Thành tựu cơ bản về quyền con người ở Việt Nam
- Được đăng: Thứ hai, 12 Tháng 12 2016 14:56
- Lượt xem: 3574
(TGAG)- Nhìn lại những thành tựu quan trọng của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền, có thể khẳng định, ở Việt Nam hiện nay các quyền và tự do của con người được phát huy và bảo đảm vững chắc bởi các thể chế - Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; xã hội công dân và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nổi bật trước hết là việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn, đặc biệt trong Hiến pháp năm 2013. Các pháp lệnh, nghị định đều hướng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Quốc hội thông qua nhiều bộ luật và các luật, trong đó có những bộ luật lớn trực tiếp bảo đảm các quyền con người như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật lao động, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Trẻ em, Luật Tín ngưỡng tôn giáo…
Đảng lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được thể hiện trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và được thể chế thành pháp luật của Nhà nước. Với quy chế này, quyền dân chủ, quyền làm chủ của người dân đối với mọi mặt đời sống của xã hội từ chính trị đến kinh tế, văn hoá, xã hội đã được đảm bảo và phát huy trong thực tế.
Việt Nam khẳng định rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chủ trương, chính sách. Với đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp, pháp luật đã quy định bảo đảm quyền sở hữu và quyền thừa kế của tất cả mọi người dân, quyền tự do trong sản xuất, kinh doanh luôn được đảm bảo. Trên lĩnh vực giáo dục, quan điểm xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đã được khẳng định; quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do thông tin và vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc chung sống trên lãnh thổ Việt Nam luôn được công nhận, tôn trọng, bảo vệ.
Việt Nam tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Với những quan hệ quốc tế được mở rộng về số lượng, đa dạng về nội dung, vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao hơn bao giờ hết. Đường lối chính trị, kinh tế độc lập tự chủ vẫn tiếp tục được đảm bảo và phát huy, mở ra một thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam.
Những thành tựu cơ bản về quyền con người ở Việt Nam trong những năm qua xuất phát từ đường lối, chính sách pháp luật nước ta nhất quán, hướng vào mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và hạnh phúc của con người. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tạo ra các điều kiện cơ bản, bảo đảm cho các quyền tự do của người dân luôn được vững chắc.
Những thành tựu trên lĩnh vực quyền con người của nhân dân ta còn dựa trên quan điểm: vừa hợp tác vừa đấu tranh; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tôn trọng các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Tất cả các quốc gia dân tộc đều có những đóng góp vào giá trị đó. Việt Nam luôn tích cực tham gia các công ước quốc tế về quyền con người nhằm chia sẻ những giá trị chung, phổ biến với cộng đồng quốc tế, đồng thời đóng góp vào việc bảo đảm nhân quyền bằng những sáng tạo trong chính sách và pháp luật phù hợp với điều kiện của mình./
Lê Hân
Nổi bật trước hết là việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn, đặc biệt trong Hiến pháp năm 2013. Các pháp lệnh, nghị định đều hướng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Quốc hội thông qua nhiều bộ luật và các luật, trong đó có những bộ luật lớn trực tiếp bảo đảm các quyền con người như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật lao động, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Trẻ em, Luật Tín ngưỡng tôn giáo…
Đảng lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được thể hiện trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và được thể chế thành pháp luật của Nhà nước. Với quy chế này, quyền dân chủ, quyền làm chủ của người dân đối với mọi mặt đời sống của xã hội từ chính trị đến kinh tế, văn hoá, xã hội đã được đảm bảo và phát huy trong thực tế.
Việt Nam khẳng định rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chủ trương, chính sách. Với đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp, pháp luật đã quy định bảo đảm quyền sở hữu và quyền thừa kế của tất cả mọi người dân, quyền tự do trong sản xuất, kinh doanh luôn được đảm bảo. Trên lĩnh vực giáo dục, quan điểm xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đã được khẳng định; quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do thông tin và vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc chung sống trên lãnh thổ Việt Nam luôn được công nhận, tôn trọng, bảo vệ.
Việt Nam tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Với những quan hệ quốc tế được mở rộng về số lượng, đa dạng về nội dung, vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao hơn bao giờ hết. Đường lối chính trị, kinh tế độc lập tự chủ vẫn tiếp tục được đảm bảo và phát huy, mở ra một thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam.
Những thành tựu cơ bản về quyền con người ở Việt Nam trong những năm qua xuất phát từ đường lối, chính sách pháp luật nước ta nhất quán, hướng vào mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và hạnh phúc của con người. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tạo ra các điều kiện cơ bản, bảo đảm cho các quyền tự do của người dân luôn được vững chắc.
Những thành tựu trên lĩnh vực quyền con người của nhân dân ta còn dựa trên quan điểm: vừa hợp tác vừa đấu tranh; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tôn trọng các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Tất cả các quốc gia dân tộc đều có những đóng góp vào giá trị đó. Việt Nam luôn tích cực tham gia các công ước quốc tế về quyền con người nhằm chia sẻ những giá trị chung, phổ biến với cộng đồng quốc tế, đồng thời đóng góp vào việc bảo đảm nhân quyền bằng những sáng tạo trong chính sách và pháp luật phù hợp với điều kiện của mình./
Lê Hân