Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin đến cơ sở
- Được đăng: Thứ sáu, 11 Tháng 8 2017 10:02
- Lượt xem: 18051
(TGAG)- Ngày nay, thông tin đã trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi quốc gia, là yếu tố quyết định sự tiến bộ xã hội. Thông tin trở thành nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mọi người, mọi tổ chức; là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Trung ương đã đánh giá: Thời gian qua, công tác thông tin cơ sở đã góp phần phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân trên địa bàn dân cư; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên, nhìn chung, công tác thông tin cơ sở còn hạn chế, bất cập, hiệu quả thấp; nội dung thông tin còn ít thiết thực, chưa được phổ cập rộng rãi tới đa số người dân; phương thức truyền thông chủ yếu vẫn theo cách làm truyền thống, chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Những hạn chế, bất cập trên chủ yếu là do chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác này; cấp ủy, chính quyền các cấp ở nhiều nơi nhận thức chưa đầy đủ về phạm vi, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở; thiếu sự phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của các cấp, các ngành về phương thức truyền thông, về lựa chọn thông tin, kiến thức thiết thực cho cuộc sống, lao động, sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn dân cư ở cơ sở.
Điều cần quan tâm là những hạn chế ở cơ sở không phải chỉ do cơ sở yếu kém, mà có phần là do việc chỉ đạo, hướng dẫn không thật phù hợp, chưa kịp thời,… của cơ quan cấp trên.
Để đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, Ban bí thư yêu cầu: Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần phải coi công tác thông tin cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Từ đó: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ các phương tiện truyền thông hiện đại với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết chế văn hóa - thông tin ở cơ sở hiện có và chương trình nông thôn mới để làm tốt công tác thông tin ở cơ sở; bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, kiến thức cần thiết cho cuộc sống lao động, sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn; đồng thời chủ động đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xấu độc, xuyên tạc, góp phần củng cố sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở cơ sở và từ cơ sở.
Phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thông, truyền thông đa phương tiện để tổ chức công tác thông tin cơ sở; đồng thời chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền miệng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở cần được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương để khai thác, sử dụng có hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, củng cố, tổ chức lại theo thẩm quyền (nếu cần thiết, song phải bảo đảm không tăng biên chế và đầu mối trực thuộc) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa- thông tin cơ sở hiện có (đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã, đội tuyên truyền lưu động cấp huyện, điểm bưu điện - văn hóa xã, tủ sách pháp luật, cụm thông tin cổ động nhà văn hóa, trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng, thư viện, đội chiếu phim lưu động…) đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và phù hợp với thực tế địa phương trong tình hình mới.
Phải chủ động hơn trong tuyên truyền. Phải đưa đầy đủ, kịp thời thông tin về cơ sở. Chú trọng nâng cao chất lượng thông tin, phù hợp với từng đối tượng là trực tiếp làm cho “dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm” các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh, loại trừ các thông tin sai trái, độc hại; giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. “Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại”./.
Trung ương đã đánh giá: Thời gian qua, công tác thông tin cơ sở đã góp phần phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân trên địa bàn dân cư; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên, nhìn chung, công tác thông tin cơ sở còn hạn chế, bất cập, hiệu quả thấp; nội dung thông tin còn ít thiết thực, chưa được phổ cập rộng rãi tới đa số người dân; phương thức truyền thông chủ yếu vẫn theo cách làm truyền thống, chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Những hạn chế, bất cập trên chủ yếu là do chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác này; cấp ủy, chính quyền các cấp ở nhiều nơi nhận thức chưa đầy đủ về phạm vi, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở; thiếu sự phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của các cấp, các ngành về phương thức truyền thông, về lựa chọn thông tin, kiến thức thiết thực cho cuộc sống, lao động, sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn dân cư ở cơ sở.
Điều cần quan tâm là những hạn chế ở cơ sở không phải chỉ do cơ sở yếu kém, mà có phần là do việc chỉ đạo, hướng dẫn không thật phù hợp, chưa kịp thời,… của cơ quan cấp trên.
Để đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, Ban bí thư yêu cầu: Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần phải coi công tác thông tin cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Từ đó: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ các phương tiện truyền thông hiện đại với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết chế văn hóa - thông tin ở cơ sở hiện có và chương trình nông thôn mới để làm tốt công tác thông tin ở cơ sở; bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, kiến thức cần thiết cho cuộc sống lao động, sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn; đồng thời chủ động đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xấu độc, xuyên tạc, góp phần củng cố sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở cơ sở và từ cơ sở.
Phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thông, truyền thông đa phương tiện để tổ chức công tác thông tin cơ sở; đồng thời chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền miệng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở cần được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương để khai thác, sử dụng có hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, củng cố, tổ chức lại theo thẩm quyền (nếu cần thiết, song phải bảo đảm không tăng biên chế và đầu mối trực thuộc) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa- thông tin cơ sở hiện có (đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã, đội tuyên truyền lưu động cấp huyện, điểm bưu điện - văn hóa xã, tủ sách pháp luật, cụm thông tin cổ động nhà văn hóa, trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng, thư viện, đội chiếu phim lưu động…) đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và phù hợp với thực tế địa phương trong tình hình mới.
Phải chủ động hơn trong tuyên truyền. Phải đưa đầy đủ, kịp thời thông tin về cơ sở. Chú trọng nâng cao chất lượng thông tin, phù hợp với từng đối tượng là trực tiếp làm cho “dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm” các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh, loại trừ các thông tin sai trái, độc hại; giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. “Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại”./.
TRUNG KIÊN