Thực tiễn - kinh nghiệm
Cây Mè trên đất lúa tại xã Hòa Bình
- Được đăng: Thứ hai, 23 Tháng 5 2016 13:52
- Lượt xem: 2809
(TGAG)- Trong những năm gần đây cây Mè được nhiều bà con nông dân trên địa bàn xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới lựa chọn trồng trong vụ Hè thu, tuy diện tích vẫn còn ít hơn nhiều so với lúa nhưng bước đầu đã cho thấy được hiệu quả thiết thực từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã, góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều nông dân nơi đây.
Hòa Bình vốn là một xã thuần nông nên người dân trên địa bàn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó tập trung sản xuất lúa với 03 vụ/ năm, tuy nhiên nhận thấy trong vụ Hè thu bà con nông dân thường gặp phải nhiều yếu tố bất lợi do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả bấp bênh, chi phí sản xuất cao… nên ngành nông nghiệp và UBND xã đã vận động bà con nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất 03 vụ lúa thành 02 lúa 01 màu, trong đó màu được trồng trên nền đất lúa trong vụ Hè thu nhằm nâng lợi nhuận và tạo điều kiện tốt cho sản xuất lúa ở vụ Thu đông. Với các đặc tính thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 75 ngày, ít tốn công chăm sóc, khả năng chịu hạn cao, sợ úng nước, nếu úng nước thì là bị vàng, cây sẽ phát triển kém, vì vậy lượng nước cần ít hơn lúa điều này rất thuận lợi trong điều kiện thời tiết như hiện nay, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên cây Mè được nông dân ưu chuộng cho cơ cấu luân canh 02 lúa 01 màu. Là loại cây không kén đất, Mè có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng loại đất thịt nhẹ tơi xốp, thoát nước, độ chua vừa phải là tốt nhất. Thường cây Mè được trồng ngay sau khi kết thúc vụ Đông xuân và theo nhiều nông dân cây Mè rất dễ trồng, để cây Mè sinh trưởng và phát triển tốt ngoài việc bón phân, tưới nước đầy đủ thì cần làm đất kĩ, đảm bảo thoát nước tốt do cây Mè không chịu nước nhiều như lúa, chỉ cần bơm nước cho ướt ruộng để đảm bảo độ ẩm, sau đó thoát nước ra khi nào thấy khô thì bơm tiếp là được. Nếu bà con nông dân áp dụng tốt kỹ thuật trong quá trình sản xuất và thuận lợi cả về thời tiết và giá cả sau khi trừ chi phí một vụ Mè người nông dân có thể thu về lợi nhuận trung bình từ 3 triệu đến 4 triệu đồng/ công. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà trồng cây Mè trên đất lúa còn có tác dụng giúp cắt dòng đời sâu bệnh trên lúa, tăng chất hữu cơ trong đất, giúp cho vụ lúa sau bà con nông dân giảm được khoảng 30- 40% lượng phân, thuốc, qua đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho người trồng.
Anh Nguyễn Văn Lý, nông dân ấp An Thạnh vui vẻ cho chúng tôi biết: “Tôi có 03 công tầm nhỏ, lợi nhuận thì cao như Đông xuân vậy đó. Sạ Mè vụ Hè thu giữa thì vụ lúa sau thấy nó cũng nhẹ, nhẹ phân thuốc, nhẹ phân dữ lắm, giải chất độc hữu cơ. Lời nhiều và khá hơn lúa dữ lắm, so với vụ lúa mùa này thì dễ gì lợi nhuận cao bằng vụ Mè, còn chăm sóc thì cũng dễ hơn lúa bởi nó ngắn ngày hơn lúa, có 75 ngày là mình thu hoạch rồi”.
Nói đến việc tiết kiệm cũng như kinh nghiệm trong khâu chăm sóc Mè từ mới bắt đầu trồng đến khi thu hoạch, chú Nguyễn Văn Hậu, một người dân ở ấp An Thạnh, cho chúng tôi biết thêm: “Mấy mùa trước làm sử dụng khoảng một bao phân nhưng do mùa này nắng hạn nên khi giải phân nắng nóng quá bị bóc hơi đi bớt khoảng 1/3 lượng phân chỉ còn lại 2/3 lượng phân giải xuống. Còn thuốc thì không có tốn bao nhiêu, chỉ có xịt dưỡng cho Mè khoảng vài cử là được. Khi có sâu với bọ trĩ thì xịt khoảng 3-4 cử thuốc, đến khi Mè trổ bông thì xịt thuốc trị bọ trĩ thêm một cử nữa, rồi đến khi rụng bông xịt dưỡng thêm 1-2 cử nữa là xong nó giống như lúa. Tính tổng hết các chi phí thì 1 công tốn khoảng chừng hơn 500 ngàn đồng”.
Để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt kết quả tốt và giúp cho bà con nông dân trồng Mè đạt hiệu quả hơn, Ngành nông nghiệp, Hội nông dân của xã đã tổ chức mở lớp kỹ thuật trồng Mè với khoảng 20 nông dân tham gia, qua đây chuyển giao cho bà con nông dân những kiến thức, kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây Mè trên đất lúa. Bên cạnh đó bà con nông dân còn cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Trao đổi với chúng tôi, chú Nguyễn Văn Hậu, ở ấp An Thạnh chia sẻ: “Tui mần được có 5 công hà, 5 công tầm cắt thì được 7 công nhà nước, bây giờ cây lúa mình sang qua trồng rẫy Mè, rẫy Mè kể như nó tạo cho mặt đất mình nó xốp cho nên vụ 3 lên mình trồng lúa cũng tốt bình thường như vụ đông xuân vừa rồi. Đông xuân thể như mần được tấn, tấn hai, tấn ba thì được 4 triệu mấy 5 triệu, cái mình thêm vụ Mè nếu vụ Mè mình mần như năm rời giá 40 ngàn đến 41 ngàn/ kí thì mần 200 kí thì nó 8 triệu mà chi phí mình lời khoảng 6 triệu/ công. Năm nay bởi vì nắng quá rồi bị bệnh nhiều nên nó không bằng năm rồi, nước thì không có bây nhiêu hết, miễn có mưa lai rai thì nó phát lên nhiều, còn không có thì cũng trung bình vậy thôi chứ hổng có gì, nó nhẹ nước.”
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp xã trong vụ hè thu 2016, toàn xã Hòa Bình có 130 ha đất trồng Mè, tập trung nhiều nhất tại cồn An Thạnh với 100 ha, còn lại được trồng rải rác ở các tiểu vùng sản xuất. Mặc dù năm nay gặp bất lợi do thời tiết nắng nóng kéo dài, sâu bệnh nhiều hơn làm cho chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng đến năng suất và giá cả thấp hơn so với năm 2015. Tuy nhiên với năng suất thu hoạch bình quân đạt 150 ký/công tầm cắt và giá cả dao động ở mức từ 32 ngàn đến 33 ngàn đồng/ký, sau khi trừ chi phí bà con nông dân còn lãi khoảng 2 triệu đến 3 triệu đồng/công, cao hơn nhiều so với cùng diện tích lúa hè thu. Ngoài ra, do Mè được sử dụng nhiều trong chế biến thức phẩm và các sản phẩm khác nên đầu ra tương đối ổn định tạo được sự an tâm cho bà con nông dân. Phần lớn khi ruộng Mè của nông dân bước vào thu hoạch là thương lái có mặt thỏa thuận giá cả mua bán với nông dân.
Với mô hình trồng Mè trên ruộng lúa trong vụ hè thu ở xã Hòa Bình đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, khẳng định sự đúng đắn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương../.
Hòa Bình vốn là một xã thuần nông nên người dân trên địa bàn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó tập trung sản xuất lúa với 03 vụ/ năm, tuy nhiên nhận thấy trong vụ Hè thu bà con nông dân thường gặp phải nhiều yếu tố bất lợi do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả bấp bênh, chi phí sản xuất cao… nên ngành nông nghiệp và UBND xã đã vận động bà con nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất 03 vụ lúa thành 02 lúa 01 màu, trong đó màu được trồng trên nền đất lúa trong vụ Hè thu nhằm nâng lợi nhuận và tạo điều kiện tốt cho sản xuất lúa ở vụ Thu đông. Với các đặc tính thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 75 ngày, ít tốn công chăm sóc, khả năng chịu hạn cao, sợ úng nước, nếu úng nước thì là bị vàng, cây sẽ phát triển kém, vì vậy lượng nước cần ít hơn lúa điều này rất thuận lợi trong điều kiện thời tiết như hiện nay, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên cây Mè được nông dân ưu chuộng cho cơ cấu luân canh 02 lúa 01 màu. Là loại cây không kén đất, Mè có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng loại đất thịt nhẹ tơi xốp, thoát nước, độ chua vừa phải là tốt nhất. Thường cây Mè được trồng ngay sau khi kết thúc vụ Đông xuân và theo nhiều nông dân cây Mè rất dễ trồng, để cây Mè sinh trưởng và phát triển tốt ngoài việc bón phân, tưới nước đầy đủ thì cần làm đất kĩ, đảm bảo thoát nước tốt do cây Mè không chịu nước nhiều như lúa, chỉ cần bơm nước cho ướt ruộng để đảm bảo độ ẩm, sau đó thoát nước ra khi nào thấy khô thì bơm tiếp là được. Nếu bà con nông dân áp dụng tốt kỹ thuật trong quá trình sản xuất và thuận lợi cả về thời tiết và giá cả sau khi trừ chi phí một vụ Mè người nông dân có thể thu về lợi nhuận trung bình từ 3 triệu đến 4 triệu đồng/ công. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà trồng cây Mè trên đất lúa còn có tác dụng giúp cắt dòng đời sâu bệnh trên lúa, tăng chất hữu cơ trong đất, giúp cho vụ lúa sau bà con nông dân giảm được khoảng 30- 40% lượng phân, thuốc, qua đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho người trồng.
Anh Nguyễn Văn Lý, nông dân ấp An Thạnh vui vẻ cho chúng tôi biết: “Tôi có 03 công tầm nhỏ, lợi nhuận thì cao như Đông xuân vậy đó. Sạ Mè vụ Hè thu giữa thì vụ lúa sau thấy nó cũng nhẹ, nhẹ phân thuốc, nhẹ phân dữ lắm, giải chất độc hữu cơ. Lời nhiều và khá hơn lúa dữ lắm, so với vụ lúa mùa này thì dễ gì lợi nhuận cao bằng vụ Mè, còn chăm sóc thì cũng dễ hơn lúa bởi nó ngắn ngày hơn lúa, có 75 ngày là mình thu hoạch rồi”.
Nói đến việc tiết kiệm cũng như kinh nghiệm trong khâu chăm sóc Mè từ mới bắt đầu trồng đến khi thu hoạch, chú Nguyễn Văn Hậu, một người dân ở ấp An Thạnh, cho chúng tôi biết thêm: “Mấy mùa trước làm sử dụng khoảng một bao phân nhưng do mùa này nắng hạn nên khi giải phân nắng nóng quá bị bóc hơi đi bớt khoảng 1/3 lượng phân chỉ còn lại 2/3 lượng phân giải xuống. Còn thuốc thì không có tốn bao nhiêu, chỉ có xịt dưỡng cho Mè khoảng vài cử là được. Khi có sâu với bọ trĩ thì xịt khoảng 3-4 cử thuốc, đến khi Mè trổ bông thì xịt thuốc trị bọ trĩ thêm một cử nữa, rồi đến khi rụng bông xịt dưỡng thêm 1-2 cử nữa là xong nó giống như lúa. Tính tổng hết các chi phí thì 1 công tốn khoảng chừng hơn 500 ngàn đồng”.
Để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt kết quả tốt và giúp cho bà con nông dân trồng Mè đạt hiệu quả hơn, Ngành nông nghiệp, Hội nông dân của xã đã tổ chức mở lớp kỹ thuật trồng Mè với khoảng 20 nông dân tham gia, qua đây chuyển giao cho bà con nông dân những kiến thức, kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây Mè trên đất lúa. Bên cạnh đó bà con nông dân còn cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Trao đổi với chúng tôi, chú Nguyễn Văn Hậu, ở ấp An Thạnh chia sẻ: “Tui mần được có 5 công hà, 5 công tầm cắt thì được 7 công nhà nước, bây giờ cây lúa mình sang qua trồng rẫy Mè, rẫy Mè kể như nó tạo cho mặt đất mình nó xốp cho nên vụ 3 lên mình trồng lúa cũng tốt bình thường như vụ đông xuân vừa rồi. Đông xuân thể như mần được tấn, tấn hai, tấn ba thì được 4 triệu mấy 5 triệu, cái mình thêm vụ Mè nếu vụ Mè mình mần như năm rời giá 40 ngàn đến 41 ngàn/ kí thì mần 200 kí thì nó 8 triệu mà chi phí mình lời khoảng 6 triệu/ công. Năm nay bởi vì nắng quá rồi bị bệnh nhiều nên nó không bằng năm rồi, nước thì không có bây nhiêu hết, miễn có mưa lai rai thì nó phát lên nhiều, còn không có thì cũng trung bình vậy thôi chứ hổng có gì, nó nhẹ nước.”
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp xã trong vụ hè thu 2016, toàn xã Hòa Bình có 130 ha đất trồng Mè, tập trung nhiều nhất tại cồn An Thạnh với 100 ha, còn lại được trồng rải rác ở các tiểu vùng sản xuất. Mặc dù năm nay gặp bất lợi do thời tiết nắng nóng kéo dài, sâu bệnh nhiều hơn làm cho chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng đến năng suất và giá cả thấp hơn so với năm 2015. Tuy nhiên với năng suất thu hoạch bình quân đạt 150 ký/công tầm cắt và giá cả dao động ở mức từ 32 ngàn đến 33 ngàn đồng/ký, sau khi trừ chi phí bà con nông dân còn lãi khoảng 2 triệu đến 3 triệu đồng/công, cao hơn nhiều so với cùng diện tích lúa hè thu. Ngoài ra, do Mè được sử dụng nhiều trong chế biến thức phẩm và các sản phẩm khác nên đầu ra tương đối ổn định tạo được sự an tâm cho bà con nông dân. Phần lớn khi ruộng Mè của nông dân bước vào thu hoạch là thương lái có mặt thỏa thuận giá cả mua bán với nông dân.
Với mô hình trồng Mè trên ruộng lúa trong vụ hè thu ở xã Hòa Bình đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, khẳng định sự đúng đắn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương../.
Bài, ảnh: Hải Đăng