Vạch mặt ý đồ thâm độc!
- Được đăng: Thứ sáu, 27 Tháng 11 2020 09:50
- Lượt xem: 1376
(TUAG)- Trong hoạt động chống phá hiện nay, các thế lực thù địch gia tăng xuyên tạc về vai trò lãnh đạo và nền tảng tư tưởng của Đảng. Mạc Văn Trang có “Chuyện tách đảng làm đôi”, kêu gào: “Việt Nam phải đa đảng cạnh tranh, phải tam quyền phân lập, tự do ứng cử bầu cử, phải phát triển xã hội dân sự… tình trạng Đảng Cộng sản toàn trị, độc tài như hiện tình, thì sớm muộn cũng nổ ra bất ổn…”. Một tên khác tung ra “đòn” khá thâm độc: “Tổng Công đoàn Việt Nam hay Hội Phụ nữ Việt Nam, hay thậm chí Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, cánh tay phải của Đảng, tuyên bố tự tách ra một đảng mới với cương lĩnh mới, không mang cái danh hiệu chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh giả cầy nữa”…
Gắn với các dạng giả danh “đề xuất” đó, bọn họ ra sức khai thác những thiếu sót, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái biến chất…; kích động nhằm tạo sự phân hóa sâu sắc trong Đảng, làm suy yếu sự đoàn kết trong Đảng và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Chúng hô hào, khuyến khích cải tổ “triệt để”; thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nguy hiểm hơn, chúng đã còn nhen nhóm xây dựng các tổ chức đảng đối lập phản động, như các cái gọi là “Đảng Dân chủ”, “Đảng Dân chủ xã hội”, “Đảng Dân chủ tự do Thiên chúa giáo”, “Đảng Dân chủ tự do Phật giáo”...
Thực tiễn khẳng định dứt khoát rằng: Ở Việt Nam trước đây đã từng có và lịch sử đã loại bỏ tình trạng đa đảng. Từ đó và hiện nay không cần và không chấp nhận chế độ đa đảng! Thực tiễn 90 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam.
Tuy nhiên, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Vì vậy, để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân...
Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm. Phương hướng chung của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay là phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân.
Cũng cần nói thêm rằng: Thực tiễn “hỗn loạn” chính trị ở nhiều nước do uống phải bài thuốc “Dân chủ - đa đảng” - một bài thuốc cực độc đã cho chúng ta thêm nhiều kinh nghiệm đáng tham khảo. Sau khi “cách mạng màu sắc” nổ ra ở một số nước, người dân ở các quốc gia này đã trải qua những khoảnh khắc khó diễn tả: Từ vui sướng cuồng nhiệt đến hy vọng, từ hy vọng đến chờ đợi, từ chờ đợi đến nhẫn nại, từ nhẫn nại đến thất vọng tràn trề…
Từ đó: Mỗi chúng ta không thể hiểu sai tuyên bố trong Thông điệp Liên bang năm 1990, Tổng thống G. Bu-sơ: “Bốn mươi năm qua, Mỹ và các nước đồng minh luôn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản để bảo đảm cho dân chủ được tồn tại. Giờ đây, do một số nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa bắt đầu sụp đổ, mục tiêu của chúng ta là phải bảo đảm cho dân chủ được phát triển”. Nhưng như nhà phân tích Thô-mát Ca-rô-thơ bình luận: “Dưới sự lãnh đạo của ông G.W. Bu-sơ, “thúc đẩy dân chủ” đã bị tổn hại về tiếng tăm do nó có mối liên hệ mật thiết với cuộc chiến ở I-rắc. Hiện nay, chỉ có số ít công chúng Mỹ ủng hộ việc coi “thúc đẩy dân chủ” là một mục tiêu chính sách của Mỹ,…”. Giáo sư Mai-cơn Phri-man, Viện Hải quân Môn-te-ri (Ca-li-phoóc-ni-a) cho rằng: “Mặc dù thúc đẩy dân chủ đã trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược truy quét chủ nghĩa khủng bố của Chính phủ Mỹ, nhưng chiến lược này không thể tạo ra được những ảnh hưởng tích cực như những gì mà người đề xướng nó kỳ vọng”…
Thực tế rất rõ ràng. Cần hiểu đúng!
Gắn với các dạng giả danh “đề xuất” đó, bọn họ ra sức khai thác những thiếu sót, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái biến chất…; kích động nhằm tạo sự phân hóa sâu sắc trong Đảng, làm suy yếu sự đoàn kết trong Đảng và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Chúng hô hào, khuyến khích cải tổ “triệt để”; thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nguy hiểm hơn, chúng đã còn nhen nhóm xây dựng các tổ chức đảng đối lập phản động, như các cái gọi là “Đảng Dân chủ”, “Đảng Dân chủ xã hội”, “Đảng Dân chủ tự do Thiên chúa giáo”, “Đảng Dân chủ tự do Phật giáo”...
Thực tiễn khẳng định dứt khoát rằng: Ở Việt Nam trước đây đã từng có và lịch sử đã loại bỏ tình trạng đa đảng. Từ đó và hiện nay không cần và không chấp nhận chế độ đa đảng! Thực tiễn 90 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam.
Tuy nhiên, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Vì vậy, để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân...
Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm. Phương hướng chung của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay là phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân.
Cũng cần nói thêm rằng: Thực tiễn “hỗn loạn” chính trị ở nhiều nước do uống phải bài thuốc “Dân chủ - đa đảng” - một bài thuốc cực độc đã cho chúng ta thêm nhiều kinh nghiệm đáng tham khảo. Sau khi “cách mạng màu sắc” nổ ra ở một số nước, người dân ở các quốc gia này đã trải qua những khoảnh khắc khó diễn tả: Từ vui sướng cuồng nhiệt đến hy vọng, từ hy vọng đến chờ đợi, từ chờ đợi đến nhẫn nại, từ nhẫn nại đến thất vọng tràn trề…
Từ đó: Mỗi chúng ta không thể hiểu sai tuyên bố trong Thông điệp Liên bang năm 1990, Tổng thống G. Bu-sơ: “Bốn mươi năm qua, Mỹ và các nước đồng minh luôn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản để bảo đảm cho dân chủ được tồn tại. Giờ đây, do một số nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa bắt đầu sụp đổ, mục tiêu của chúng ta là phải bảo đảm cho dân chủ được phát triển”. Nhưng như nhà phân tích Thô-mát Ca-rô-thơ bình luận: “Dưới sự lãnh đạo của ông G.W. Bu-sơ, “thúc đẩy dân chủ” đã bị tổn hại về tiếng tăm do nó có mối liên hệ mật thiết với cuộc chiến ở I-rắc. Hiện nay, chỉ có số ít công chúng Mỹ ủng hộ việc coi “thúc đẩy dân chủ” là một mục tiêu chính sách của Mỹ,…”. Giáo sư Mai-cơn Phri-man, Viện Hải quân Môn-te-ri (Ca-li-phoóc-ni-a) cho rằng: “Mặc dù thúc đẩy dân chủ đã trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược truy quét chủ nghĩa khủng bố của Chính phủ Mỹ, nhưng chiến lược này không thể tạo ra được những ảnh hưởng tích cực như những gì mà người đề xướng nó kỳ vọng”…
Thực tế rất rõ ràng. Cần hiểu đúng!
Sự thật