Thực tiễn - kinh nghiệm
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở xã Long Giang
- Được đăng: Thứ sáu, 07 Tháng 12 2018 08:35
- Lượt xem: 1741
(TGAG)- Đa dạng hóa ngành nghề đang là một định hướng phát triển kinh tế của huyện Chợ Mới nói chung, xã Long Giang nói riêng. Việc mở các lớp dạy nghề ở các ấp, vừa giúp cho lao động tại chỗ ở nông thôn tiếp cận ngành nghề phù hợp nhu cầu, sở thích bản thân, nâng cao tay nghề, vừa học, vừa làm, giảm bớt thời gian đi lại và các chi phí khác đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương.
Tính từ đầu năm đến nay, UBND xã Long Giang phối hợp cùng Trường Trung cấp kỹ thuật - công nghệ An Giang mở được 3 lớp nghề: sửa chữa bình xịt thuốc (tại ấp Long Thạnh 1), may công nghiệp (ấp Long Phú), lớp trồng rau an toàn (ấp Long Thuận), thu hút 72 học viên tham gia. Với phương châm cầm tay chỉ việc, thời gian thực học các lớp nghề chỉ kéo dài từ 1 đến 3 tháng, các giảng viên tận tình hướng dẫn lý thuyết, sát sao những giờ thực hành, đặc biệt phần lớn 2/3 thời gian dành cho học viên thực hành trên sản phẩm hay ra đồng ruộng. Trong quá trình thực hành có gì không hiểu, thao tác làm chưa đúng cách, học viên chủ động trao đổi với giảng viên để được hướng dẫn, điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời. Từ đó từng học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức khá nhanh chóng, thành thạo theo chuyên môn ngành nghề mình được đào tạo vào thực tế.
Để có được các lớp nghề vừa nêu thì ngay từ đầu năm, UBND xã Long Giang tiến hành rà soát lại danh mục nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và giảm nghèo bền vững đi đôi với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn nghề phù hợp; thực hiện phương châm “chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”. Sau đó tiến hành điều tra chỉ tiêu, nhu cầu học nghề cụ thể của bà con, thanh niên địa bàn để làm cơ sở mở lớp đúng theo yêu cầu nguyện vọng của người dân, trong đó đối tượng ưu tiên luôn là người dân thuộc diện gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn, con em gia đình chính sách, lao động muốn nâng cao tay nghề. Trong quá trình học nghề nếu các học viên gặp khó từ sách, vở, trang thiết bị thực hành, nơi học hay chi phí đi lại, xã đều bố trí những nguồn quỹ hỗ trợ kịp thời để người dân theo hết lớp học. Sau khi được cấp chứng chỉ nghề, chính quyền còn làm đầu mối đưa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đến các học viên hay giới thiệu địa chỉ của doanh nghiệp đang cần nguồn lao động có tay nghề về phục vụ đến tận các học viên. Ngoài việc tổ chức tư vấn nghề, giới thiệu việc làm, xã còn gắn công tác đào tạo với xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, hỗ trợ vay vốn ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sử dụng và phát huy hiệu quả những kiến thức đã học trong lao động sản xuất.
Anh Trần Minh Sơn, ngụ ấp Long Hưng, xã Long Giang chia sẻ, gia đình anh đầu tư trồng 10.000 m2 cây bưởi, cam Xoàn từ năm 2015. Đến nay qua việc thu hoạch trái được một vụ, hiệu quả rất khả quan với 6 tấn cam Xoàn và 200 kg bưởi da xanh. Đối với người chưa có kinh nghiệm như anh. Có được kết quả này là do anh đã từng tham gia lớp kỹ thuật trồng xoài 3 màu do UBND xã Long Giang tổ chức.
“Cũng biết được chút đỉnh. Người ta dạy cũng được cũng nhiệt tình, dễ hiểu. Cách xử lý ra hoa, tỉa cành, tạo tán, ghép cây cho trái. Nói chung cũng có được bổ ích cho mình có kinh nghiệm làm”.
Không riêng gì anh Minh Sơn, nhìn chung số lượng học viên khi kết thúc lớp nghề lao động nông thôn đều có việc làm ổn định hoặc đi làm tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài xã, với tỷ lệ 70%. Góp phần đáng kể vào việc giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ, ổn định chính sách an sinh xã hội địa bàn.
Phát huy kết quả đạt được, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong thời gian tới, UBND xã Long Giang sẽ căn cứ nhu cầu học nghề, yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, yêu cầu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khả năng cân đối các nguồn kinh phí để mở các lớp nghề tại xã.
Phó chủ tịch UBND xã Long Giang Trương Thị Phương Thúy cho biết thêm: “Tạo điều kiện cho người dân có tay nghề vững chắc, tạo những sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó cũng tăng cường vay vốn cho các hộ đã có kỹ thuật, tay nghề có điều kiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu thị trường, có điều kiện tăng thêm thu nhập gia đình và bản thân”.
Việc đề cao tầm quan trọng của kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn như ở Long Giang sẽ là đòn bẩy giúp giải quyết ổn định nhu cầu lao động địa phương, giữ vững ổn định chính sách an sinh xã hội, nâng cao thu nhập bình quân đầu người đó cũng là một trong những yếu tố góp phần trong xây dựng xã nông thôn mới./.
Tính từ đầu năm đến nay, UBND xã Long Giang phối hợp cùng Trường Trung cấp kỹ thuật - công nghệ An Giang mở được 3 lớp nghề: sửa chữa bình xịt thuốc (tại ấp Long Thạnh 1), may công nghiệp (ấp Long Phú), lớp trồng rau an toàn (ấp Long Thuận), thu hút 72 học viên tham gia. Với phương châm cầm tay chỉ việc, thời gian thực học các lớp nghề chỉ kéo dài từ 1 đến 3 tháng, các giảng viên tận tình hướng dẫn lý thuyết, sát sao những giờ thực hành, đặc biệt phần lớn 2/3 thời gian dành cho học viên thực hành trên sản phẩm hay ra đồng ruộng. Trong quá trình thực hành có gì không hiểu, thao tác làm chưa đúng cách, học viên chủ động trao đổi với giảng viên để được hướng dẫn, điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời. Từ đó từng học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức khá nhanh chóng, thành thạo theo chuyên môn ngành nghề mình được đào tạo vào thực tế.
Để có được các lớp nghề vừa nêu thì ngay từ đầu năm, UBND xã Long Giang tiến hành rà soát lại danh mục nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và giảm nghèo bền vững đi đôi với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn nghề phù hợp; thực hiện phương châm “chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”. Sau đó tiến hành điều tra chỉ tiêu, nhu cầu học nghề cụ thể của bà con, thanh niên địa bàn để làm cơ sở mở lớp đúng theo yêu cầu nguyện vọng của người dân, trong đó đối tượng ưu tiên luôn là người dân thuộc diện gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn, con em gia đình chính sách, lao động muốn nâng cao tay nghề. Trong quá trình học nghề nếu các học viên gặp khó từ sách, vở, trang thiết bị thực hành, nơi học hay chi phí đi lại, xã đều bố trí những nguồn quỹ hỗ trợ kịp thời để người dân theo hết lớp học. Sau khi được cấp chứng chỉ nghề, chính quyền còn làm đầu mối đưa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đến các học viên hay giới thiệu địa chỉ của doanh nghiệp đang cần nguồn lao động có tay nghề về phục vụ đến tận các học viên. Ngoài việc tổ chức tư vấn nghề, giới thiệu việc làm, xã còn gắn công tác đào tạo với xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, hỗ trợ vay vốn ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sử dụng và phát huy hiệu quả những kiến thức đã học trong lao động sản xuất.
Anh Trần Minh Sơn, ngụ ấp Long Hưng, xã Long Giang chia sẻ, gia đình anh đầu tư trồng 10.000 m2 cây bưởi, cam Xoàn từ năm 2015. Đến nay qua việc thu hoạch trái được một vụ, hiệu quả rất khả quan với 6 tấn cam Xoàn và 200 kg bưởi da xanh. Đối với người chưa có kinh nghiệm như anh. Có được kết quả này là do anh đã từng tham gia lớp kỹ thuật trồng xoài 3 màu do UBND xã Long Giang tổ chức.
“Cũng biết được chút đỉnh. Người ta dạy cũng được cũng nhiệt tình, dễ hiểu. Cách xử lý ra hoa, tỉa cành, tạo tán, ghép cây cho trái. Nói chung cũng có được bổ ích cho mình có kinh nghiệm làm”.
Không riêng gì anh Minh Sơn, nhìn chung số lượng học viên khi kết thúc lớp nghề lao động nông thôn đều có việc làm ổn định hoặc đi làm tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài xã, với tỷ lệ 70%. Góp phần đáng kể vào việc giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ, ổn định chính sách an sinh xã hội địa bàn.
Phát huy kết quả đạt được, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong thời gian tới, UBND xã Long Giang sẽ căn cứ nhu cầu học nghề, yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, yêu cầu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khả năng cân đối các nguồn kinh phí để mở các lớp nghề tại xã.
Phó chủ tịch UBND xã Long Giang Trương Thị Phương Thúy cho biết thêm: “Tạo điều kiện cho người dân có tay nghề vững chắc, tạo những sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó cũng tăng cường vay vốn cho các hộ đã có kỹ thuật, tay nghề có điều kiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu thị trường, có điều kiện tăng thêm thu nhập gia đình và bản thân”.
Việc đề cao tầm quan trọng của kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn như ở Long Giang sẽ là đòn bẩy giúp giải quyết ổn định nhu cầu lao động địa phương, giữ vững ổn định chính sách an sinh xã hội, nâng cao thu nhập bình quân đầu người đó cũng là một trong những yếu tố góp phần trong xây dựng xã nông thôn mới./.
Bảo Dinh