Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Làng Chăm Châu Phong rộn ràng lễ cưới đón xuân
- Được đăng: Thứ sáu, 05 Tháng 2 2016 13:21
- Lượt xem: 5068
(TGAG)- Hôn nhân là vấn đề được xem là quan trọng trong đời mà ai cũng mong đợi, tuy nhiên mỗi vùng miền mỗi dân tộc có những phong tục và nghi lễ cưới khác nhau. Với đồng bào dân tộc Chăm vùng Nam bộ nói chung, An Giang nói riêng, lễ cưới được tổ chức với những nghi thức độc đáo mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc.
Đặc biệt trong nhũng năm gần đây, đồng bào dân tộc Chăm tại xã Châu Phong đã chọn ngày cưới vào dịp những ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt, nên đã càng làm không khí mùa cưới thêm rộn ràng, hòa huyện với sắc xuân ấm áp của đất trời.
Lễ cưới diễn ra trong ba ngày, ngày đầu tiên là ngày họp họ, ngày gia chủ tổ chức làm bánh và trang trí nhà cửa, bà con lối xóm, các cô gái, thanh niên tham gia phụ giúp mỗi người một công đoạn, giúp tiến độ hoàn thành công việc nhanh hơn, riêng việc trang trí phòng cô dâu chú rễ đòi hỏi tính thẩm mỹ, hoa văn, nên công việc này mất nhiều thời gian hơn.
Ngày thứ hai tạm gọi là ngày lên ghế, cả hai gia đình tự làm lễ cầu nguyện, gia chủ mời họ hàng bà con lối xóm dùng tiệc, tối cùng ngày bên nhà gái tổ chức đêm con gái tức tiệc đãi bạn gái, các cô gái khi tham dự tiệc thường đi theo xóm, họ diện trang phục truyền thống với chiếc khăn katara, được cách điệu phù hợp với phong cách từng người, nhưng vẫn bộc lộ nét duyên dáng của cô gái Chăm, tạo nên nét độc đáo riêng mà không có nơi nào có được, đây là dịp để các cô gái gặp gỡ, giao lưu.
Ngày thứ ba là ngày đưa rể, nhà trai tổ chức đoàn tháp tùng đưa chú rể đến nhà gái, đoàn tháp tùng này có khoảng vài chục có khi lên tới cả trăm người gồm thanh niên, phụ nữ. Sau khi hoàn thành các nghi lễ tại nhà gái, đoàn trở về nhà trai dùng tiệc thân mật với gia chủ, còn nhà gái đãi tiệc với lượng khách mời đã định.
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự giao lưu của những nét đẹp truyền thống giữa các dân tộc, những thanh niên nam nữ đồng bào dân tộc Chăm cùng hòa nhập và phát triển, có cơ hội gặp gỡ tìm hiểu rồi quyết định đi đến hôn nhân dưới sự đồng thuận của 2 gia đình. Trước khi tổ chức lễ cưới đồng bào dân tộc Chăm cũng tổ chức các nghi lễ như: dạm hỏi, buộc tay, cho đồ… Đám cưới của đồng bào dân tộc Chăm được gia chủ đến từng nhà để mời, thường mời cả làng đến tham dự. “Trung bình một đám cưới số lượng khách có thể lên đến 500 hoặc 600 người, nên đám cưới đồng bào dân tộc Chăm luôn sôi động như ngày hội mặc dù hiện nay đời sống gia đình nhiều hộ đã khá giả, họ chỉ đãi tiệc tại gia đình không đãi nhà hàng, khách sạn. Theo luật đạo đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi Giáo Islam không uống rượu. Vì thế, tiệc cưới cũng diễn ra khá gọn nhẹ với các món ăn truyền thống là đặc sản của đồng bào dân tộc chăm như: cà ri, koài, cà phoái… Người Chăm sống rất đoàn kết, do đó mỗi đám cưới có thể huy hàng trăm người tham gia cùng gia chủ phụ giúp. Tết Bính Thân năm nay theo thống kê trên địa bàn ấp có khoảng 15-16 đám cưới được tổ chức”. Ông Sale, trưởng ban nhân dân ấp Phũm Soài xã Châu Phong cho biết thêm.
Khác với các dân tộc Anh em, đồng bào dân tộc Chăm không tổ chức lễ cưới rãi rác vào những ngày trong năm, chỉ tổ chức lễ cưới trước và sau các dịp lễ của dân tộc, mà đồng bào dân tộc Chăm thường gọi là mùa cưới. Mùa cưới được tính theo lịch Hồi Giáo, vào các dịp lễ như: Roya Ramadan, roya Haji, Maulib. Tuy nhiên trong những năm gần đây đồng bào dân tộc Chăm thường tổ chức lễ cưới vào cuối năm, trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc. Dù lễ cưới được tổ chức vào mùa nào thì những nghi lễ và hình thức tổ chức cũng giống nhau, tuy nhiên đám cưới vào dịp tết cổ truyền dân tộc sẽ vui hơn vì bà con, lối xóm tham dự đông đủ hơn. Ông Vách Gia, trưởng ban nhân dân ấp Châu Giang cho biết: “Hầu hết người dân ở địa phương, nhất là thanh thiếu niên bây giờ đang đi làm thành phố Hồ Chí Minh hoặc Bình Dương rất là nhiều, thành ra trong cái dịp tháng ăn chay Ramadan hoặc tháng Haji xin phép về rất là khó, được nghĩ tết đó người ta về thành ra đa số hiện tại bây giờ người ta đám cưới trong mùa tết rất là nhiều, rồi một cái nữa bà con họ hàng tết đó người ta về thăm quê họ hàng rất đông, cho nên tổ chức ngay mùa tết rất đông được thuận lợi nhiều hơn cho dù giá cả ngay thời điểm tết giá cao, nhưng bà con họ hàng tham gia đông đủ. Trong ấp Châu Giang mùa tết này khoảng 10 đám cưới, tháng Ramadan hoặc là tháng Haji và mùa tết này nó cũng giống nhau thôi, có cái bà con họ hàng trong xóm ai cũng về đám cưới đông là người ta vui rồi”.
Tết Bính Thân năm nay thời gian được nghị tết dài, vì vậy số lượng đám cưới của đồng bào dân tộc Chăm tại xã Châu Phong cũng tăng lên khoảng 40 đến 50 đám, mặc dù vào dịp tết và cận tết giá cả những nhu yếu phẩm khác thường dao động theo chiều hướng tăng, thậm chí một số mặt hàng khan hiếm vì nhu cầu tăng, nhưng đồng bào dân tộc Chăm vẫn chọn dịp tết để tổ chức lễ cưới. Chị SarRiDah ấp Châu Giang chia sẻ: ”Đám cưới ngày tết tiện như là mình làm ăn xa, nghỉ ngày tết, bà con anh chị em về họp mặt nhau đầy đủ như roya haji, tháng ăn chay nghỉ không được bởi vậy có dịp tết nghỉ được lâu”.
“Năm nay có nhiều người tổ chức đám cưới trong xóm, người ta đi làm ăn xa sôi, rồi người ta muốn tổ chức đám cưới thành ra cần người đông cho vui, người qua chơi đông đầy đủ khách nhiều đó thì người ta vui vẻ, người ta muốn đám cưới ngày tết đó cho nó tiện hơn”. Chị AsiSah, ấp Châu Giang nói.
Vào những ngày tết cổ truyền dân tộc, men theo con đường tỉnh lộ 953, tuyến lộ nông thôn Châu Phong - Long An trên khắp xóm Chăm, tại đây tràn ngập tiếng cười, rộn ràng, tiếng trống góp phần tăng thêm không khí ngày tết, nhà cửa được trang trí, treo những đèn hoa rực rỡ, phòng cô dâu được trang trí đẹp theo phong tục cổ truyền, ban đêm thanh niên nam nữ tập trung nhà cô dâu chú rễ để dự tiệc đãi bạn, mỗi sáng sớm trên mọi nẻo đường, từng đoàn người từ nhà trai sang nhà gái làm lễ, họ vừa đi vừa vỗ tay và hát theo tiếng trống, rộn rã. Chứng kiến đám cưới đồng bào dân tộc Chăm không một ai có thể bỏ qua để chiêm ngưỡng tìm hiểu về nét đẹp đầy tinh tế với một bức tranh sinh động. Đoàn tháp tùng chú rễ đến nhà cô dâu, những người phụ nữ và đàn ông mặc trang phục truyền thống đã biến tấu theo phong cách hiện đại cùng với những chiếc khăn lấp lánh với những hột chuỗi, kim sa rất đẹp mắt, càng tô thêm nét duyên dáng của người phụ nữ Chăm, họ cầm ô, vừa đi vừa đánh trống, ca hát đến tận cổng nhà cô dâu. Những bài ca, điệu múa, những trang phục truyền thống lộng lẫy đầy nét duyên dáng, những tiếng cười rộn ràng hòa nguyện trong không khí tết làm tăng thêm sắc màu mùa xuân.
Tuy chung sống hòa hợp cùng các dân tộc khác nhưng đồng bào dân tộc Chăm vẫn lưu giữ được những bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Có thể nói những phong tục này góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa của đất nước, nhất là cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, đồng bào dân tộc Chăm tại xã Châu Phong có những cách để duy trì và phát huy những nét đẹp văn hóa hòa huyện với truyền thống của đất Việt, đã làm tăng thêm giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống của đồng bào dan tộc Chăm. Hy vọng rằng trong thời gian tới những nét văn hóa truyền thống này sẽ tiếp tục được lưu giữ và bảo tồn./.
Đặc biệt trong nhũng năm gần đây, đồng bào dân tộc Chăm tại xã Châu Phong đã chọn ngày cưới vào dịp những ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt, nên đã càng làm không khí mùa cưới thêm rộn ràng, hòa huyện với sắc xuân ấm áp của đất trời.
Lễ cưới diễn ra trong ba ngày, ngày đầu tiên là ngày họp họ, ngày gia chủ tổ chức làm bánh và trang trí nhà cửa, bà con lối xóm, các cô gái, thanh niên tham gia phụ giúp mỗi người một công đoạn, giúp tiến độ hoàn thành công việc nhanh hơn, riêng việc trang trí phòng cô dâu chú rễ đòi hỏi tính thẩm mỹ, hoa văn, nên công việc này mất nhiều thời gian hơn.
Ngày thứ hai tạm gọi là ngày lên ghế, cả hai gia đình tự làm lễ cầu nguyện, gia chủ mời họ hàng bà con lối xóm dùng tiệc, tối cùng ngày bên nhà gái tổ chức đêm con gái tức tiệc đãi bạn gái, các cô gái khi tham dự tiệc thường đi theo xóm, họ diện trang phục truyền thống với chiếc khăn katara, được cách điệu phù hợp với phong cách từng người, nhưng vẫn bộc lộ nét duyên dáng của cô gái Chăm, tạo nên nét độc đáo riêng mà không có nơi nào có được, đây là dịp để các cô gái gặp gỡ, giao lưu.
Ngày thứ ba là ngày đưa rể, nhà trai tổ chức đoàn tháp tùng đưa chú rể đến nhà gái, đoàn tháp tùng này có khoảng vài chục có khi lên tới cả trăm người gồm thanh niên, phụ nữ. Sau khi hoàn thành các nghi lễ tại nhà gái, đoàn trở về nhà trai dùng tiệc thân mật với gia chủ, còn nhà gái đãi tiệc với lượng khách mời đã định.
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự giao lưu của những nét đẹp truyền thống giữa các dân tộc, những thanh niên nam nữ đồng bào dân tộc Chăm cùng hòa nhập và phát triển, có cơ hội gặp gỡ tìm hiểu rồi quyết định đi đến hôn nhân dưới sự đồng thuận của 2 gia đình. Trước khi tổ chức lễ cưới đồng bào dân tộc Chăm cũng tổ chức các nghi lễ như: dạm hỏi, buộc tay, cho đồ… Đám cưới của đồng bào dân tộc Chăm được gia chủ đến từng nhà để mời, thường mời cả làng đến tham dự. “Trung bình một đám cưới số lượng khách có thể lên đến 500 hoặc 600 người, nên đám cưới đồng bào dân tộc Chăm luôn sôi động như ngày hội mặc dù hiện nay đời sống gia đình nhiều hộ đã khá giả, họ chỉ đãi tiệc tại gia đình không đãi nhà hàng, khách sạn. Theo luật đạo đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi Giáo Islam không uống rượu. Vì thế, tiệc cưới cũng diễn ra khá gọn nhẹ với các món ăn truyền thống là đặc sản của đồng bào dân tộc chăm như: cà ri, koài, cà phoái… Người Chăm sống rất đoàn kết, do đó mỗi đám cưới có thể huy hàng trăm người tham gia cùng gia chủ phụ giúp. Tết Bính Thân năm nay theo thống kê trên địa bàn ấp có khoảng 15-16 đám cưới được tổ chức”. Ông Sale, trưởng ban nhân dân ấp Phũm Soài xã Châu Phong cho biết thêm.
Khác với các dân tộc Anh em, đồng bào dân tộc Chăm không tổ chức lễ cưới rãi rác vào những ngày trong năm, chỉ tổ chức lễ cưới trước và sau các dịp lễ của dân tộc, mà đồng bào dân tộc Chăm thường gọi là mùa cưới. Mùa cưới được tính theo lịch Hồi Giáo, vào các dịp lễ như: Roya Ramadan, roya Haji, Maulib. Tuy nhiên trong những năm gần đây đồng bào dân tộc Chăm thường tổ chức lễ cưới vào cuối năm, trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc. Dù lễ cưới được tổ chức vào mùa nào thì những nghi lễ và hình thức tổ chức cũng giống nhau, tuy nhiên đám cưới vào dịp tết cổ truyền dân tộc sẽ vui hơn vì bà con, lối xóm tham dự đông đủ hơn. Ông Vách Gia, trưởng ban nhân dân ấp Châu Giang cho biết: “Hầu hết người dân ở địa phương, nhất là thanh thiếu niên bây giờ đang đi làm thành phố Hồ Chí Minh hoặc Bình Dương rất là nhiều, thành ra trong cái dịp tháng ăn chay Ramadan hoặc tháng Haji xin phép về rất là khó, được nghĩ tết đó người ta về thành ra đa số hiện tại bây giờ người ta đám cưới trong mùa tết rất là nhiều, rồi một cái nữa bà con họ hàng tết đó người ta về thăm quê họ hàng rất đông, cho nên tổ chức ngay mùa tết rất đông được thuận lợi nhiều hơn cho dù giá cả ngay thời điểm tết giá cao, nhưng bà con họ hàng tham gia đông đủ. Trong ấp Châu Giang mùa tết này khoảng 10 đám cưới, tháng Ramadan hoặc là tháng Haji và mùa tết này nó cũng giống nhau thôi, có cái bà con họ hàng trong xóm ai cũng về đám cưới đông là người ta vui rồi”.
Tết Bính Thân năm nay thời gian được nghị tết dài, vì vậy số lượng đám cưới của đồng bào dân tộc Chăm tại xã Châu Phong cũng tăng lên khoảng 40 đến 50 đám, mặc dù vào dịp tết và cận tết giá cả những nhu yếu phẩm khác thường dao động theo chiều hướng tăng, thậm chí một số mặt hàng khan hiếm vì nhu cầu tăng, nhưng đồng bào dân tộc Chăm vẫn chọn dịp tết để tổ chức lễ cưới. Chị SarRiDah ấp Châu Giang chia sẻ: ”Đám cưới ngày tết tiện như là mình làm ăn xa, nghỉ ngày tết, bà con anh chị em về họp mặt nhau đầy đủ như roya haji, tháng ăn chay nghỉ không được bởi vậy có dịp tết nghỉ được lâu”.
“Năm nay có nhiều người tổ chức đám cưới trong xóm, người ta đi làm ăn xa sôi, rồi người ta muốn tổ chức đám cưới thành ra cần người đông cho vui, người qua chơi đông đầy đủ khách nhiều đó thì người ta vui vẻ, người ta muốn đám cưới ngày tết đó cho nó tiện hơn”. Chị AsiSah, ấp Châu Giang nói.
Vào những ngày tết cổ truyền dân tộc, men theo con đường tỉnh lộ 953, tuyến lộ nông thôn Châu Phong - Long An trên khắp xóm Chăm, tại đây tràn ngập tiếng cười, rộn ràng, tiếng trống góp phần tăng thêm không khí ngày tết, nhà cửa được trang trí, treo những đèn hoa rực rỡ, phòng cô dâu được trang trí đẹp theo phong tục cổ truyền, ban đêm thanh niên nam nữ tập trung nhà cô dâu chú rễ để dự tiệc đãi bạn, mỗi sáng sớm trên mọi nẻo đường, từng đoàn người từ nhà trai sang nhà gái làm lễ, họ vừa đi vừa vỗ tay và hát theo tiếng trống, rộn rã. Chứng kiến đám cưới đồng bào dân tộc Chăm không một ai có thể bỏ qua để chiêm ngưỡng tìm hiểu về nét đẹp đầy tinh tế với một bức tranh sinh động. Đoàn tháp tùng chú rễ đến nhà cô dâu, những người phụ nữ và đàn ông mặc trang phục truyền thống đã biến tấu theo phong cách hiện đại cùng với những chiếc khăn lấp lánh với những hột chuỗi, kim sa rất đẹp mắt, càng tô thêm nét duyên dáng của người phụ nữ Chăm, họ cầm ô, vừa đi vừa đánh trống, ca hát đến tận cổng nhà cô dâu. Những bài ca, điệu múa, những trang phục truyền thống lộng lẫy đầy nét duyên dáng, những tiếng cười rộn ràng hòa nguyện trong không khí tết làm tăng thêm sắc màu mùa xuân.
Tuy chung sống hòa hợp cùng các dân tộc khác nhưng đồng bào dân tộc Chăm vẫn lưu giữ được những bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Có thể nói những phong tục này góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa của đất nước, nhất là cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, đồng bào dân tộc Chăm tại xã Châu Phong có những cách để duy trì và phát huy những nét đẹp văn hóa hòa huyện với truyền thống của đất Việt, đã làm tăng thêm giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống của đồng bào dan tộc Chăm. Hy vọng rằng trong thời gian tới những nét văn hóa truyền thống này sẽ tiếp tục được lưu giữ và bảo tồn./.
ROPHY Á