Thực tiễn - kinh nghiệm
Giải quyết việc làm- chuyện không khó
- Được đăng: Thứ sáu, 04 Tháng 5 2018 09:39
- Lượt xem: 4132
(TGAG)- Năm 2018 dân số An Giang có gần 2,2 triệu người (60% trong độ tuổi lao động). Mỗi năm, trên 20.000 người bước vào độ tuổi lao động (LĐ); khoảng 30.000-33.000 người có nhu cầu về việc làm. Thời gian qua, LĐ ở các địa phương đi làm việc ngoài tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM… chiếm khoảng 60%. Để giải bài toán giải quyết việc làm, giữ chân người LĐ tỉnh cần nhiều giải pháp tích cực, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cùng nhiều chính sách đãi ngộ, lương thỏa đáng của doanh nghiệp.
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang Phạm Văn Phước thông tin: "Tháng 4-2018, hơn 130 cơ sở, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng gần 3.500 LĐ làm việc trong và ngoài tỉnh. Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển cao như: Công ty TNHH MTV Trung Sơn tuyển 2.000 người làm việc tại Long An, Công ty TNHH Minh Long 1 tuyển 500 LĐ làm việc tại Bình Dương, Công ty TNHH SX-TM thép Tây Nam tuyển 100 LĐ làm việc tại Long An...". Nhiều doanh nghiệp tuyển LĐ có tay nghề, chuyên môn cao như: Thợ tiện, điện dân dụng, chế biến thủy hải sản, cơ khí, bán hàng, may công nghiệp...
Công ty Cổ phần TBS An Giang (tại thị trấn Phú Hòa) chuyên may giày xuất khẩu hiệu Delcalon là một trong những doanh nghiệp giải quyết việc làm cho LĐ số lượng lớn tại huyện Thoại Sơn.
Giám đốc Công ty Cổ phần TBS An Giang Thái Minh Hiền cho biết: "Bắt đầu hoạt động từ tháng 9-2017, đến nay công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 1.400 LĐ tại địa phương, với mức lương cơ bản cho LĐ phổ thông 4-4,2 triệu đồng/người/tháng. Em La Văn Thế, 21 tuổi (ngụ xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) cho biết: "Ban đầu dự tính đi Bình Dương làm thuê, nhưng khi vừa tốt nghiệp Trường Cao đẳng nghề chuyên ngành may, em đã xin vào làm tại công ty TBS 8 tháng nay, lương hơn 4-5 triệu đồng/tháng. Với thu nhập ổn định này giúp em tăng chất lượng cuộc sống, phụ giúp gia đình".
Em Trần Thị Kim Thùy (26 tuổi, ngụ xã Định Thành, huyện Thoại Sơn) chia sẻ: "Đi làm Bình Dương 4 năm chi phí cũng hết, trở về địa phương hai chị em tôi vào làm tại công ty này lương 4-5 triệu đồng/người/tháng, sống khỏe, có tích lũy, được gần gia đình nữa, em sẽ gắn bó với công ty để tăng thu nhập cho gia đình".
Hiện Công ty Cổ phần TBS An Giang đang xây mới 6 Nhà máy may-gò giày thể thao trên tổng diện tích 22ha tại thị trấn Phú Hòa. "Tháng 6- 2018 sẽ đưa vào sử dụng 1 Nhà máy, giải quyết việc làm hơn 2.500 LĐ. Mỗi năm công ty cần hơn 2.000 LĐ phổ thông, có tay nghề ngành giày da, có kinh nghiệm quản lý điều hành. Công ty còn đào tạo miễn phí, có lương cho LĐ chưa có tay nghề"-anh Hiền thông tin.
Để giải quyết việc làm hiệu quả, nhiều năm qua, Trường Cao đẳng Nghề An Giang, trường trung cấp nghề ở các địa phương đã hướng đào tạo nghề theo địa chỉ, theo nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội; gắn với nhu cầu thực tiễn của thị trường là hướng đi đúng đắn, mang tính bền vững của các trường nghề. Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ An Giang Ngô Hữu Lễ chia sẻ: "Từ khi thành lập đến nay, trường tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc cho các ngành, nghề thế mạnh của địa phương; thực hiện đề án nghề gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ trung cấp. Trường tập trung đào tạo nghề gia công và thiết kế sản phẩm mộc, xây dựng và hàn vì đây là những nghề có nhu cầu lớn của các doanh nghiệp, người LĐ có việc làm thu nhập ổn định sau khi học. Trường còn đào tạo nghề mộc gia dụng, đan đát, chầm nón cho học viên..., góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nhân lực cho tỉnh".
Với nhiều giải pháp triển khai đồng bộ, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2017, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 31.000 LĐ. Năm 2018, tỉnh phấn đấu giải quyết việc làm cho trên 30.000 LĐ. Phấn đấu duy trì và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức dưới 4%.
Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh cần thực hiện các giải pháp: Tạo việc làm từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ người LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm; hỗ trợ phát triển thị trường LĐ; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm để tạo thêm chỗ làm mới, tự tạo việc làm cho người LĐ; đa dạng hóa nguồn vốn huy động. Đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp, thực hiện tốt các chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giầy để tạo việc làm cho nhiều LĐ. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đáp ứng với nhu cầu của thị trường LĐ, chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Thực tế, nhu cầu LĐ của các công ty, doanh nghiệp không chỉ góp phần giải quyết LĐ tại chỗ, còn thu hút LĐ xa quê về LĐ tại địa phương và LĐ các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, TP. Cần Thơ. Bên cạnh đó, phát triển thêm nhiều hoạt động thương mại dịch vụ: Nhà trọ, ăn uống, giải trí… Tạo điều kiện cho người LĐ có việc làm ổn định, nhất là LĐ nghèo, LĐ nhàn rỗi ở nông thôn được làm việc gần nhà, giảm chi phí, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội của tỉnh trong thời gian tới bền vững hơn.
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang Phạm Văn Phước thông tin: "Tháng 4-2018, hơn 130 cơ sở, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng gần 3.500 LĐ làm việc trong và ngoài tỉnh. Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển cao như: Công ty TNHH MTV Trung Sơn tuyển 2.000 người làm việc tại Long An, Công ty TNHH Minh Long 1 tuyển 500 LĐ làm việc tại Bình Dương, Công ty TNHH SX-TM thép Tây Nam tuyển 100 LĐ làm việc tại Long An...". Nhiều doanh nghiệp tuyển LĐ có tay nghề, chuyên môn cao như: Thợ tiện, điện dân dụng, chế biến thủy hải sản, cơ khí, bán hàng, may công nghiệp...
Công ty Cổ phần TBS An Giang (tại thị trấn Phú Hòa) chuyên may giày xuất khẩu hiệu Delcalon là một trong những doanh nghiệp giải quyết việc làm cho LĐ số lượng lớn tại huyện Thoại Sơn.
Giám đốc Công ty Cổ phần TBS An Giang Thái Minh Hiền cho biết: "Bắt đầu hoạt động từ tháng 9-2017, đến nay công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 1.400 LĐ tại địa phương, với mức lương cơ bản cho LĐ phổ thông 4-4,2 triệu đồng/người/tháng. Em La Văn Thế, 21 tuổi (ngụ xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) cho biết: "Ban đầu dự tính đi Bình Dương làm thuê, nhưng khi vừa tốt nghiệp Trường Cao đẳng nghề chuyên ngành may, em đã xin vào làm tại công ty TBS 8 tháng nay, lương hơn 4-5 triệu đồng/tháng. Với thu nhập ổn định này giúp em tăng chất lượng cuộc sống, phụ giúp gia đình".
Em Trần Thị Kim Thùy (26 tuổi, ngụ xã Định Thành, huyện Thoại Sơn) chia sẻ: "Đi làm Bình Dương 4 năm chi phí cũng hết, trở về địa phương hai chị em tôi vào làm tại công ty này lương 4-5 triệu đồng/người/tháng, sống khỏe, có tích lũy, được gần gia đình nữa, em sẽ gắn bó với công ty để tăng thu nhập cho gia đình".
Hiện Công ty Cổ phần TBS An Giang đang xây mới 6 Nhà máy may-gò giày thể thao trên tổng diện tích 22ha tại thị trấn Phú Hòa. "Tháng 6- 2018 sẽ đưa vào sử dụng 1 Nhà máy, giải quyết việc làm hơn 2.500 LĐ. Mỗi năm công ty cần hơn 2.000 LĐ phổ thông, có tay nghề ngành giày da, có kinh nghiệm quản lý điều hành. Công ty còn đào tạo miễn phí, có lương cho LĐ chưa có tay nghề"-anh Hiền thông tin.
Để giải quyết việc làm hiệu quả, nhiều năm qua, Trường Cao đẳng Nghề An Giang, trường trung cấp nghề ở các địa phương đã hướng đào tạo nghề theo địa chỉ, theo nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội; gắn với nhu cầu thực tiễn của thị trường là hướng đi đúng đắn, mang tính bền vững của các trường nghề. Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ An Giang Ngô Hữu Lễ chia sẻ: "Từ khi thành lập đến nay, trường tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc cho các ngành, nghề thế mạnh của địa phương; thực hiện đề án nghề gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ trung cấp. Trường tập trung đào tạo nghề gia công và thiết kế sản phẩm mộc, xây dựng và hàn vì đây là những nghề có nhu cầu lớn của các doanh nghiệp, người LĐ có việc làm thu nhập ổn định sau khi học. Trường còn đào tạo nghề mộc gia dụng, đan đát, chầm nón cho học viên..., góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nhân lực cho tỉnh".
Với nhiều giải pháp triển khai đồng bộ, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2017, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 31.000 LĐ. Năm 2018, tỉnh phấn đấu giải quyết việc làm cho trên 30.000 LĐ. Phấn đấu duy trì và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức dưới 4%.
Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh cần thực hiện các giải pháp: Tạo việc làm từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ người LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm; hỗ trợ phát triển thị trường LĐ; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm để tạo thêm chỗ làm mới, tự tạo việc làm cho người LĐ; đa dạng hóa nguồn vốn huy động. Đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp, thực hiện tốt các chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giầy để tạo việc làm cho nhiều LĐ. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đáp ứng với nhu cầu của thị trường LĐ, chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Thực tế, nhu cầu LĐ của các công ty, doanh nghiệp không chỉ góp phần giải quyết LĐ tại chỗ, còn thu hút LĐ xa quê về LĐ tại địa phương và LĐ các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, TP. Cần Thơ. Bên cạnh đó, phát triển thêm nhiều hoạt động thương mại dịch vụ: Nhà trọ, ăn uống, giải trí… Tạo điều kiện cho người LĐ có việc làm ổn định, nhất là LĐ nghèo, LĐ nhàn rỗi ở nông thôn được làm việc gần nhà, giảm chi phí, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội của tỉnh trong thời gian tới bền vững hơn.
HẠNH CHÂU