Công tác Lịch sử Đảng
Cùng con học sử
- Được đăng: Thứ ba, 10 Tháng 11 2015 13:27
- Lượt xem: 2975
Nói đến lịch sử - một môn học mà không mùa thi nào không làm “dậy sóng” dư luận vì kết quả tệ hại, xã hội chỉ nhớ đến những việc như là tỷ lệ điểm thi môn sử dưới trung bình rất cao, nào là các em “xé tài liệu ôn thi môn sử” vì không phải thi, nào là “mười mấy người phục vụ cho một thí sinh thi môn sử”...
Tuy nhiên, ít người biết là hằng năm trong những kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia ở tất cả các môn học, vẫn có nhiều em thi và đoạt giải cao về môn lịch sử. Vài lần gặp gỡ các em này tôi luôn chú ý tìm hiểu vì sao các em yêu thích và học giỏi lịch sử. Ngoài sở thích cá nhân thì nguyên nhân quan trọng là các em được gia đình hiểu và tạo điều kiện để các em thực hiện sự yêu thích của mình.
Phải thừa nhận là hiện nay không có nhiều gia đình, các bậc cha mẹ khuyến khích con em yêu thích lịch sử và tạo điều kiện cho con em học tốt, học giỏi môn này, vì một tâm lý khá “thực dụng”: học lịch sử/làm ngành sử để làm gì? Có kiếm việc kiếm tiền được đâu? Có thể nói gia đình là môi trường đầu tiên giúp/tạo điều kiện cho học sinh phổ thông ý thức học tập đối với môn lịch sử. Các học sinh học khá giỏi và yêu thích môn lịch sử đều có các bậc phụ huynh tôn trọng sở thích của các em, không ngăn cản mà còn giúp các em tìm hiểu thêm từ sách báo, nguồn tư liệu, mua cho các em những cuốn truyện, bộ phim, nhất là phim tài liệu khoa học nước ngoài. Có gia đình thường xuyên cùng con em truy cập những trang web về lịch sử, bảo tàng, di tích... trên thế giới. Một số gia đình trong những chuyến du lịch trong và ngoài nước luôn chú trọng tham quan những điểm du lịch lịch sử - văn hóa. Khi cha mẹ quan tâm đến lịch sử thì cũng làm cho con cái quan tâm và tìm hiểu, tình yêu môn lịch sử sẽ đến với các em một cách tự nhiên.
Một cách thức đơn giản và dễ thực hiện là nhiều gia đình đã tạo ra một thói quen giải trí hữu ích: ngày chủ nhật cùng con đến các bảo tàng, ở đó có thể vừa chơi, nghỉ ngơi, vừa thu nhận thêm kiến thức mới. Hệ thống bảo tàng tại nước ta có đến hơn 100 bảo tàng với nhiều loại hình, từ bảo tàng lịch sử, văn hóa, bảo tàng danh nhân, bảo tàng các sự kiện lịch sử đến các bảo tàng ngành nghề, bảo tàng khoa học... Khi cùng con em tham quan bảo tàng đừng đặt nặng việc “học” mà hãy coi đó là thời gian trò chuyện cùng con về một chủ đề nào đó, như vậy thì ngay cả người lớn cũng học thêm được nhiều điều từ những gì được trưng bày trong bảo tàng. Thói quen đến bảo tàng sẽ tạo thành nhu cầu tìm hiểu lịch sử, từ đó các em học lịch sử sẽ dễ dàng hơn.
Không thể đòi hỏi hay cho rằng, bất cứ ai yêu thích môn học lịch sử đều trở thành “nhà sử học”, bởi vì để trở thành người nghiên cứu khoa học thì đòi hỏi cần có một số tố chất, cá tính phù hợp. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp phổ thông các em có thể không theo học ngành sử ở đại học nhưng tình yêu và kiến thức lịch sử giúp các em có thái độ và phương pháp đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng xã hội trong quá khứ cũng như hiện nay. Mặt khác, lịch sử là một dòng chảy quan trọng của văn hóa Việt Nam, thông qua những nhân vật, sự kiện lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc sẽ trở thành hành trang không thể thiếu được trong quá trình các em trưởng thành.
Kinh nghiệm và bài học của nhiều quốc gia đã cho thấy, việc gìn giữ và bảo vệ những truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc là một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất cho quốc gia phát triển bền vững. Nhận thức điều này không khó, nhưng để biến những nhận thức này thành hiện thực ở những quốc gia thành công chính họ đã thực hiện từ nền tảng quan trọng nhất của xã hội là gia đình./.
TS. Nguyễn Thị Hậu
Tuy nhiên, ít người biết là hằng năm trong những kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia ở tất cả các môn học, vẫn có nhiều em thi và đoạt giải cao về môn lịch sử. Vài lần gặp gỡ các em này tôi luôn chú ý tìm hiểu vì sao các em yêu thích và học giỏi lịch sử. Ngoài sở thích cá nhân thì nguyên nhân quan trọng là các em được gia đình hiểu và tạo điều kiện để các em thực hiện sự yêu thích của mình.
Phải thừa nhận là hiện nay không có nhiều gia đình, các bậc cha mẹ khuyến khích con em yêu thích lịch sử và tạo điều kiện cho con em học tốt, học giỏi môn này, vì một tâm lý khá “thực dụng”: học lịch sử/làm ngành sử để làm gì? Có kiếm việc kiếm tiền được đâu? Có thể nói gia đình là môi trường đầu tiên giúp/tạo điều kiện cho học sinh phổ thông ý thức học tập đối với môn lịch sử. Các học sinh học khá giỏi và yêu thích môn lịch sử đều có các bậc phụ huynh tôn trọng sở thích của các em, không ngăn cản mà còn giúp các em tìm hiểu thêm từ sách báo, nguồn tư liệu, mua cho các em những cuốn truyện, bộ phim, nhất là phim tài liệu khoa học nước ngoài. Có gia đình thường xuyên cùng con em truy cập những trang web về lịch sử, bảo tàng, di tích... trên thế giới. Một số gia đình trong những chuyến du lịch trong và ngoài nước luôn chú trọng tham quan những điểm du lịch lịch sử - văn hóa. Khi cha mẹ quan tâm đến lịch sử thì cũng làm cho con cái quan tâm và tìm hiểu, tình yêu môn lịch sử sẽ đến với các em một cách tự nhiên.
Không thể đòi hỏi hay cho rằng, bất cứ ai yêu thích môn học lịch sử đều trở thành “nhà sử học”, bởi vì để trở thành người nghiên cứu khoa học thì đòi hỏi cần có một số tố chất, cá tính phù hợp. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp phổ thông các em có thể không theo học ngành sử ở đại học nhưng tình yêu và kiến thức lịch sử giúp các em có thái độ và phương pháp đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng xã hội trong quá khứ cũng như hiện nay. Mặt khác, lịch sử là một dòng chảy quan trọng của văn hóa Việt Nam, thông qua những nhân vật, sự kiện lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc sẽ trở thành hành trang không thể thiếu được trong quá trình các em trưởng thành.
Kinh nghiệm và bài học của nhiều quốc gia đã cho thấy, việc gìn giữ và bảo vệ những truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc là một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất cho quốc gia phát triển bền vững. Nhận thức điều này không khó, nhưng để biến những nhận thức này thành hiện thực ở những quốc gia thành công chính họ đã thực hiện từ nền tảng quan trọng nhất của xã hội là gia đình./.
TS. Nguyễn Thị Hậu
(Nguồn: Báo Đại biểu Nhân dân)