Xây dựng Đảng
Kỳ 4: Thầm lặng những người xây “cột mốc lòng dân”
- Được đăng: Thứ ba, 19 Tháng 11 2019 08:38
- Lượt xem: 2336
(TGAG)- Từ việc ý thức được mỗi người dân là "cột mốc sống" giữ gìn biên cương Tổ quốc. Bằng nhiều việc làm cụ thể và mô hình thiết thực, chính quyền, Bộ đội Biên phòng và nhân dân biên giới đã hình thành nhiều mô hình quần chúng tự quản đường biên và mốc quốc giới hoạt động hiệu quả, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Những cột mốc đã được Bộ đội Biên phòng và người dân vùng biên giữ gìn theo cách riêng của họ, với tinh thần của những người thực sự coi biên giới là nhà.
* Đẹp thay những hình ảnh giúp dân
Đại tá Phạm Văn Phong, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết: bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị giữ gìn biên cương Tổ quốc, 20 năm qua, các Đồn Biên phòng đã tham gia thực hiện được 350 công trình, phần việc, tập trung giúp dân khắc phục thiên tai, lao động sản xuất; xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội... với trên 305.500 ngày công; tích cực phối hợp với địa phương và các lực lượng khác giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trong những thời khắc gian khổ, mất mát đó, những người lính biên phòng đã tỏ rõ bản lĩnh cao quý của anh “Bộ đội Cụ Hồ”, thầm lặng xây “cột mốc lòng dân”, tạo nên hình ảnh đẹp trong lòng dân.
Cán bộ Đồn Biên phòng dạy kèm các em học
Dải đất biên cương phía Tây Nam của Tổ quốc hôm nay đang khởi sắc từng ngày. Để góp phần làm nên sự đổi thay đó, ngoài nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các xã biên giới còn có đóng góp không nhỏ của các chiến sĩ quân hàm xanh. Các cơ quan, đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh tập trung lực lượng, phương tiện và chủ động tham gia phòng, chống lũ lụt, cứu hộ, cứu nạn, cháy rừng được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao. Trong 20 năm qua, các đơn vị Đồn Biên phòng còn đã giúp dân 40.845 ngày công, tu bổ, làm mới 420 km đường giao thông nông thôn; xây dựng, sửa chữa 243 lớp học; phối hợp địa phương mở 37 lớp khuyến nông có 1.554 người tham dự. Xây dựng 3 công trình dân sinh (trạm xá quân dân) y trị giá gần 4 tỷ đồng, triển khai 4 dự án nước sạch trị giá 9 tỷ đồng phục vụ cho bộ đội và 1.000 hộ dân biên giới. Xây dựng 112 căn nhà nhà tình nghĩa, tình thương trị giá 750 triệu đồng; làm mới và sửa chữa 20 cây cầu, chữa cháy rừng hơn 6 ha, thu hoạch lúa chạy lũ cho dân hơn 120 ha…có 6.860 ngày công cán bộ chiến sĩ tham gia.
Điển hình như trong đợt lũ dâng cao lịch sử năm 2011, Bộ đội Biên phòng tham gia giúp dân 4.900 ngày công, ứng cứu 14 vụ, trục vớt 90 tấn lúa, 14 xuồng máy, cứu sống 53 người suýt chìm trong lũ. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh trực tiếp chữa cháy 112 căn nhà; 10 ha rừng; gia cố 60,5 km đê bao bảo vệ 10.510 ha lúa.
Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng với 5 huyện, thị xã, thành ủy biên giới và giữa cấp ủy các chi, đảng bộ các Đồn Biên phòng với đảng ủy 18/18 xã, phường, thị trấn biên giới. Phân công giao nhiệm vụ cho 73 đồng chí Đảng viên ở các Đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại 73/73 Chi bộ khóm (ấp) biên giới; phân công 230 Đảng viên, phụ trách 1.158 hộ gia đình ở khu vực biên giới. Qua đó, phối hợp Mặt trận các cấp và địa phương triển khai mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, xây dựng 680 căn nhà trị giá trên 14,442 tỷ đồng (do Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh An Giang và các nhà hảo tâm tài trợ) giúp nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tổ chức tốt các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương.
Đặc biệt, qua phân công đảng viên Đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình, đã kịp thời báo cáo cấp ủy, chỉ huy các Đồn Biên phòng xử lý nhanh những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
* Thầm lặng những chiến sĩ quân hàm xanh
Giúp dân xóa đói, giảm nghèo, củng cố hệ thống chính trị chính là cách để Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên quản lý địa bàn xã An Nông và thị trấn Tịnh Biên, có nhiệm vụ bảo vệ đoạn biên giới dài 9,2km, gồm 4 cột mốc 274, 275, 276, 277. Không chỉ quản lý, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, các cán bộ chiến sĩ quân hàm xanh còn tích cực tham gia phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội ở địa bàn, thật sự là điểm tựa vững chắc trong lòng nhân dân trên biên giới. Các chiến sĩ Biên phòng gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc, với dân, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, cùng với đồng bào trực tiếp tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn giúp đỡ bà con gặp khó khăn ở các vùng dân tộc áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi... góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh vùng biên.
Bộ đội Biên phòng An Giang gặt lúa chạy lũ giúp dân
Còn nhớ những ngày cuối tháng 8/2018, lũ tràn đồng, gây khó khăn trong công tác thu hoạch lúa. Bộ đội Biên phòng Đồn Biên phòng Vĩnh Gia (Tri Tôn) đã huy động cán bộ hàng chục chiến sĩ giúp dân 80 ngày công đắp đê bao ngăn lũ, thu hoạch lúa và vận chuyển 30 tấn lúa đến khu vực khô ráo, được nhân dân hết lòng khen ngợi. Cùng lúc đó do ảnh hưởng mưa lớn và lũ đầu thượng nguồn đổ về nhanh làm cho 20 ha lúa nằm trong đê bao ngăn lũ tại ấp Vĩnh Phú, xã Lạc Quới bị ngập úng. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang đã chỉ đạo hai đồn Biên phòng Lạc Quới và Vĩnh Gia cử 30 cán bộ, chiến sĩ, phối hợp cùng dân quân xã Lạc Quới xuống đồng giúp nhân dân đắp đê ngăn lũ và thu hoạch hơn 20 ha lúa bị ngập úng, có nguy cơ bị thiệt hại hoàn toàn. Đồn Biên phòng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, Đồn Biên phòng Phú Hội, Bộ đội Biên phòng An Giang đã huy động 80 cán bộ, chiến sĩ phối hợp cùng dân quân các xã trên địa bàn huyện An Phú xuống đồng giúp nhân dân thu hoạch lúa 30 ha lúa vụ hè thu, có nguy cơ mất trắng. Trầm mình trong lũ cứu lúa, các cán bộ, chiến sĩ giúp dân không quản khó khăn với quyết tâm thu hoạch hết diện tích lúa bị ngập nước, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho bà con. Việc làm thiết thực, đầy ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ đã giúp người dân giảm thiểu thiệt hại về tài sản, thúc đấy mối quan hệ gắn kết giữa quân và dân ở khu vực biên giới chặt chẽ hơn.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang còn gieo niềm tin nơi biên giới qua hoạt động thiết thực “Nâng bước em tới trường”. Không chỉ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, còn giúp các em định hướng tương lai; thắt chặt thêm mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân dân nơi biên giới.
Đó còn là mô hình "con nuôi đồn Biên Phòng" đã được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang thí điểm ở 5 Đồn Biên phòng: Lạc Quới, Đồng Đức, Cửa Khẩu Quốc tế Tịnh Biên, Cửa khẩu Long Bình và Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. Qua đó đã nhận nuôi dưỡng 5 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn nơi các đơn vị đóng quân. Đây là mô hình thực hiện theo chủ trương của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, nhằm giúp đỡ các cháu học sinh hiếu học, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha mẹ, gia đình có công với cách mạng… trên tuyến biên giới có thêm điều kiện tiếp bước đến trường, sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Đến xã đầu nguồn biên giới, gặp cháu Nguyễn Duy Phương, (sinh năm 2009, ngụ ấp Phú Yên, xã Phú Lộc, TX Tân Châu), lớp 5, Trường Tiểu học Phú Lộc chia sẻ: "Nhà con nghèo, mồ côi mẹ, ba bị bệnh, phải đi bán vé số để kiếm tiền nuôi con ăn học. Nay con rất hạnh phúc được Đồn Biên phòng bố trí nơi ăn ở, học tập chu đáo, mua sách vở, đồ dùng học tập. Còn có cán bộ, chiến sĩ kèm cặp, đưa rước con đến trường hàng ngày". Tại huyện Tri Tôn, Thượng tá Lê Xuân Thị, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Lạc Quới cho biết: "Hiện đơn vị nhận nuôi cháu Nguyễn Văn Huy Chương (6 tuổi) đang học lớp 1A trường Tiểu học xã Lạc Quới, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nguồn kinh phí nuôi dưỡng cháu được trích từ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, chiến sĩ và quỹ tăng gia sản xuất. Thông qua mô hình, nhằm tăng cường tình đoàn kết, gắn bó mặt thiết hơn giữa cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng với chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn, góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc".
Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng An Giang chia sẻ: “Cuộc sống của nhân dân vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Hằng ngày, các em học sinh dù còn rất nhỏ tuổi vẫn phải lao động phụ giúp gia đình, ảnh hưởng lớn đến việc học tập. Trước những khó khăn của người dân, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát động đến 100% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị gây quỹ bằng tiết kiệm tiền lương, phụ cấp để đỡ đầu, thăm hỏi, tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn học giỏi trên địa bàn biên giới của tỉnh và biên giới Campuchia. Đơn vị thống nhất giao cho cán bộ, đoàn viên làm nòng cốt trong triển khai hoạt động”. Từ tháng 2-2016 đến nay, Bộ đội Biên phòng An Giang đã hỗ trợ 62 học sinh với số tiền 700 triệu đồng, trong đó có 11 em mồ côi cha hoặc mẹ, 10 em mồ côi cả cha lẫn mẹ hiện sống chung với ông bà nội, ngoại.
Em Neáng Ros, học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, nhà rách nát, phải ở nhờ nhà bác họ. Ba, mẹ em là lao động chính trong nhà, nhưng lại đi làm ăn xa, ở nhà còn lại Neáng Ros và em trai đang học lớp 1. Tuy điều kiện khó khăn, nhưng em luôn cố gắng học tập tốt, từ lớp 1 đến lớp 8 đều đạt học sinh giỏi và học sinh giỏi cấp huyện. Neáng Ros chia sẻ: "Em còn được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhơn Hưng tặng nhà “Mái ấm biên cương” trị giá 30 triệu đồng, tặng xe đạp trị giá 2 triệu đồng. Được các chú ở đồn Biên phòng hỗ trợ, em nguyện sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không phụ lòng mong mỏi của gia đình và các chú Bộ đội Biên phòng”.
Sau 3 năm thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường”, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang đã chia sẻ những khó khăn với các em học sinh tại địa bàn biên giới, hỗ trợ, giúp đỡ các em có đủ điều kiện đến trường học tập và rèn luyện; thực sự đã trở thành điểm tựa nâng bước các em học sinh nghèo vươn lên học giỏi.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang còn đóng góp rất lớn cả về vật chất, tinh thần, công sức và trí tuệ huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, thay đổi diện mạo các xã, phường, thị trấn, khu vực biên giới ngày một khang trang. Góp phần cùng các huyện biên giới xây dựng thành công ấp 32 khóm, ấp đạt chuẩn “Điểm sáng văn hóa biên giới” gắn với 11 đồn Biên phòng, có 42.350 hộ/49.167 hộ gia đình văn hóa. Bộ đội Biên phòng An Giang đã tăng cường cán bộ biên phòng cho các xã biên giới, góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh. Đồng thời, triển khai, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo, đi đầu trong công tác thiện nguyện, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo… góp phần xây dựng địa bàn biên phòng ngày càng vững mạnh.
Qua những hành động cụ thể giúp dân phát triển kinh tế, người dân đã thấy được sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng, thêm tin tưởng và tham gia cùng với Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; đồng thời, thấy được trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ tham gia bảo vệ biên giới. Những việc làm của Bộ đội Biên phòng thực sự là chỗ dựa tin cậy cho đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới của tỉnh cũng như trên toàn tuyến biên giới cả nước.
* Dân một lòng theo Đảng
Từ việc ý thức được mỗi người dân là "cột mốc sống" giữ gìn biên cương Tổ quốc. Bằng nhiều việc làm cụ thể và mô hình thiết thực chính quyền, Bộ đội Biên phòng và nhân dân đã làm nên nhiều mô hình quần chúng tự quản đường biên và mốc quốc giới hiệu quả. Điển hình như xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu có đường biên giới đường bộ dài 2,5 km và đường thủy dài 700m tiếp giáp với xã Omsano (Campuchia), đã xây dựng và phát huy có hiệu quả các mô hình, phong trào bảo vệ đường biên, cột mốc và an ninh trật tự trên tuyến biên giới, các phong trào quần chúng tự quản đường biên, cột mốc biên giới; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; phong trào điểm sáng văn hóa biên giới; phong trào thanh niên làm chủ biên giới; tổ Phụ nữ giữ gìn đường biên, cột mốc biên giới; tổ nông dân tự quản đường biên cột mốc... đã thu hút hàng ngàn lượt hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia.
Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng An Giang cho biết: “Việc thành lập các Tổ phụ nữ tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới và giữ gìn an ninh trật tự xóm, ấp khu vực biên giới có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Đồng thời, qua đó phát huy vai trò của phụ nữ, nông dân trong việc tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, ngăn ngừa và phòng, chống các hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ, các hoạt động buôn lậu, mua bán người, tội phạm ma túy, các tệ nạn xã hội, bảo vệ đường biên, cột mốc, góp phần giữ vững an ninh trật tự khóm, ấp khu vực biên giới”.
Thành lập đã khó, để duy trì, phát huy hiệu quả phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn biên giới, các Tổ tự quản đường biên cột mốc trên địa bàn các xã, thường xuyên phối hợp với lực lượng Đồn Biên phòng tổ chức tuần tra biên giới, vệ sinh và trồng cây xanh khuôn viên cột mốc. Duy trì tổ chức sinh hoạt định kỳ 1 tháng/lần có sự tham gia của lực lượng Công an, Biên phòng và các hội, đoàn thể. Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương Huỳnh Thị Nhung cho biết: “Xã triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới, trong đó người dân đóng vai trò hết sức quan trọng cùng với chính quyền địa phương bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Qua tuyền truyền, quần chúng nhân dân đã tự giác là "cột mốc sống" bảo vệ đường biên, cột mốc. Giúp địa phương nắm bắt tình hình, phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm các quy định tại khu vực biên giới cũng như bảo vệ an toàn đường biên, cột mốc”.
Tại xã biên giới An Nông, huyện Tịnh Biên, phụ nữ phối hợp Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên thực hiện hiệu quả Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới". Các thành viên của Tổ phụ nữ tham gia tự quản đường biên, cột mốc đã phát huy vai trò của người chị, người mẹ chủ động tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình cũng như người dân trong xã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội phụ nữ xã An Nông Nguyễn Thị Anh Đào chia sẻ: “Tổ phụ nữ tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự khóm, ấp khu vực biên giới xã An Nông được thành lập từ năm 2013. Đến nay, tổ có 16 thành viên, hằng tháng đều duy trì sinh hoạt đều đặn và phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên tuần tra đường biên, cột mốc. Chị em trong tổ là những người đi đầu tích cực tuyên truyền, vận động người thân, hàng xóm tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia”.
Dân một lòng theo Đảng, tự ý thức được mỗi người dân là "cột mốc sống" giữ gìn biên cương Tổ quốc và thể hiện bằng nhiều việc làm cụ thể và mô hình thiết thực.
Nhờ sự đồng lòng của dân, tuyến biên giới dài 9,2km chạy qua địa bàn xã An Nông và thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên) nếu như những năm trước xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật như: Tổ chức đá gà ăn tiền, mang vác trái phép hàng hóa qua biên giới, sử dụng ngư cụ cấm trong đánh bắt thủy sản hay vượt biên sang Campuchia làm ăn trái phép..., ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Khi Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký không tham gia buôn lậu và tiếp tay cho buôn lậu, tự giác ký cam kết tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới. Nhờ đó tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn từng bước được đẩy lùi, người dân tích cực tham gia tố giác tội phạm.
Là người dân trú trên địa bàn biên giới chị Nguyễn Thị Hai, xã An Nông chia sẻ: “Chúng tôi đã ý thức được không lén lút đi buôn lậu hay vận chuyển hàng thuê cho các đối tượng buôn lậu. Trong quá trình lao động sản xuất lưu ý không vi phạm quy chế biên giới, hay dùng xung điện đánh bắt tôm, cá...".
Tại xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn), mô hình “Tổ phụ nữ tự quản đường biên, cột mốc biên giới” cũng thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia. Chị Nguyễn Thị Vân, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vĩnh Gia cho biết: "Đã thành lập 2 Tổ phụ nữ tự quản đường biên, cột mốc, với 30 thành viên, được tuyển chọn từ những hội viên phụ nữ nòng cốt của xã. 3 năm qua, đã phối hợp Đồn Biên phòng Vĩnh Gia tổ chức được 36 lượt tuần tra đường biên, cột mốc biên giới và tổ chức trên 60 buổi tuyên truyền các văn bản pháp luật về biên giới lãnh thổ... thu hút 3.650 lượt cán bộ, hội viên và quần chúng tham gia. Qua tuyên truyền giúp cán bộ, hội viên và nhân dân khu vực biên giới nhận thức được trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ biên giới, cùng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới trong mọi tình huống".
Giờ đây, tại các xã biên giới mỗi gia đình, mỗi người dân tự giác thực hiện tốt theo mô hình, phong trào tự quản đường biên cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự. Nhân dân trên địa bàn biên giới đã mạnh dạn cung cấp thông tin với cơ quan chức năng, khi phát hiện các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn. Đại úy Vũ Văn Khu, Trưởng Ban Vận động quần chúng Bộ Đôi Biên phòng An Giang cho biết: "Mô hình này đã vận động hộ dân có đất sản xuất sát biên giới, đăng ký cùng đơn vị tham gia quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, giúp Bộ đội Biên phòng nắm bắt kịp thời các thông tin, tình hình địa bàn, biên giới và xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch và các phần tử xấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Các mô hình quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự xóm, ấp khu vực biên giới ngày càng được củng cố và hoạt động có chiều sâu, phát huy hiệu quả đã góp phần xây dựng và củng cố thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, xây dựng địa bàn biên phòng ngày càng vững mạnh”.
Đảng ta xác định, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng. Bởi vậy, muốn quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, trước hết phải dựa vào nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân”, cùng ăn, cùng ở với dân; phải thực sự coi “đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Biến chủ trương thành hành động, người dân đồng lòng theo Đảng. Mỗi tháng một hai lần, bất kể nắng, mưa, trưa, tối những “bóng hồng” miền biên giới, những nông dân chấn đất vẫn ngày đêm lặng thầm sát cánh cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng tích cực tham gia tuần tra đường biên, cột mốc, cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng xây dựng “lũy thép” nơi biên cương Tổ quốc./.
Kỳ cuối: Chắc tay súng giữ vững biên cương Tổ quốc
Kỳ 3: Tình quân dân như cá với nước, chung sức vì biên cương giàu mạnh
Kỳ 2: Phát huy vai trò của Đảng trong xây dựng đường biên cột mốc
Ps: Đảng trong lòng người dân biên giới. Kỳ 1: Xây dựng cột mốc trong lòng nhân dân ở An Giang
* Đẹp thay những hình ảnh giúp dân
Đại tá Phạm Văn Phong, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết: bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị giữ gìn biên cương Tổ quốc, 20 năm qua, các Đồn Biên phòng đã tham gia thực hiện được 350 công trình, phần việc, tập trung giúp dân khắc phục thiên tai, lao động sản xuất; xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội... với trên 305.500 ngày công; tích cực phối hợp với địa phương và các lực lượng khác giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trong những thời khắc gian khổ, mất mát đó, những người lính biên phòng đã tỏ rõ bản lĩnh cao quý của anh “Bộ đội Cụ Hồ”, thầm lặng xây “cột mốc lòng dân”, tạo nên hình ảnh đẹp trong lòng dân.
Cán bộ Đồn Biên phòng dạy kèm các em học
Dải đất biên cương phía Tây Nam của Tổ quốc hôm nay đang khởi sắc từng ngày. Để góp phần làm nên sự đổi thay đó, ngoài nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các xã biên giới còn có đóng góp không nhỏ của các chiến sĩ quân hàm xanh. Các cơ quan, đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh tập trung lực lượng, phương tiện và chủ động tham gia phòng, chống lũ lụt, cứu hộ, cứu nạn, cháy rừng được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao. Trong 20 năm qua, các đơn vị Đồn Biên phòng còn đã giúp dân 40.845 ngày công, tu bổ, làm mới 420 km đường giao thông nông thôn; xây dựng, sửa chữa 243 lớp học; phối hợp địa phương mở 37 lớp khuyến nông có 1.554 người tham dự. Xây dựng 3 công trình dân sinh (trạm xá quân dân) y trị giá gần 4 tỷ đồng, triển khai 4 dự án nước sạch trị giá 9 tỷ đồng phục vụ cho bộ đội và 1.000 hộ dân biên giới. Xây dựng 112 căn nhà nhà tình nghĩa, tình thương trị giá 750 triệu đồng; làm mới và sửa chữa 20 cây cầu, chữa cháy rừng hơn 6 ha, thu hoạch lúa chạy lũ cho dân hơn 120 ha…có 6.860 ngày công cán bộ chiến sĩ tham gia.
Điển hình như trong đợt lũ dâng cao lịch sử năm 2011, Bộ đội Biên phòng tham gia giúp dân 4.900 ngày công, ứng cứu 14 vụ, trục vớt 90 tấn lúa, 14 xuồng máy, cứu sống 53 người suýt chìm trong lũ. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh trực tiếp chữa cháy 112 căn nhà; 10 ha rừng; gia cố 60,5 km đê bao bảo vệ 10.510 ha lúa.
Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng với 5 huyện, thị xã, thành ủy biên giới và giữa cấp ủy các chi, đảng bộ các Đồn Biên phòng với đảng ủy 18/18 xã, phường, thị trấn biên giới. Phân công giao nhiệm vụ cho 73 đồng chí Đảng viên ở các Đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại 73/73 Chi bộ khóm (ấp) biên giới; phân công 230 Đảng viên, phụ trách 1.158 hộ gia đình ở khu vực biên giới. Qua đó, phối hợp Mặt trận các cấp và địa phương triển khai mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, xây dựng 680 căn nhà trị giá trên 14,442 tỷ đồng (do Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh An Giang và các nhà hảo tâm tài trợ) giúp nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tổ chức tốt các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương.
Đặc biệt, qua phân công đảng viên Đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình, đã kịp thời báo cáo cấp ủy, chỉ huy các Đồn Biên phòng xử lý nhanh những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
* Thầm lặng những chiến sĩ quân hàm xanh
Giúp dân xóa đói, giảm nghèo, củng cố hệ thống chính trị chính là cách để Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên quản lý địa bàn xã An Nông và thị trấn Tịnh Biên, có nhiệm vụ bảo vệ đoạn biên giới dài 9,2km, gồm 4 cột mốc 274, 275, 276, 277. Không chỉ quản lý, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, các cán bộ chiến sĩ quân hàm xanh còn tích cực tham gia phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội ở địa bàn, thật sự là điểm tựa vững chắc trong lòng nhân dân trên biên giới. Các chiến sĩ Biên phòng gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc, với dân, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, cùng với đồng bào trực tiếp tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn giúp đỡ bà con gặp khó khăn ở các vùng dân tộc áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi... góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh vùng biên.
Bộ đội Biên phòng An Giang gặt lúa chạy lũ giúp dân
Còn nhớ những ngày cuối tháng 8/2018, lũ tràn đồng, gây khó khăn trong công tác thu hoạch lúa. Bộ đội Biên phòng Đồn Biên phòng Vĩnh Gia (Tri Tôn) đã huy động cán bộ hàng chục chiến sĩ giúp dân 80 ngày công đắp đê bao ngăn lũ, thu hoạch lúa và vận chuyển 30 tấn lúa đến khu vực khô ráo, được nhân dân hết lòng khen ngợi. Cùng lúc đó do ảnh hưởng mưa lớn và lũ đầu thượng nguồn đổ về nhanh làm cho 20 ha lúa nằm trong đê bao ngăn lũ tại ấp Vĩnh Phú, xã Lạc Quới bị ngập úng. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang đã chỉ đạo hai đồn Biên phòng Lạc Quới và Vĩnh Gia cử 30 cán bộ, chiến sĩ, phối hợp cùng dân quân xã Lạc Quới xuống đồng giúp nhân dân đắp đê ngăn lũ và thu hoạch hơn 20 ha lúa bị ngập úng, có nguy cơ bị thiệt hại hoàn toàn. Đồn Biên phòng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, Đồn Biên phòng Phú Hội, Bộ đội Biên phòng An Giang đã huy động 80 cán bộ, chiến sĩ phối hợp cùng dân quân các xã trên địa bàn huyện An Phú xuống đồng giúp nhân dân thu hoạch lúa 30 ha lúa vụ hè thu, có nguy cơ mất trắng. Trầm mình trong lũ cứu lúa, các cán bộ, chiến sĩ giúp dân không quản khó khăn với quyết tâm thu hoạch hết diện tích lúa bị ngập nước, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho bà con. Việc làm thiết thực, đầy ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ đã giúp người dân giảm thiểu thiệt hại về tài sản, thúc đấy mối quan hệ gắn kết giữa quân và dân ở khu vực biên giới chặt chẽ hơn.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang còn gieo niềm tin nơi biên giới qua hoạt động thiết thực “Nâng bước em tới trường”. Không chỉ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, còn giúp các em định hướng tương lai; thắt chặt thêm mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân dân nơi biên giới.
Đó còn là mô hình "con nuôi đồn Biên Phòng" đã được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang thí điểm ở 5 Đồn Biên phòng: Lạc Quới, Đồng Đức, Cửa Khẩu Quốc tế Tịnh Biên, Cửa khẩu Long Bình và Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. Qua đó đã nhận nuôi dưỡng 5 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn nơi các đơn vị đóng quân. Đây là mô hình thực hiện theo chủ trương của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, nhằm giúp đỡ các cháu học sinh hiếu học, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha mẹ, gia đình có công với cách mạng… trên tuyến biên giới có thêm điều kiện tiếp bước đến trường, sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Đến xã đầu nguồn biên giới, gặp cháu Nguyễn Duy Phương, (sinh năm 2009, ngụ ấp Phú Yên, xã Phú Lộc, TX Tân Châu), lớp 5, Trường Tiểu học Phú Lộc chia sẻ: "Nhà con nghèo, mồ côi mẹ, ba bị bệnh, phải đi bán vé số để kiếm tiền nuôi con ăn học. Nay con rất hạnh phúc được Đồn Biên phòng bố trí nơi ăn ở, học tập chu đáo, mua sách vở, đồ dùng học tập. Còn có cán bộ, chiến sĩ kèm cặp, đưa rước con đến trường hàng ngày". Tại huyện Tri Tôn, Thượng tá Lê Xuân Thị, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Lạc Quới cho biết: "Hiện đơn vị nhận nuôi cháu Nguyễn Văn Huy Chương (6 tuổi) đang học lớp 1A trường Tiểu học xã Lạc Quới, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nguồn kinh phí nuôi dưỡng cháu được trích từ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, chiến sĩ và quỹ tăng gia sản xuất. Thông qua mô hình, nhằm tăng cường tình đoàn kết, gắn bó mặt thiết hơn giữa cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng với chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn, góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc".
Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng An Giang chia sẻ: “Cuộc sống của nhân dân vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Hằng ngày, các em học sinh dù còn rất nhỏ tuổi vẫn phải lao động phụ giúp gia đình, ảnh hưởng lớn đến việc học tập. Trước những khó khăn của người dân, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát động đến 100% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị gây quỹ bằng tiết kiệm tiền lương, phụ cấp để đỡ đầu, thăm hỏi, tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn học giỏi trên địa bàn biên giới của tỉnh và biên giới Campuchia. Đơn vị thống nhất giao cho cán bộ, đoàn viên làm nòng cốt trong triển khai hoạt động”. Từ tháng 2-2016 đến nay, Bộ đội Biên phòng An Giang đã hỗ trợ 62 học sinh với số tiền 700 triệu đồng, trong đó có 11 em mồ côi cha hoặc mẹ, 10 em mồ côi cả cha lẫn mẹ hiện sống chung với ông bà nội, ngoại.
Em Neáng Ros, học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, nhà rách nát, phải ở nhờ nhà bác họ. Ba, mẹ em là lao động chính trong nhà, nhưng lại đi làm ăn xa, ở nhà còn lại Neáng Ros và em trai đang học lớp 1. Tuy điều kiện khó khăn, nhưng em luôn cố gắng học tập tốt, từ lớp 1 đến lớp 8 đều đạt học sinh giỏi và học sinh giỏi cấp huyện. Neáng Ros chia sẻ: "Em còn được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhơn Hưng tặng nhà “Mái ấm biên cương” trị giá 30 triệu đồng, tặng xe đạp trị giá 2 triệu đồng. Được các chú ở đồn Biên phòng hỗ trợ, em nguyện sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không phụ lòng mong mỏi của gia đình và các chú Bộ đội Biên phòng”.
Sau 3 năm thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường”, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang đã chia sẻ những khó khăn với các em học sinh tại địa bàn biên giới, hỗ trợ, giúp đỡ các em có đủ điều kiện đến trường học tập và rèn luyện; thực sự đã trở thành điểm tựa nâng bước các em học sinh nghèo vươn lên học giỏi.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang còn đóng góp rất lớn cả về vật chất, tinh thần, công sức và trí tuệ huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, thay đổi diện mạo các xã, phường, thị trấn, khu vực biên giới ngày một khang trang. Góp phần cùng các huyện biên giới xây dựng thành công ấp 32 khóm, ấp đạt chuẩn “Điểm sáng văn hóa biên giới” gắn với 11 đồn Biên phòng, có 42.350 hộ/49.167 hộ gia đình văn hóa. Bộ đội Biên phòng An Giang đã tăng cường cán bộ biên phòng cho các xã biên giới, góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh. Đồng thời, triển khai, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo, đi đầu trong công tác thiện nguyện, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo… góp phần xây dựng địa bàn biên phòng ngày càng vững mạnh.
Qua những hành động cụ thể giúp dân phát triển kinh tế, người dân đã thấy được sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng, thêm tin tưởng và tham gia cùng với Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; đồng thời, thấy được trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ tham gia bảo vệ biên giới. Những việc làm của Bộ đội Biên phòng thực sự là chỗ dựa tin cậy cho đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới của tỉnh cũng như trên toàn tuyến biên giới cả nước.
* Dân một lòng theo Đảng
Từ việc ý thức được mỗi người dân là "cột mốc sống" giữ gìn biên cương Tổ quốc. Bằng nhiều việc làm cụ thể và mô hình thiết thực chính quyền, Bộ đội Biên phòng và nhân dân đã làm nên nhiều mô hình quần chúng tự quản đường biên và mốc quốc giới hiệu quả. Điển hình như xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu có đường biên giới đường bộ dài 2,5 km và đường thủy dài 700m tiếp giáp với xã Omsano (Campuchia), đã xây dựng và phát huy có hiệu quả các mô hình, phong trào bảo vệ đường biên, cột mốc và an ninh trật tự trên tuyến biên giới, các phong trào quần chúng tự quản đường biên, cột mốc biên giới; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; phong trào điểm sáng văn hóa biên giới; phong trào thanh niên làm chủ biên giới; tổ Phụ nữ giữ gìn đường biên, cột mốc biên giới; tổ nông dân tự quản đường biên cột mốc... đã thu hút hàng ngàn lượt hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia.
Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng An Giang cho biết: “Việc thành lập các Tổ phụ nữ tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới và giữ gìn an ninh trật tự xóm, ấp khu vực biên giới có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Đồng thời, qua đó phát huy vai trò của phụ nữ, nông dân trong việc tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, ngăn ngừa và phòng, chống các hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ, các hoạt động buôn lậu, mua bán người, tội phạm ma túy, các tệ nạn xã hội, bảo vệ đường biên, cột mốc, góp phần giữ vững an ninh trật tự khóm, ấp khu vực biên giới”.
Thành lập đã khó, để duy trì, phát huy hiệu quả phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn biên giới, các Tổ tự quản đường biên cột mốc trên địa bàn các xã, thường xuyên phối hợp với lực lượng Đồn Biên phòng tổ chức tuần tra biên giới, vệ sinh và trồng cây xanh khuôn viên cột mốc. Duy trì tổ chức sinh hoạt định kỳ 1 tháng/lần có sự tham gia của lực lượng Công an, Biên phòng và các hội, đoàn thể. Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương Huỳnh Thị Nhung cho biết: “Xã triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới, trong đó người dân đóng vai trò hết sức quan trọng cùng với chính quyền địa phương bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Qua tuyền truyền, quần chúng nhân dân đã tự giác là "cột mốc sống" bảo vệ đường biên, cột mốc. Giúp địa phương nắm bắt tình hình, phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm các quy định tại khu vực biên giới cũng như bảo vệ an toàn đường biên, cột mốc”.
Tại xã biên giới An Nông, huyện Tịnh Biên, phụ nữ phối hợp Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên thực hiện hiệu quả Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới". Các thành viên của Tổ phụ nữ tham gia tự quản đường biên, cột mốc đã phát huy vai trò của người chị, người mẹ chủ động tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình cũng như người dân trong xã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội phụ nữ xã An Nông Nguyễn Thị Anh Đào chia sẻ: “Tổ phụ nữ tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự khóm, ấp khu vực biên giới xã An Nông được thành lập từ năm 2013. Đến nay, tổ có 16 thành viên, hằng tháng đều duy trì sinh hoạt đều đặn và phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên tuần tra đường biên, cột mốc. Chị em trong tổ là những người đi đầu tích cực tuyên truyền, vận động người thân, hàng xóm tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia”.
Dân một lòng theo Đảng, tự ý thức được mỗi người dân là "cột mốc sống" giữ gìn biên cương Tổ quốc và thể hiện bằng nhiều việc làm cụ thể và mô hình thiết thực.
Nhờ sự đồng lòng của dân, tuyến biên giới dài 9,2km chạy qua địa bàn xã An Nông và thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên) nếu như những năm trước xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật như: Tổ chức đá gà ăn tiền, mang vác trái phép hàng hóa qua biên giới, sử dụng ngư cụ cấm trong đánh bắt thủy sản hay vượt biên sang Campuchia làm ăn trái phép..., ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Khi Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký không tham gia buôn lậu và tiếp tay cho buôn lậu, tự giác ký cam kết tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới. Nhờ đó tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn từng bước được đẩy lùi, người dân tích cực tham gia tố giác tội phạm.
Là người dân trú trên địa bàn biên giới chị Nguyễn Thị Hai, xã An Nông chia sẻ: “Chúng tôi đã ý thức được không lén lút đi buôn lậu hay vận chuyển hàng thuê cho các đối tượng buôn lậu. Trong quá trình lao động sản xuất lưu ý không vi phạm quy chế biên giới, hay dùng xung điện đánh bắt tôm, cá...".
Tại xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn), mô hình “Tổ phụ nữ tự quản đường biên, cột mốc biên giới” cũng thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia. Chị Nguyễn Thị Vân, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vĩnh Gia cho biết: "Đã thành lập 2 Tổ phụ nữ tự quản đường biên, cột mốc, với 30 thành viên, được tuyển chọn từ những hội viên phụ nữ nòng cốt của xã. 3 năm qua, đã phối hợp Đồn Biên phòng Vĩnh Gia tổ chức được 36 lượt tuần tra đường biên, cột mốc biên giới và tổ chức trên 60 buổi tuyên truyền các văn bản pháp luật về biên giới lãnh thổ... thu hút 3.650 lượt cán bộ, hội viên và quần chúng tham gia. Qua tuyên truyền giúp cán bộ, hội viên và nhân dân khu vực biên giới nhận thức được trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ biên giới, cùng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới trong mọi tình huống".
Giờ đây, tại các xã biên giới mỗi gia đình, mỗi người dân tự giác thực hiện tốt theo mô hình, phong trào tự quản đường biên cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự. Nhân dân trên địa bàn biên giới đã mạnh dạn cung cấp thông tin với cơ quan chức năng, khi phát hiện các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn. Đại úy Vũ Văn Khu, Trưởng Ban Vận động quần chúng Bộ Đôi Biên phòng An Giang cho biết: "Mô hình này đã vận động hộ dân có đất sản xuất sát biên giới, đăng ký cùng đơn vị tham gia quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, giúp Bộ đội Biên phòng nắm bắt kịp thời các thông tin, tình hình địa bàn, biên giới và xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch và các phần tử xấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Các mô hình quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự xóm, ấp khu vực biên giới ngày càng được củng cố và hoạt động có chiều sâu, phát huy hiệu quả đã góp phần xây dựng và củng cố thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, xây dựng địa bàn biên phòng ngày càng vững mạnh”.
Đảng ta xác định, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng. Bởi vậy, muốn quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, trước hết phải dựa vào nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân”, cùng ăn, cùng ở với dân; phải thực sự coi “đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Biến chủ trương thành hành động, người dân đồng lòng theo Đảng. Mỗi tháng một hai lần, bất kể nắng, mưa, trưa, tối những “bóng hồng” miền biên giới, những nông dân chấn đất vẫn ngày đêm lặng thầm sát cánh cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng tích cực tham gia tuần tra đường biên, cột mốc, cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng xây dựng “lũy thép” nơi biên cương Tổ quốc./.
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU
Kỳ cuối: Chắc tay súng giữ vững biên cương Tổ quốc
Kỳ 3: Tình quân dân như cá với nước, chung sức vì biên cương giàu mạnh
Kỳ 2: Phát huy vai trò của Đảng trong xây dựng đường biên cột mốc
Ps: Đảng trong lòng người dân biên giới. Kỳ 1: Xây dựng cột mốc trong lòng nhân dân ở An Giang