Truy cập hiện tại

Đang có 407 khách và không thành viên đang online

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

(TGAG)- Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, ngày 28/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, cho ý kiến hai dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.



Trong phiên làm việc sáng, các đại biểu Quốc hội sẽ nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) và thảo luận nội dung dự án Luật.

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và Phiên họp thứ 35 về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, đồng thời gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 8 chương, 50 điều, quy định về nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Dân quân tự vệ.

Những nội dung của dự thảo Luật được chỉnh lý, tiếp thu gồm: giải thích từ ngữ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ; độ tuổi, thời hạn, tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình; đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quản lý Dân quân tự vệ; tiêu chuẩn, tuyển chọn và thẩm quyền quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ; hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ...

Theo Chương trình, cuối phiên họp sáng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019.

Trong phiên làm việc chiều, các đại biểu Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và thảo luận về dự án luật này.

Dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Tiếp đó, tại Phiên họp lần thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật.

Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua gồm 8 chương, 52 điều (tăng 2 chương, 12 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7) (xin ý kiến 6 chương, 40 điều), quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Một số vấn đề tiếp tục được xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 gồm: Về đối tượng cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh; về thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh; quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam bảo đảm tính kết nối, liên thông, tránh trùng lặp; về trách nhiệm quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam./.
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40048156