Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở
- Được đăng: Thứ tư, 14 Tháng 9 2016 15:18
- Lượt xem: 9109
(TGAG)- Tuyên truyền miệng là một trong những kênh thông tin trực tiếp truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phổ biến, giáo dục, quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trước các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế; đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc, phản động.
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 01/9/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở. Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã lựa chọn, thành lập đội ngũ báo cáo viên, lực lượng tuyên truyền viên đúng tiêu chuẩn, đảm bảo số lượng, chất lượng; tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; kịp thời cung cấp thông tin; tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở đã góp phần quan trọng trong việc phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tuyên truyền sâu rộng các thành tựu kinh tế - xã hội, các hoạt động chính trị, thông tin thời sự, thời cuộc, các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, góp phần tăng cường sự gắn bó giữa Đảng với Nhân dân, thống nhất tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định: một số cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng; một vài nơi chưa quan tâm đúng mức đối với việc xây dựng lực lượng tuyên truyền viên; một số địa phương chưa tạo điều kiện về kinh phí, đầu tư các trang thiết bị phục vụ hoạt động tuyên truyền miệng; một vài địa phương, cơ quan, đơn vị chưa tích cực tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; chế độ chính sách đối với lực lượng tuyên truyền viên chưa có quy định cụ thể... Từ đó làm cho hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở từng lúc, từng nơi còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở trong thời gian tới, tôi xin trao đổi một số giải pháp để các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, nhất là ban tuyên giáo cấp huyện và cơ sở nghiên cứu, vận dụng tổ chức thực hiện:
- Mỗi tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng. Xác định mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên hoạt động trên mọi lĩnh vực đều phải có trách nhiệm làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng, coi đó là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng công tác của tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể; tính tiên phong, gương mẫu và phẩm chất chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.
- Quan tâm kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đúng tiêu chuẩn, đảm bảo số lượng, chất lượng; thường xuyên lựa chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thay thế những người không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực và không có điều kiện hoạt động; tăng cường quản lý và chỉ đạo hoạt động, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đối với lực lượng này để đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân.
- Thường xuyên mở lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ báo cáo viên, lực lượng tuyên truyền viên; quan tâm đổi mới phương pháp hoạt động tuyên truyền miệng; đẩy mạnh thông tin hai chiều theo hướng dân chủ hóa, gắn truyền đạt với đối thoại theo từng đối tượng, nhóm nhỏ.
- Ngoài những tài liệu do cấp trên cung cấp, ban tuyên giáo cấp huyện và cơ sở cần chủ động biên soạn các loại tài liệu tuyên truyền theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị mình nhằm phục vụ tốt công tác tuyên truyền cả thường xuyên và đột xuất. Hằng tháng, duy trì tổ chức đều đặn các hội nghị báo cáo viên cấp huyện và hội nghị tuyên truyền viên cấp cơ sở; từng bước nâng cao chất lượng thông tin để làm tốt công tác định hướng dư luận xã hội.
- Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện về chế độ, chính sách đối với lực lượng tuyên truyền viên cơ sở, đồng thời đảm bảo kinh phí hoạt động, đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền miệng phù hợp với tình hình mới.
- Thực hiện tốt công tác điều tra dư luận xã hội, thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng, nhất là nhu cầu tiếp nhận thông tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân để đáp ứng kịp thời.
Có thể khẳng định rằng, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng của mỗi tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể; thường xuyên quan tâm đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở./.
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 01/9/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở. Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã lựa chọn, thành lập đội ngũ báo cáo viên, lực lượng tuyên truyền viên đúng tiêu chuẩn, đảm bảo số lượng, chất lượng; tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; kịp thời cung cấp thông tin; tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở đã góp phần quan trọng trong việc phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tuyên truyền sâu rộng các thành tựu kinh tế - xã hội, các hoạt động chính trị, thông tin thời sự, thời cuộc, các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, góp phần tăng cường sự gắn bó giữa Đảng với Nhân dân, thống nhất tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định: một số cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng; một vài nơi chưa quan tâm đúng mức đối với việc xây dựng lực lượng tuyên truyền viên; một số địa phương chưa tạo điều kiện về kinh phí, đầu tư các trang thiết bị phục vụ hoạt động tuyên truyền miệng; một vài địa phương, cơ quan, đơn vị chưa tích cực tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; chế độ chính sách đối với lực lượng tuyên truyền viên chưa có quy định cụ thể... Từ đó làm cho hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở từng lúc, từng nơi còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở trong thời gian tới, tôi xin trao đổi một số giải pháp để các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, nhất là ban tuyên giáo cấp huyện và cơ sở nghiên cứu, vận dụng tổ chức thực hiện:
- Mỗi tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng. Xác định mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên hoạt động trên mọi lĩnh vực đều phải có trách nhiệm làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng, coi đó là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng công tác của tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể; tính tiên phong, gương mẫu và phẩm chất chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.
- Quan tâm kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đúng tiêu chuẩn, đảm bảo số lượng, chất lượng; thường xuyên lựa chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thay thế những người không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực và không có điều kiện hoạt động; tăng cường quản lý và chỉ đạo hoạt động, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đối với lực lượng này để đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân.
- Thường xuyên mở lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ báo cáo viên, lực lượng tuyên truyền viên; quan tâm đổi mới phương pháp hoạt động tuyên truyền miệng; đẩy mạnh thông tin hai chiều theo hướng dân chủ hóa, gắn truyền đạt với đối thoại theo từng đối tượng, nhóm nhỏ.
- Ngoài những tài liệu do cấp trên cung cấp, ban tuyên giáo cấp huyện và cơ sở cần chủ động biên soạn các loại tài liệu tuyên truyền theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị mình nhằm phục vụ tốt công tác tuyên truyền cả thường xuyên và đột xuất. Hằng tháng, duy trì tổ chức đều đặn các hội nghị báo cáo viên cấp huyện và hội nghị tuyên truyền viên cấp cơ sở; từng bước nâng cao chất lượng thông tin để làm tốt công tác định hướng dư luận xã hội.
- Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện về chế độ, chính sách đối với lực lượng tuyên truyền viên cơ sở, đồng thời đảm bảo kinh phí hoạt động, đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền miệng phù hợp với tình hình mới.
- Thực hiện tốt công tác điều tra dư luận xã hội, thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng, nhất là nhu cầu tiếp nhận thông tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân để đáp ứng kịp thời.
Có thể khẳng định rằng, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng của mỗi tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể; thường xuyên quan tâm đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở./.
LÂM VĂN GIÀU
Trưởng phòng TTCTTG