Thế giới tuần qua: Hành trình gian nan
- Được đăng: Thứ bảy, 12 Tháng 9 2015 17:05
- Lượt xem: 3615
Rời bỏ quê nhà tìm đường lánh nạn; loay hoay họp bàn tìm cách đối phó với vấn nạn di cư, khủng bố, những thách thức cả về kinh tế lẫn an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ; hay tăng cường vai trò trên "bàn cờ địa chính trị" toàn cầu… Thế giới tuần qua đã chứng kiến không ít sự kiện ghi dấu những hành trình gian nan như vậy.
1. Cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu (EU) ngày càng nghiêm trọng, khi dòng người di cư từ các “điểm nóng” Trung Đông, châu Phi vượt biển Địa Trung Hải đổ vào lục địa già đang tăng theo cấp số nhân.
Người tị nạn chen nhau trên một chiếc thuyền đánh cá lênh đênh trên Địa Trung Hải. Ảnh: The Italian Coastguard.
Sau một thời gian dài loay hoay, ngày 9-9, EU đã công bố kế hoạch táo bạo, phân bổ “hạn ngạch” tiếp nhận người tị nạn cho các nước thành viên.
Theo đó, 120.000 người tỵ nạn đang tạm trú tại Italy, Hy Lạp và Hungary, những nước vốn đã bị quá tải bởi các dòng người di cư liên tục đổ tới trong thời gian qua, sẽ được phân bổ cho các nước thành viên trong EU.
Tuy nhiên, kế hoạch phân bổ "hạn ngạch" này của EU đang vấp phải sự phản đối của các thành viên khác ở Đông Âu như Hungary, Slovakia, Czech và Ba Lan, do những người di cư không đăng ký đến nước họ.
Trước việc làn sóng người di cư vẫn đang không ngừng đổ vào Hungary để tìm đường sang Áo và Đức, Hungary đang đẩy nhanh tiến độ dựng hàng rào thép gai dọc biên giới với Serbia. Thủ tướng nước này Viktor Orban tuyên bố từ tuần tới, cảnh sát nước này sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn, trong đó có việc bỏ tù những người nước ngoài vượt biên vào nước này trái phép.
Trong cơn tuyệt vọng, rất nhiều người tỵ nạn Hồi giáo đã cải sang đạo Thiên Chúa với hy vọng sẽ giúp họ tăng khả năng được tiếp nhận vào châu Âu. Tiềm ẩn bên trong làn sóng di cư này là những con “sóng ngầm” về nguy cơ an ninh khi những kẻ khủng bố đang trà trộn vào dòng người tị nạn để lọt vào châu Âu.
2. Trước những lo ngại của Mỹ và phương Tây về việc Nga đang tăng cường hiện diện quân sự tại Syria, ngày 10-9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Nga chưa bao giờ che giấu sự hiện diện quân sự tại Syria, các chuyên gia quân sự Nga làm việc tại Syria để giúp đỡ quân đội nước này sử dụng vũ khí nhập khẩu từ Nga, phục vụ chiến dịch chống khủng bố.
Ông Lavrov cũng khẳng định các máy bay của Nga tới Syria chở theo hàng viện trợ nhân đạo, cũng như các thiết bị quân sự theo hợp đồng đã ký giữa hai nước.
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố, Nga chỉ tiến hành sự trợ giúp khi nhận được yêu cầu của Chính phủ Syria. Trong khi đó, chính quyền Syria cũng bác bỏ việc Nga tham chiến ở nước này.
Lời xác nhận có chuyên gia quân sự Nga ở Syria được đưa ra trong bối cảnh báo chí phương Tây và Israel nói rằng tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân Nga đang trên đường tới Syria; đồng thời máy bay quân sự “khổng lồ” của Nga đã hiện diện tại quốc gia Trung Đông này.
Mỹ đã gây áp lực lên Bungary và Hy Lạp, yêu cầu các nước này từ chối cho các máy bay của Nga đi qua không phận để vận chuyển hàng hóa tới Syria.
3. Liên minh do Mỹ dẫn đầu đang sẵn sàng tăng cường độ cuộc chiến chống IS tại Syria, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây đang ngày một trở nên tồi tệ cũng như chiến dịch không kích sau một năm không mang lại nhiều kết quả.
Cho tới nay, Iraq vẫn là mục tiêu chính của chiến dịch không kích tiêu tốn tới 4 tỷ USD của liên minh quốc tế nhằm vào IS. Hơn 60% của 6.700 cuộc không kích tiến hành từ tháng 8-2014 diễn ra tại quốc gia này.
Nhiều nước đã lên tiếng cam kết tăng cường hỗ trợ. Thủ tướng Australia Tony Abbott ngày 9-9 tuyên bố Canberra sẽ tham gia vào chiến dịch không kích và tiếp nhận thêm 12.000 người di cư. Pháp đã bắt đầu tiến hành các chuyến bay do thám tại Syria để chuẩn bị cho các hoạt động tích cực hơn. Cả Anh và Pháp đang để ngỏ khả năng điều động cố vấn quân đội tới tham gia vào chiến dịch.
Trong khi đó, IS vừa tuyên bố đang giam giữ một người Na Uy và một người Trung Quốc, đồng thời đòi tiền chuộc để thả hai con tin này. Tại Iraq, IS đã bắt cóc 127 trẻ em ở thành phố Mosul, để huấn luyện thành các tay súng trong tổ chức khủng bố này.
4. Cuộc biểu tình của hơn 7.000 nông dân đến từ các nước Bỉ, Pháp, Đức, Anh, Ireland, Italy, Bồ Đào Nha và Litva trước trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) và Hội đồng châu Âu ở thủ đô Brussels (Bỉ) đã biến thành bạo lực khi người biểu tình có các hành động quá khích nhằm vào lực lượng cảnh sát.
Cảnh sát làm nhiệm vụ trong cuộc biểu tình. Nguồn: THX/TTXVN.
Những người biểu tình đã sử dụng hàng trăm máy kéo để chặn các con phố chính của Brussels, ném trứng và cỏ khô vào lực lượng cảnh sát bảo vệ bên ngoài trụ sở của EU, đồng thời đốt củi và lốp xe trước tòa nhà. Họ chỉ trích chính giới, cho rằng người nông dân đang phải trả giá cho những chính sách mang tính chính trị quốc tế của giới chức EU, đồng thời kêu gọi liên minh này cần "hành động" để cứu vãn tình thế.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh bộ trưởng nông nghiệp 28 nước thành viên EU đang nhóm họp bất thường ở Brussels, trong đó quyết định giải ngân 500 triệu euro để trợ giúp nông dân gặp khó khăn.
Thời gian qua, thị trường tiêu thụ nông phẩm của EU bị thu hẹp và việc đóng cửa các thị trường chính, đặc biệt là Nga, đã gây những tác động tiêu cực tới lĩnh vực nông nghiệp của EU. Lệnh cấm nhập khẩu của Nga đã khiến nông dân châu Âu thiệt hại khoảng 5,5 tỷ euro.
5. Ngày 7-9, Chủ tịch điều hành Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) của huyện Pray Kabbas, tỉnh Tà Keo, ông Chhea Tang Sorn đã bị cảnh sát bắt giữ vì phát tán tài liệu với những thông tin sai lệch về chính sách của Việt Nam đối với Campuchia, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Cảnh sát khẳng định những nội dung trong các tờ rơi do ông Chea Tang Sorn phân phát là vô căn cứ.
Ông Hong Sok Hua lúc bị bắt. Nguồn: VOV.
Trước đó, ngày 15-8, cảnh sát Campuchia đã bắt giữ Thượng nghị sĩ CNRP đối lập Hong Sok Hour vì ông này đã xuyên tạc Hiệp ước giữa Campuchia và Việt Nam về vấn đề biên giới. Chính phủ Campuchia đang truy tìm những kẻ tòng phạm của ông Hong Sok Hour đã trốn sang Thái Lan.
6. Chính phủ Venezuela đã cho đóng cửa biên giới và ban bố tình trạng khẩn cấp thêm 3 thị trấn của bang miền Tây Zulia trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa nước này và Colombia chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Tại các khu vực này đang có những "tình huống bất thường" ảnh hưởng tới trật tự kinh tế xã hội và hòa bình ổn định trong nước. Tổng thống Maduro cũng cho phép triển khai 3.000 binh sĩ tới khu vực biên giới để duy trì trật tự và bảo vệ cộng đồng Wayuu bản địa. Theo sắc lệnh, tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài trong 60 ngày.
Cuộc khủng hoảng biên giới giữa hai nước bùng phát ngày 19-8, khi Venezuela đóng cửa một số cửa khẩu biên giới với Colombia, sau vụ lực lượng quân đội Venezuela bị một nhóm tội phạm buôn lậu tấn công. Cho tới nay, chính quyền Caracas đã ban bố tình trạn khẩn cấp đối với 13 thị trấn dọc biên giới với Colombia.
7. Ngày 9-9, Đối thoại Quốc phòng Seoul đã khai mạc với nghị sự xoay quanh chủ đề an ninh khu vực và toàn cầu.
Cuộc đối thoại diễn ra trong 3 ngày, thu hút khoảng 250 quan chức quốc phòng và chuyên gia an ninh đến từ 30 nước, trong đó có Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản cùng nhiều thể chế quốc tế lớn như Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu (EU). Cuộc đối thoại được tổ chức thành 3 phiên họp với các nội dung chính là vấn đề thống nhất Bán đảo Tiều Tiên và an ninh toàn cầu, phân tích và kiểm soát khủng hoảng trên biển ở khu vực Đông Bắc Á, an ninh mạng và hợp tác quốc phòng.
8. Kết thúc cuộc tổng tuyển cử năm 2015, Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân (PAP) của thủ tướng Lý Hiển Long đã giành được thắng lợi tại 27/29 khu vực bầu cử của Singapore. Với việc giành được 83/89 ghế trong Quốc hội, PAP sẽ có quyền thành lập chính phủ mới. Sáu ghế còn lại thuộc về đảng đối lập lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân (WP).
Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân (PAP) đã lãnh đạo Singapore từ năm 1965.
9. Ngày 9-9, Ngoại trưởng Austrlia Julie Bishop đã tuyên bố thành lập Hội đồng Australia-ASEAN (AAC).
AAC ra đời sẽ định hình mối gắn kết của Australia với Đông Nam Á, đồng thời củng cố quan hệ đối tác thông qua các mối liên kết mạnh hơn về thương mại, giáo dục, khoa học, nghệ thuật và văn hóa.
1. Cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu (EU) ngày càng nghiêm trọng, khi dòng người di cư từ các “điểm nóng” Trung Đông, châu Phi vượt biển Địa Trung Hải đổ vào lục địa già đang tăng theo cấp số nhân.
Người tị nạn chen nhau trên một chiếc thuyền đánh cá lênh đênh trên Địa Trung Hải. Ảnh: The Italian Coastguard.
Sau một thời gian dài loay hoay, ngày 9-9, EU đã công bố kế hoạch táo bạo, phân bổ “hạn ngạch” tiếp nhận người tị nạn cho các nước thành viên.
Theo đó, 120.000 người tỵ nạn đang tạm trú tại Italy, Hy Lạp và Hungary, những nước vốn đã bị quá tải bởi các dòng người di cư liên tục đổ tới trong thời gian qua, sẽ được phân bổ cho các nước thành viên trong EU.
Tuy nhiên, kế hoạch phân bổ "hạn ngạch" này của EU đang vấp phải sự phản đối của các thành viên khác ở Đông Âu như Hungary, Slovakia, Czech và Ba Lan, do những người di cư không đăng ký đến nước họ.
Trước việc làn sóng người di cư vẫn đang không ngừng đổ vào Hungary để tìm đường sang Áo và Đức, Hungary đang đẩy nhanh tiến độ dựng hàng rào thép gai dọc biên giới với Serbia. Thủ tướng nước này Viktor Orban tuyên bố từ tuần tới, cảnh sát nước này sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn, trong đó có việc bỏ tù những người nước ngoài vượt biên vào nước này trái phép.
Trong cơn tuyệt vọng, rất nhiều người tỵ nạn Hồi giáo đã cải sang đạo Thiên Chúa với hy vọng sẽ giúp họ tăng khả năng được tiếp nhận vào châu Âu. Tiềm ẩn bên trong làn sóng di cư này là những con “sóng ngầm” về nguy cơ an ninh khi những kẻ khủng bố đang trà trộn vào dòng người tị nạn để lọt vào châu Âu.
2. Trước những lo ngại của Mỹ và phương Tây về việc Nga đang tăng cường hiện diện quân sự tại Syria, ngày 10-9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Nga chưa bao giờ che giấu sự hiện diện quân sự tại Syria, các chuyên gia quân sự Nga làm việc tại Syria để giúp đỡ quân đội nước này sử dụng vũ khí nhập khẩu từ Nga, phục vụ chiến dịch chống khủng bố.
Ông Lavrov cũng khẳng định các máy bay của Nga tới Syria chở theo hàng viện trợ nhân đạo, cũng như các thiết bị quân sự theo hợp đồng đã ký giữa hai nước.
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố, Nga chỉ tiến hành sự trợ giúp khi nhận được yêu cầu của Chính phủ Syria. Trong khi đó, chính quyền Syria cũng bác bỏ việc Nga tham chiến ở nước này.
Lời xác nhận có chuyên gia quân sự Nga ở Syria được đưa ra trong bối cảnh báo chí phương Tây và Israel nói rằng tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân Nga đang trên đường tới Syria; đồng thời máy bay quân sự “khổng lồ” của Nga đã hiện diện tại quốc gia Trung Đông này.
Mỹ đã gây áp lực lên Bungary và Hy Lạp, yêu cầu các nước này từ chối cho các máy bay của Nga đi qua không phận để vận chuyển hàng hóa tới Syria.
3. Liên minh do Mỹ dẫn đầu đang sẵn sàng tăng cường độ cuộc chiến chống IS tại Syria, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây đang ngày một trở nên tồi tệ cũng như chiến dịch không kích sau một năm không mang lại nhiều kết quả.
Cho tới nay, Iraq vẫn là mục tiêu chính của chiến dịch không kích tiêu tốn tới 4 tỷ USD của liên minh quốc tế nhằm vào IS. Hơn 60% của 6.700 cuộc không kích tiến hành từ tháng 8-2014 diễn ra tại quốc gia này.
Nhiều nước đã lên tiếng cam kết tăng cường hỗ trợ. Thủ tướng Australia Tony Abbott ngày 9-9 tuyên bố Canberra sẽ tham gia vào chiến dịch không kích và tiếp nhận thêm 12.000 người di cư. Pháp đã bắt đầu tiến hành các chuyến bay do thám tại Syria để chuẩn bị cho các hoạt động tích cực hơn. Cả Anh và Pháp đang để ngỏ khả năng điều động cố vấn quân đội tới tham gia vào chiến dịch.
Trong khi đó, IS vừa tuyên bố đang giam giữ một người Na Uy và một người Trung Quốc, đồng thời đòi tiền chuộc để thả hai con tin này. Tại Iraq, IS đã bắt cóc 127 trẻ em ở thành phố Mosul, để huấn luyện thành các tay súng trong tổ chức khủng bố này.
4. Cuộc biểu tình của hơn 7.000 nông dân đến từ các nước Bỉ, Pháp, Đức, Anh, Ireland, Italy, Bồ Đào Nha và Litva trước trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) và Hội đồng châu Âu ở thủ đô Brussels (Bỉ) đã biến thành bạo lực khi người biểu tình có các hành động quá khích nhằm vào lực lượng cảnh sát.
Cảnh sát làm nhiệm vụ trong cuộc biểu tình. Nguồn: THX/TTXVN.
Những người biểu tình đã sử dụng hàng trăm máy kéo để chặn các con phố chính của Brussels, ném trứng và cỏ khô vào lực lượng cảnh sát bảo vệ bên ngoài trụ sở của EU, đồng thời đốt củi và lốp xe trước tòa nhà. Họ chỉ trích chính giới, cho rằng người nông dân đang phải trả giá cho những chính sách mang tính chính trị quốc tế của giới chức EU, đồng thời kêu gọi liên minh này cần "hành động" để cứu vãn tình thế.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh bộ trưởng nông nghiệp 28 nước thành viên EU đang nhóm họp bất thường ở Brussels, trong đó quyết định giải ngân 500 triệu euro để trợ giúp nông dân gặp khó khăn.
Thời gian qua, thị trường tiêu thụ nông phẩm của EU bị thu hẹp và việc đóng cửa các thị trường chính, đặc biệt là Nga, đã gây những tác động tiêu cực tới lĩnh vực nông nghiệp của EU. Lệnh cấm nhập khẩu của Nga đã khiến nông dân châu Âu thiệt hại khoảng 5,5 tỷ euro.
5. Ngày 7-9, Chủ tịch điều hành Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) của huyện Pray Kabbas, tỉnh Tà Keo, ông Chhea Tang Sorn đã bị cảnh sát bắt giữ vì phát tán tài liệu với những thông tin sai lệch về chính sách của Việt Nam đối với Campuchia, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Cảnh sát khẳng định những nội dung trong các tờ rơi do ông Chea Tang Sorn phân phát là vô căn cứ.
Ông Hong Sok Hua lúc bị bắt. Nguồn: VOV.
Trước đó, ngày 15-8, cảnh sát Campuchia đã bắt giữ Thượng nghị sĩ CNRP đối lập Hong Sok Hour vì ông này đã xuyên tạc Hiệp ước giữa Campuchia và Việt Nam về vấn đề biên giới. Chính phủ Campuchia đang truy tìm những kẻ tòng phạm của ông Hong Sok Hour đã trốn sang Thái Lan.
6. Chính phủ Venezuela đã cho đóng cửa biên giới và ban bố tình trạng khẩn cấp thêm 3 thị trấn của bang miền Tây Zulia trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa nước này và Colombia chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Tại các khu vực này đang có những "tình huống bất thường" ảnh hưởng tới trật tự kinh tế xã hội và hòa bình ổn định trong nước. Tổng thống Maduro cũng cho phép triển khai 3.000 binh sĩ tới khu vực biên giới để duy trì trật tự và bảo vệ cộng đồng Wayuu bản địa. Theo sắc lệnh, tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài trong 60 ngày.
Cuộc khủng hoảng biên giới giữa hai nước bùng phát ngày 19-8, khi Venezuela đóng cửa một số cửa khẩu biên giới với Colombia, sau vụ lực lượng quân đội Venezuela bị một nhóm tội phạm buôn lậu tấn công. Cho tới nay, chính quyền Caracas đã ban bố tình trạn khẩn cấp đối với 13 thị trấn dọc biên giới với Colombia.
7. Ngày 9-9, Đối thoại Quốc phòng Seoul đã khai mạc với nghị sự xoay quanh chủ đề an ninh khu vực và toàn cầu.
Cuộc đối thoại diễn ra trong 3 ngày, thu hút khoảng 250 quan chức quốc phòng và chuyên gia an ninh đến từ 30 nước, trong đó có Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản cùng nhiều thể chế quốc tế lớn như Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu (EU). Cuộc đối thoại được tổ chức thành 3 phiên họp với các nội dung chính là vấn đề thống nhất Bán đảo Tiều Tiên và an ninh toàn cầu, phân tích và kiểm soát khủng hoảng trên biển ở khu vực Đông Bắc Á, an ninh mạng và hợp tác quốc phòng.
8. Kết thúc cuộc tổng tuyển cử năm 2015, Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân (PAP) của thủ tướng Lý Hiển Long đã giành được thắng lợi tại 27/29 khu vực bầu cử của Singapore. Với việc giành được 83/89 ghế trong Quốc hội, PAP sẽ có quyền thành lập chính phủ mới. Sáu ghế còn lại thuộc về đảng đối lập lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân (WP).
Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân (PAP) đã lãnh đạo Singapore từ năm 1965.
9. Ngày 9-9, Ngoại trưởng Austrlia Julie Bishop đã tuyên bố thành lập Hội đồng Australia-ASEAN (AAC).
AAC ra đời sẽ định hình mối gắn kết của Australia với Đông Nam Á, đồng thời củng cố quan hệ đối tác thông qua các mối liên kết mạnh hơn về thương mại, giáo dục, khoa học, nghệ thuật và văn hóa.
Nguồn: QĐNDVN (tổng hợp)