Công tác dân vận - mặt trận - đoàn thể
Những chuyển biến trong công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và Đoàn thể các cấp trong tỉnh
- Được đăng: Thứ ba, 25 Tháng 7 2017 14:30
- Lượt xem: 2333
(TGAG)- Giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội (CT-XH). Đây là nội dung đã được quy định từ Hiến pháp năm 1992, Luật MTTQ Việt Nam năm 1999, văn kiện Đại hội IX của Đảng đến nay. Tuy nhiên, từ khi Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ chính trị được ban hành (ngày 12/12/2013), thì những nội dung, quy định về vai trò, trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể CT-XH trong giám sát, phản biện và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được xác định cụ thể hơn.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các ngành, các cấp trong tỉnh đã tập trung triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Qua đó, đã tạo ra một bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.
Với trọng trách được giao, Ủy ban MTTQ các cấp và các đoàn thể đã thể hiện quyết tâm chính trị và sự chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Để tạo thêm nguồn lực, MTTQ các cấp trong tỉnh tập trung bồi dưỡng, tập huấn trang bị kỹ năng chuyên môn; thành lập, củng cố, nâng chất các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn; tiến hành ký kết nhiều Chương trình, Quy chế phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan; đồng thời mời các tổ chức hoặc cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, hiểu biết sâu sắc trên lĩnh vực giám sát, phản biện cùng tham gia phối hợp.
Qua 3 năm thực hiện, MTTQ và các đoàn thể CT-XH các cấp trong tỉnh đã chủ động phối hợp triển khai 57 cuộc giám sát chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực, như: Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; việc chấp hành pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; thực hiện tiêu chí nông thôn mới; cải cách hành chính; thực hiện chính sách xã hội đối với người có công; chính sách về bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo; an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, Luật Nghĩa vụ Quân sự...
Với việc tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo đối với hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) và Ban giám sát đầu tư cộng đồng (GSĐTCĐ) đã góp phần phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và giám sát các công trình phúc lợi trên địa bàn. Ba năm qua, Ban TTND và Ban GSĐTCĐ đã giám sát trên 2.800 vụ việc, trong đó giám sát 1.013 công trình phúc lợi do nhân dân đóng góp. Riêng trong năm 2016, Ban TTND, GSĐTCĐ đã thực hiện giám sát 1.541 vụ việc. Qua giám sát đã kiến nghị 291 vụ việc, được các cơ quan chức năng tiếp nhận, khắc phục 265 vụ việc, thu hồi trên 158 triệu đồng.
Cùng với việc tổ chức giám sát, MTTQ các cấp đã tích cực tham gia nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị. Chỉ tính riêng trong năm 2016, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến góp ý 63 văn bản (dự thảo Luật; các dự thảo nghị quyết, quyết định, chương trình, dự án của HĐND, UBND tỉnh...) liên quan đến quyền lợi chính đáng của Nhân dân.
Ủy ban MTTQ các cấp đã từng bước nâng chất việc nắm tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng và tập hợp những vấn đề bức xúc của cử tri và Nhân dân. Thông qua phiếu lấy ý kiến hằng tháng, qua điều tra XHH, qua các cuộc tiếp xúc với đại biểu dân cử, các cuộc đối thoại với người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền và thông qua giám sát, phản biện xã hội... MTTQ đã có nhiều kiến nghị, đề xuất đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và được nhiều cơ quan, địa phương, đơn vị tiếp thu, khắc phục.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các đoàn thể trong thực tế nhìn chung vẫn chưa thực sự bài bản, công tác phối hợp chưa đồng bộ; nhiều nơi vẫn còn lúng túng trong việc xác định đối tượng, nội dung và phương thức thực hiện; sức lan tỏa và hiệu quả về chiều sâu chưa thực sự như mong đợi. Ngoài nguyên nhân do cơ chế giám sát và phản biện xã hội còn thiếu; chưa quy định rõ nội dung giám sát, phạm vi giám sát, điều kiện kinh phí và việc xử lý kết quả sau giám sát; còn do nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền về vị trí, vai trò của công tác giám sát, phản biện xã hội chưa đầy đủ và toàn diện. Vấn đề quan trọng là do nhiều cán bộ Mặt trận và các đoàn thể chưa có kinh nghiệm; tính chủ động, sáng tạo chưa được phát huy đúng mức; trình độ, năng lực, kỹ năng còn nhiều bất cập, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.
Để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới, ngoài việc Trung ương tiếp tục hoàn thiện các cơ chế; một mặt, các cấp ủy, chính quyền cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở về vai trò của công tác giám sát, phản biện xã hội và tích cực phối hợp, tạo điều kiện để MTTQ và các đoàn thể thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội. Bên cạnh đó, quan tâm hơn nữa trong công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ làm công tác Mặt trận và các đoàn thể có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Mặt khác, về phía Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng cần tích cực nghiên cứu nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó lựa chọn những nội dung bức xúc nảy sinh, sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tiễn địa phương để thực hiện giám sát, phản biện xã hội; tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong việc hướng dẫn hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCĐ và vận động, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, đoàn viên, hội viên. Qua đó, kịp thời kiến nghị những phát hiện trong quá trình giám sát, đồng thời tăng cường việc giám sát lại kết quả thực hiện những nội dung MTTQ đã kiến nghị để chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống.
Mặc dù vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định trong công tác giám sát, phản biện xã hội, nhưng có thể khẳng định rằng những chuyển biến tích cực qua thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã góp phần phát huy dân chủ, không chỉ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, mà còn làm cho MTTQ và các đoàn thể ngày càng vững mạnh. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng, là trách nhiệm to lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tin tưởng giao cho MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.
TRẦN THỊ THANH HƯƠNG
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các ngành, các cấp trong tỉnh đã tập trung triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Qua đó, đã tạo ra một bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.
Với trọng trách được giao, Ủy ban MTTQ các cấp và các đoàn thể đã thể hiện quyết tâm chính trị và sự chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Để tạo thêm nguồn lực, MTTQ các cấp trong tỉnh tập trung bồi dưỡng, tập huấn trang bị kỹ năng chuyên môn; thành lập, củng cố, nâng chất các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn; tiến hành ký kết nhiều Chương trình, Quy chế phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan; đồng thời mời các tổ chức hoặc cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, hiểu biết sâu sắc trên lĩnh vực giám sát, phản biện cùng tham gia phối hợp.
Qua 3 năm thực hiện, MTTQ và các đoàn thể CT-XH các cấp trong tỉnh đã chủ động phối hợp triển khai 57 cuộc giám sát chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực, như: Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; việc chấp hành pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; thực hiện tiêu chí nông thôn mới; cải cách hành chính; thực hiện chính sách xã hội đối với người có công; chính sách về bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo; an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, Luật Nghĩa vụ Quân sự...
Với việc tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo đối với hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) và Ban giám sát đầu tư cộng đồng (GSĐTCĐ) đã góp phần phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và giám sát các công trình phúc lợi trên địa bàn. Ba năm qua, Ban TTND và Ban GSĐTCĐ đã giám sát trên 2.800 vụ việc, trong đó giám sát 1.013 công trình phúc lợi do nhân dân đóng góp. Riêng trong năm 2016, Ban TTND, GSĐTCĐ đã thực hiện giám sát 1.541 vụ việc. Qua giám sát đã kiến nghị 291 vụ việc, được các cơ quan chức năng tiếp nhận, khắc phục 265 vụ việc, thu hồi trên 158 triệu đồng.
Cùng với việc tổ chức giám sát, MTTQ các cấp đã tích cực tham gia nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị. Chỉ tính riêng trong năm 2016, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến góp ý 63 văn bản (dự thảo Luật; các dự thảo nghị quyết, quyết định, chương trình, dự án của HĐND, UBND tỉnh...) liên quan đến quyền lợi chính đáng của Nhân dân.
Ủy ban MTTQ các cấp đã từng bước nâng chất việc nắm tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng và tập hợp những vấn đề bức xúc của cử tri và Nhân dân. Thông qua phiếu lấy ý kiến hằng tháng, qua điều tra XHH, qua các cuộc tiếp xúc với đại biểu dân cử, các cuộc đối thoại với người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền và thông qua giám sát, phản biện xã hội... MTTQ đã có nhiều kiến nghị, đề xuất đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và được nhiều cơ quan, địa phương, đơn vị tiếp thu, khắc phục.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các đoàn thể trong thực tế nhìn chung vẫn chưa thực sự bài bản, công tác phối hợp chưa đồng bộ; nhiều nơi vẫn còn lúng túng trong việc xác định đối tượng, nội dung và phương thức thực hiện; sức lan tỏa và hiệu quả về chiều sâu chưa thực sự như mong đợi. Ngoài nguyên nhân do cơ chế giám sát và phản biện xã hội còn thiếu; chưa quy định rõ nội dung giám sát, phạm vi giám sát, điều kiện kinh phí và việc xử lý kết quả sau giám sát; còn do nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền về vị trí, vai trò của công tác giám sát, phản biện xã hội chưa đầy đủ và toàn diện. Vấn đề quan trọng là do nhiều cán bộ Mặt trận và các đoàn thể chưa có kinh nghiệm; tính chủ động, sáng tạo chưa được phát huy đúng mức; trình độ, năng lực, kỹ năng còn nhiều bất cập, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.
Để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới, ngoài việc Trung ương tiếp tục hoàn thiện các cơ chế; một mặt, các cấp ủy, chính quyền cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở về vai trò của công tác giám sát, phản biện xã hội và tích cực phối hợp, tạo điều kiện để MTTQ và các đoàn thể thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội. Bên cạnh đó, quan tâm hơn nữa trong công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ làm công tác Mặt trận và các đoàn thể có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Mặt khác, về phía Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng cần tích cực nghiên cứu nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó lựa chọn những nội dung bức xúc nảy sinh, sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tiễn địa phương để thực hiện giám sát, phản biện xã hội; tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong việc hướng dẫn hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCĐ và vận động, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, đoàn viên, hội viên. Qua đó, kịp thời kiến nghị những phát hiện trong quá trình giám sát, đồng thời tăng cường việc giám sát lại kết quả thực hiện những nội dung MTTQ đã kiến nghị để chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống.
Mặc dù vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định trong công tác giám sát, phản biện xã hội, nhưng có thể khẳng định rằng những chuyển biến tích cực qua thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã góp phần phát huy dân chủ, không chỉ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, mà còn làm cho MTTQ và các đoàn thể ngày càng vững mạnh. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng, là trách nhiệm to lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tin tưởng giao cho MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.
TRẦN THỊ THANH HƯƠNG
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh