Truy cập hiện tại

Đang có 148 khách và không thành viên đang online

Công tác kiểm tra

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

(TGAG)- Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân.
 

Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam (khóa XII), Điều 30 nêu “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức Đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức Đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng”. Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định:

Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức Đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức Đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức Đảng cấp trên kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên.

Giám sát của Đảng là việc các tổ chức Đảng quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức Đảng cấp trên giám sát tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên.


Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam (khóa XII), Điều 30 nêu “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức Đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức Đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng”. Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định:

Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức Đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức Đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức Đảng cấp trên kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên.

Giám sát của Đảng là việc các tổ chức Đảng quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức Đảng cấp trên giám sát tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phải gắn chặt với công tác tư tưởng, công tác tổ chức và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; phải thực hiện toàn diện, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát; giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm để chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới manh nha.

Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính. Khi các vụ việc vi phạm được phát hiện, phải kiên quyết xử lý nghiêm minh để răn đe và giáo dục. Đề cao trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát.
Đại hội XI đã chủ trương: “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát”. Kết quả: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; tham mưu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản của Đảng đồng bộ, phù hợp. Tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện, kiểm tra, xử lý, hoặc xử lý kéo dài, nên kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi chưa nghiêm; chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát.
Từ đó, Đại hội XII bổ sung và nhấn mạnh: “Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng”. Đại hội đã đề ra một số giải pháp thực hiện:

Một là, xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý.

Hai là, tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Ba là, chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không để người thân trong gia đình lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Bốn là, nghiên cứu việc tăng thẩm quyền kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng cho ủy ban kiểm tra các cấp.

An Giang, từ năm 2007 đến 2016 đã tiến hành kiểm tra 9.760 lượt tổ chức đảng và 239.615 lượt đảng viên; giám sát 3.116 lượt tổ chức đảng và 21.821 lượt đảng viên, thi hành kỷ luật 36 tổ chức đảng và 2.044 đảng viên. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 91 lượt tổ chức đảng và 1.950 lượt đảng viên, trong đó có 861 cấp ủy viên các cấp, chiếm 44,15%; giám sát được 1.859 tổ chức đảng và 6.530 đảng viên; giải quyết 884 thư tố cáo đảng viên và 06 thư tố cáo tổ chức đảng, thi hành kỷ luật 560 trường hợp.


Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện cần nắm vững quan điểm: Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa "xây" và "chống"; "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; "chống" là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và công khai kết quả để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Ban thường vụ cấp ủy các cấp chỉ đạo rà soát ngay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận../.

T.P.H
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
39939411