An Giang quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập
- Được đăng: Thứ sáu, 05 Tháng 8 2016 09:02
- Lượt xem: 3807
(TGAG)- Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), ngày 24-12-1996 về định hướng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000;
10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 01-8-2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 - 2010, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà đạt được những thành tựu quan trọng. Mạng lưới trường lớp ở các ngành học, bậc học đã được phủ khắp 156/156 xã, phường, thị trấn với quy mô phát triển ngày càng tăng; chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp học được ổn định và ngày càng phát triển, khoảng cách giữ giáo dục nông thôn, miền núi và thành thị được thu hẹp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học tập; việc đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được triển khai thực hiện mạnh mẽ; giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng; công tác quản lý của ngành có chuyển biến tích cực, hiệu quả.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp còn thấp so với yêu cầu; chất lượng và hiệu quả giáo dục giữa các vùng miền, các loại hình giáo dục không đồng đều và có sự phân hóa lớn; công tác giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài công lập và giáo dục mũi nhọn còn nhiều bất cập; việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn nhiều khó khăn, lúng túng; công tác tuyên truyền, vận động, hướng nghiệp để thu hút học sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề còn nhiều hạn chế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, xác định một trong bốn khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 là phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để xây dựng An Giang trở thành vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, ngày 29-7-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động số 05-CTr/TU (khóa X) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Theo đó, xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là: tỷ lệ huy động học sinh đến trường: mẫu giáo đạt 70%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 80%, trung học phổ thông và tương đương đạt 50%; phát triển loại hình ngoài công lập chiếm 25% ở ngành mầm non, 02% cấp tiểu học, 05% cấp trung học cơ sở và từ 07% đến 10% cấp trung học phổ thông; 50% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; mẫu giáo 5 tuổi được học 2 buổi/ngày; nâng tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; lao động qua đào tạo nghề đạt 50%.
Để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc; tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và đa dạng của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; các cấp ủy đảng, chính quyền phải tổ chức quán triệt sâu rộng và cụ thể các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 29-NQ/TW, Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X); đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin tuyên truyền để thống nhất về nhận thức, đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào việc đổi mới và phát triển giáo dục; nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh.
Hai là, nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; đổi mới căn bản về tư duy, phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục; nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý ngành dọc về đội ngũ; xây dựng quy chế giám sát của phụ huynh học sinh và nhân dân đối với hoạt động giáo dục - đào tạo.
Ba là, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi hành và đánh giá kết quả giáo dục - đào tạo, đảm bảo tính trung thực, khách quan theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học, chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất và năng lực người học; phát triển các chương trình đào tạo trình độ theo 2 hướng nghiên cứu và ứng dụng, trong đó chú trọng đào tạo ứng dụng; vận dụng có chọn lọc một số chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học có uy tín trên thế giới và khu vực vào đào tạo tại Trường Đại học An Giang.
Bốn là, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020”; thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học; đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; có chính sách đặc biệt thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục.
Năm là, tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, phát huy tinh thần yêu nước, chấp hành tốt luật pháp, tinh thần trách nhiệm với công việc, bản thân và cộng đồng; đào tạo, bồi dưỡng người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ.
Sáu là, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục. Tăng cường hỗ trợ giáo dục - đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và turng học cơ sở, Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”. Thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách theo quy định để phát triển giáo dục ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục; đầu tư phát triển các trường phổ thông, trung cấp nghề dân tộc nội trú; mở rộng việc dạy song ngữ, nâng cao chất lượng tiếng Việt, tiếng dân tộc cho học sinh và phổ cập tiếng dân tộc cho cán bộ vùng dân tộc thiểu số.
Bảy là, tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo của tỉnh theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; quan tâm đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng, thư viện và các khối công trình liên quan để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời ký mới; ưu xây dựng cơ sở vật chất Trường đạt chuẩn quốc gia; Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống Trường học phổ thông Chuyên tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020”; điều chỉnh quy phát triển mạng lưới dạy nghề phù hợp với nhu cầu người nhân lực chất lượng cho địa phương.
Tám là, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của Nhả nước, của người học và của xã hội; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để huy động sự tham gia của toàn xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục./.
10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 01-8-2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 - 2010, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà đạt được những thành tựu quan trọng. Mạng lưới trường lớp ở các ngành học, bậc học đã được phủ khắp 156/156 xã, phường, thị trấn với quy mô phát triển ngày càng tăng; chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp học được ổn định và ngày càng phát triển, khoảng cách giữ giáo dục nông thôn, miền núi và thành thị được thu hẹp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học tập; việc đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được triển khai thực hiện mạnh mẽ; giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng; công tác quản lý của ngành có chuyển biến tích cực, hiệu quả.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp còn thấp so với yêu cầu; chất lượng và hiệu quả giáo dục giữa các vùng miền, các loại hình giáo dục không đồng đều và có sự phân hóa lớn; công tác giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài công lập và giáo dục mũi nhọn còn nhiều bất cập; việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn nhiều khó khăn, lúng túng; công tác tuyên truyền, vận động, hướng nghiệp để thu hút học sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề còn nhiều hạn chế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, xác định một trong bốn khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 là phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để xây dựng An Giang trở thành vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, ngày 29-7-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động số 05-CTr/TU (khóa X) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Theo đó, xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là: tỷ lệ huy động học sinh đến trường: mẫu giáo đạt 70%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 80%, trung học phổ thông và tương đương đạt 50%; phát triển loại hình ngoài công lập chiếm 25% ở ngành mầm non, 02% cấp tiểu học, 05% cấp trung học cơ sở và từ 07% đến 10% cấp trung học phổ thông; 50% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; mẫu giáo 5 tuổi được học 2 buổi/ngày; nâng tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; lao động qua đào tạo nghề đạt 50%.
Để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc; tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và đa dạng của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; các cấp ủy đảng, chính quyền phải tổ chức quán triệt sâu rộng và cụ thể các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 29-NQ/TW, Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X); đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin tuyên truyền để thống nhất về nhận thức, đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào việc đổi mới và phát triển giáo dục; nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh.
Hai là, nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; đổi mới căn bản về tư duy, phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục; nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý ngành dọc về đội ngũ; xây dựng quy chế giám sát của phụ huynh học sinh và nhân dân đối với hoạt động giáo dục - đào tạo.
Ba là, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi hành và đánh giá kết quả giáo dục - đào tạo, đảm bảo tính trung thực, khách quan theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học, chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất và năng lực người học; phát triển các chương trình đào tạo trình độ theo 2 hướng nghiên cứu và ứng dụng, trong đó chú trọng đào tạo ứng dụng; vận dụng có chọn lọc một số chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học có uy tín trên thế giới và khu vực vào đào tạo tại Trường Đại học An Giang.
Bốn là, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020”; thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học; đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; có chính sách đặc biệt thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục.
Năm là, tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, phát huy tinh thần yêu nước, chấp hành tốt luật pháp, tinh thần trách nhiệm với công việc, bản thân và cộng đồng; đào tạo, bồi dưỡng người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ.
Sáu là, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục. Tăng cường hỗ trợ giáo dục - đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và turng học cơ sở, Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”. Thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách theo quy định để phát triển giáo dục ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục; đầu tư phát triển các trường phổ thông, trung cấp nghề dân tộc nội trú; mở rộng việc dạy song ngữ, nâng cao chất lượng tiếng Việt, tiếng dân tộc cho học sinh và phổ cập tiếng dân tộc cho cán bộ vùng dân tộc thiểu số.
Bảy là, tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo của tỉnh theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; quan tâm đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng, thư viện và các khối công trình liên quan để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời ký mới; ưu xây dựng cơ sở vật chất Trường đạt chuẩn quốc gia; Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống Trường học phổ thông Chuyên tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020”; điều chỉnh quy phát triển mạng lưới dạy nghề phù hợp với nhu cầu người nhân lực chất lượng cho địa phương.
Tám là, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của Nhả nước, của người học và của xã hội; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để huy động sự tham gia của toàn xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục./.
Trúc Hồ