Truy cập hiện tại

Đang có 424 khách và không thành viên đang online

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về công tác tuyên truyền miệng

(TGAG)- Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên (BCV, TTV) trong tình hình mới, trên cơ sở quán triệt Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Đồng thời, yêu cầu các cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng, quản lý và chỉ đạo hoạt động đội ngũ BCV, TTV của địa phương, ngành và đơn vị mình. Từ đó, công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực.

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Hiện nay, đội ngũ BCV, TTV trên địa bàn tỉnh gồm có: 05 đồng chí là BCV Trung ương; 21 đồng chí BCV cấp tỉnh; 279 BCV cấp huyện; 3.562 đồng chí TTV cơ sở. Hằng năm, các đồng chí BCV, TTV trong tỉnh lần lượt đều được tạo điều kiện tham dự các lớp tập huấn về kỹ năng, phương pháp tuyên truyền do ban tuyên giáo các cấp tổ chức. Các đồng chí đều có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với nhiệm vụ được giao. Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời định hướng tư tưởng trong nội bộ và các tầng lớp nhân dân trước các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế; đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc, chống phá, phản động. 

Hoạt động tuyên truyền miệng được tăng cường và đi vào nề nếp

Các cấp ủy đảng đã tích cực quan tâm chỉ đạo duy trì tổ chức các hội nghị BCV, TTV định kỳ hằng tháng. Nhiều hội nghị BCV đã được quan tâm đổi mới nội dung, lựa chọn báo cáo viên có chuyên môn sâu và thực hiện tốt việc đối thoại giữa BCV và người nghe nhằm nâng cao chất lượng. Mặt khác, các địa phương còn thường xuyên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí phục vụ tốt cho các công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở. Nhiều phương tiện hiện đại như: máy tính xách tay, máy chiếu, máy ghi âm... đã được trang bị và sử dụng có hiệu quả, góp phần tích cực thúc đẩy việc đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền miệng và nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ BCV, TTV.

Về những hạn chế, khó khăn

- Do chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng nên một vài cấp ủy chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với hoạt động tuyên truyền miệng; chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí và các điều kiện phục vụ cho hoạt động này; chưa quan tâm tổ chức và duy trì hội nghị tuyên truyền viên cấp xã định kỳ hằng tháng. Đội ngũ BCV hoạt động không đồng đều; vừa thừa và vừa thiếu; một số đồng chí chưa tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền trong hệ thống ngành, lĩnh vực mình phụ trách; chưa kịp thời nắm bắt dư luận, dự báo tình hình; việc tổ chức đối thoại trong hội nghị BCV chưa được thực hiện nề nếp. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền miệng, chưa tích cực tham gia tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thiếu trách nhiệm trong việc thông tin, định hướng tư tưởng trong quần chúng nhân dân ở nơi công tác và cư trú. Nhiều địa phương, đơn vị chưa coi nhiệm vụ tuyên truyền miệng là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng công tác của các cấp ủy cơ sở và tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên.

Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, cấp ủy các cấp quan tâm tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, quán triệt sâu sắc ý nghĩa, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng, xác định đây là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất trong việc định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân góp phần tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin, cổ vũ phong trào cách mạng ở địa phương.

Thứ hai, thường xuyên quan tâm thực hiện việc rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đúng theo Quy chế hoạt động báo cáo viên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (ban hành kèm theo Quyết định 131-QĐ/TU, ngày 06/5/2016).

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ nội dung, cách thức thông tin tuyên truyền. Nội dung cần tập trung thông tin, tuyên truyền và kịp thời định hướng đối với những vấn đề quan trọng, bức xúc, nổi cộm, nhất là các nội dung có tính thời sự, gắn với công việc, cuộc sống, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp từng đối tượng. Chú trọng tính khách quan của thông tin, tính thuyết phục của việc định hướng thông tin, trên cơ sở phát huy ưu thế của loại hình tuyên truyền miệng là trực tiếp, có trao đổi hai chiều, giải đáp kịp thời những vướng mắc phát sinh.

Thứ tư, chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, nội dung công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên từng tháng, quý, năm. Duy trì tổ chức định kỳ hằng tháng hội nghị báo cáo viên cấp huyện và hội nghị tuyên truyền viên cấp xã; thường xuyên quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hội nghị này.

Thứ năm, tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kịp thời cung cấp thông tin cho đội ngũ BCV, TTV. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động tuyên truyền miệng; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác tuyên truyền miệng, đồng thời xử lý nghiêm các BCV, TTV vi phạm quy chế hoạt động.

LÂM VĂN GIÀU
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40590218