Xây dựng Đảng
Phú Tân: Tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả
- Được đăng: Thứ ba, 06 Tháng 6 2017 08:09
- Lượt xem: 2694
(TGAG)- Đảng bộ huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) hiện có 66 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc, gồm 18 đảng bộ xã, thị trấn; 06 đảng bộ ngành huyện và 42 chi bộ ngành huyện, 288 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở (trong đó có 01 đảng bộ bộ phận) với 4.433 đảng viên. Trong những năm qua, cấp ủy từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đa số có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Nhận thức rõ vị trí quan trọng của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, Đảng bộ huyện luôn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể với những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Trong quá trình chỉ đạo, Huyện ủy chỉ đạo cụ thể hóa các nhiệm vụ cho phù hợp với thực tiễn địa phương theo phương châm “Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng đời sống văn hóa là nền tảng”.
Song song đó, Huyện ủy còn chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Những kết quả trong đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động hệ thống chính trị và xây dựng bộ máy trong hệ thống chính trị đã góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan theo quy định của pháp luật.
Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cơ sở, Huyện ủy tập trung đổi mới theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, không để xảy ra tình trạng bao biện, làm thay; phong cách làm việc chuyển biến theo hướng sát với cơ sở, giải quyết công việc ngay tại cơ sở, giảm bớt giấy tờ và khắc phục được tình trạng phiền hà, sách nhiễu nhân dân; mối quan hệ phối hợp giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện, xã được tăng cường, phát huy tính chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả phối hợp, quản lý điều hành,…
Trong triển khai xây dựng các nghị quyết của Huyện ủy, cũng như cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, huyện luôn quan tâm và thực hiện bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương. Vì vậy, các chỉ thị, nghị quyết của huyện luôn đảm bảo ngắn gọn, rõ chủ đề và những nội dung, giải pháp chủ yếu, tạo sự thuận lợi, nhất quán trong tổ chức thực hiện. Ngoài ra, để đảm bảo các chỉ thị, nghị quyết đi vào cuộc sống, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc trong triển khai thực hiện cũng được huyện thường xuyên quan tâm và phân công cụ thể trách nhiệm, nhất là các nội dung liên quan đến thực hiện các dự án về phát triển kinh tế; xây dựng cơ bản; quản lý đất đai; xây dựng nông thôn mới.... Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý khắc phục kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm trong tổ chức thực hiện.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cũng được các cấp ủy đảng cơ sở đặc biệt quan tâm thông qua việc rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từng bước đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, nhất là đối với cấp xã. Coi trọng việc đánh giá năng lực, phẩm chất, trình độ, tiêu chuẩn, tín nhiệm của cán bộ khi bố trí, đề bạt, luân chuyển và bổ nhiệm. Công tác kiểm tra được các cấp uỷ chủ động xây dựng thành chương trình và tổ chức thực hiện đầy đủ, kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề, tập trung vào việc chấp hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng trên cơ sở xem xét thực tế, coi trọng tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của quần chúng đóng góp cho cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng còn quan tâm cải tiến nội dung, chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là ở khu dân cư và chi bộ có ít đảng viên.
Có thể khẳng định, những đổi mới trong xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ huyện đã góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo được sức mạnh từ cơ sở, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong thời gian tới, để tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, Huyện ủy chỉ đạo các chi, đảng bộ, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện cần bám sát, thực hiện các nội dung về nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong tham gia đánh giá cán bộ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác đánh giá cán bộ, công tâm, khách quan đúng thực chất; tuân thủ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền nhằm kiện toàn, nâng chất hoạt động của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở./.
Nhận thức rõ vị trí quan trọng của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, Đảng bộ huyện luôn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể với những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Trong quá trình chỉ đạo, Huyện ủy chỉ đạo cụ thể hóa các nhiệm vụ cho phù hợp với thực tiễn địa phương theo phương châm “Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng đời sống văn hóa là nền tảng”.
Song song đó, Huyện ủy còn chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Những kết quả trong đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động hệ thống chính trị và xây dựng bộ máy trong hệ thống chính trị đã góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan theo quy định của pháp luật.
Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cơ sở, Huyện ủy tập trung đổi mới theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, không để xảy ra tình trạng bao biện, làm thay; phong cách làm việc chuyển biến theo hướng sát với cơ sở, giải quyết công việc ngay tại cơ sở, giảm bớt giấy tờ và khắc phục được tình trạng phiền hà, sách nhiễu nhân dân; mối quan hệ phối hợp giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện, xã được tăng cường, phát huy tính chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả phối hợp, quản lý điều hành,…
Trong triển khai xây dựng các nghị quyết của Huyện ủy, cũng như cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, huyện luôn quan tâm và thực hiện bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương. Vì vậy, các chỉ thị, nghị quyết của huyện luôn đảm bảo ngắn gọn, rõ chủ đề và những nội dung, giải pháp chủ yếu, tạo sự thuận lợi, nhất quán trong tổ chức thực hiện. Ngoài ra, để đảm bảo các chỉ thị, nghị quyết đi vào cuộc sống, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc trong triển khai thực hiện cũng được huyện thường xuyên quan tâm và phân công cụ thể trách nhiệm, nhất là các nội dung liên quan đến thực hiện các dự án về phát triển kinh tế; xây dựng cơ bản; quản lý đất đai; xây dựng nông thôn mới.... Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý khắc phục kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm trong tổ chức thực hiện.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cũng được các cấp ủy đảng cơ sở đặc biệt quan tâm thông qua việc rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từng bước đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, nhất là đối với cấp xã. Coi trọng việc đánh giá năng lực, phẩm chất, trình độ, tiêu chuẩn, tín nhiệm của cán bộ khi bố trí, đề bạt, luân chuyển và bổ nhiệm. Công tác kiểm tra được các cấp uỷ chủ động xây dựng thành chương trình và tổ chức thực hiện đầy đủ, kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề, tập trung vào việc chấp hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng trên cơ sở xem xét thực tế, coi trọng tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của quần chúng đóng góp cho cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng còn quan tâm cải tiến nội dung, chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là ở khu dân cư và chi bộ có ít đảng viên.
Có thể khẳng định, những đổi mới trong xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ huyện đã góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo được sức mạnh từ cơ sở, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong thời gian tới, để tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, Huyện ủy chỉ đạo các chi, đảng bộ, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện cần bám sát, thực hiện các nội dung về nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong tham gia đánh giá cán bộ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác đánh giá cán bộ, công tâm, khách quan đúng thực chất; tuân thủ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền nhằm kiện toàn, nâng chất hoạt động của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở./.
Kiều Trinh – Nguyễn Thắng