi để ngăn chặn trẻ em có thể tiếp xúc với nội dung bất hợp pháp hoặc có hại khi truy cập.
Trong khi đó, tại Australia, vào ngày 12/5 vừa qua, Thủ hiến bang Nam Australia Peter Malinauskas đã đề xuất cấm trẻ em dưới 14 tuổi ở bang này sử dụng mạng xã hội. Theo đề xuất, mọi trẻ em dưới 14 tuổi ở bang Nam Australia đều không được phép sử dụng mạng xã hội và những trẻ em 14-15 tuổi phải có sự cho phép của bố mẹ mới được sở hữu tài khoản mạng xã hội. Hiện chính quyền bang Nam Australia đang xem xét thủ tục pháp lý để luật hóa đề xuất này. Nếu được ban hành, Nam Australia sẽ là bang đầu tiên ở quốc gia châu Đại Dương áp dụng lệnh cấm.
Theo số liệu năm 2021 của Ủy ban An toàn điện tử thuộc Chính phủ Australia, thanh thiếu niên nước này dành trung bình 14,4 giờ mỗi tuần để "lướt" internet và sử dụng trung bình 4 nền tảng mạng xã hội khác nhau./.
Song An/ĐCSVN