Thực tiễn - kinh nghiệm
Kinh tế - xã hội Châu Thành qua nửa nhiệm kỳ phấn đấu
- Được đăng: Thứ sáu, 23 Tháng 11 2018 14:09
- Lượt xem: 1729
(TGAG)- Trong nửa đầu nhiệm kỳ qua, với quyết tâm cao, Huyện ủy, UBND huyện Châu Thành đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt, đưa kinh tế, xã hội huyện nhà tiếp tục phát triển.
Chuyển biến trong nông nghiệp:
Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Trong đó, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã tạo nên bước đột phá về năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Thông qua thực hiện mô hình trang trại, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và chú trọng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất giống đến tiêu thụ trên các nhóm sản phẩm lúa gạo, theo hướng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Đẩy mạnh đổi mới, tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế hợp tác; phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn được hơn 14 ha. Đặc biệt, toàn huyện có 42 mô hình trang trại, tổng diện tích 209ha; có 6 hợp tác xã nông nghiệp với 532 thành viên, tổng vốn điều lệ hơn 2,1 tỷ đồng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện có 3 xã được UBND tỉnh công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, các xã còn lại đều đạt và vượt các tiêu chí so kế hoạch.
Giữ vững an sinh xã hội
Lĩnh vực văn hóa - xã hội luôn được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, cải thiện môi trường; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Ngành giáo dục được quan tâm chuẩn hóa về chất lượng, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư kiên cố và ngày càng khang trang, thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, có hiệu quả cho học sinh. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nâng lên về số lượng, từng bước cải thiện về chất lượng, số lao động được giải quyết việc làm hàng năm tăng. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo chuyển biến tích cực, hiện còn 4,54% , vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra dưới 5%.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tiếp tục phát triển. Các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao được đầu tư; phong trào rèn luyện thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ. Hiện có 39.048/41.311 hộ gia đình văn hóa, đạt 94,52%; 64/64 ấp văn hóa; 159/178 cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp văn hóa, chợ trật tự vệ sinh đạt 89,32% (tăng 1,17%); 3 xã văn hóa nông thôn mới và 1 thị trấn văn minh đô thị. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm thực hiện tốt. Chủ động phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên quản lý, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả, nhưng kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chưa thật sự bền vững. Do đó, yêu cầu đặt ra cho huyện Châu Thành trong giai đoạn tiếp theo cần không ngừng đổi mới, sáng tạo trong từng lĩnh vực, trong từng giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
TRẦN THỊ BÉ NĂM
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy Châu Thành
Chuyển biến trong nông nghiệp:
Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Trong đó, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã tạo nên bước đột phá về năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Thông qua thực hiện mô hình trang trại, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và chú trọng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất giống đến tiêu thụ trên các nhóm sản phẩm lúa gạo, theo hướng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Đẩy mạnh đổi mới, tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế hợp tác; phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn được hơn 14 ha. Đặc biệt, toàn huyện có 42 mô hình trang trại, tổng diện tích 209ha; có 6 hợp tác xã nông nghiệp với 532 thành viên, tổng vốn điều lệ hơn 2,1 tỷ đồng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện có 3 xã được UBND tỉnh công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, các xã còn lại đều đạt và vượt các tiêu chí so kế hoạch.
Giữ vững an sinh xã hội
Lĩnh vực văn hóa - xã hội luôn được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, cải thiện môi trường; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Ngành giáo dục được quan tâm chuẩn hóa về chất lượng, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư kiên cố và ngày càng khang trang, thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, có hiệu quả cho học sinh. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nâng lên về số lượng, từng bước cải thiện về chất lượng, số lao động được giải quyết việc làm hàng năm tăng. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo chuyển biến tích cực, hiện còn 4,54% , vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra dưới 5%.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tiếp tục phát triển. Các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao được đầu tư; phong trào rèn luyện thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ. Hiện có 39.048/41.311 hộ gia đình văn hóa, đạt 94,52%; 64/64 ấp văn hóa; 159/178 cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp văn hóa, chợ trật tự vệ sinh đạt 89,32% (tăng 1,17%); 3 xã văn hóa nông thôn mới và 1 thị trấn văn minh đô thị. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm thực hiện tốt. Chủ động phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên quản lý, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả, nhưng kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chưa thật sự bền vững. Do đó, yêu cầu đặt ra cho huyện Châu Thành trong giai đoạn tiếp theo cần không ngừng đổi mới, sáng tạo trong từng lĩnh vực, trong từng giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Công tác cải cách hành chính được tập trung đẩy mạnh đồng bộ, nhất là công tác giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy nhanh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 vượt chỉ tiêu 40% theo quy định của tỉnh. Đồng thời, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có tác phong, ngôn phong lịch sự văn hóa, đảm bảo sự hài lòng cho người dân, gắn với các phương châm “6 biết” (biết chào, biết cười, biết lắng nghe, biết hướng dẫn, biết trả đúng kết quả, biết xin lỗi), và khẩu hiệu “Vui lòng dân đến, vừa lòng dân đi”.
|
TRẦN THỊ BÉ NĂM
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy Châu Thành