Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
An Giang đào tạo lực lượng viết văn trẻ
- Được đăng: Thứ tư, 28 Tháng 9 2016 14:41
- Lượt xem: 3413
(TGAG)- Nhân Hội nghị Những người viết Văn trẻ lần thứ IX-2016 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức vào 02 ngày 28-29/9/2016 tại Hà Nội. Tuyên giáo An Giang có buổi trao đổi với Nhà văn Mai Bửu Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh; Trưởng gia đình Áo Trắng An Giang về việc quan tâm đào tạo lực lượng viết văn trẻ tỉnh nhà.
PV: Xin nhà văn cho biết An Giang có truyền thống và những thế hệ nối tiếp như thế nào trong thời gian qua?
Nhà văn Mai Bửu Minh:
Nói đến hoạt động Văn học ở An Giang, giới Văn nghệ sĩ khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung đều nhớ đến những tên tuổi một thời vang danh như Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Lê Văn Thảo, Viễn Phương, Mai Văn Tạo v.v… Đây là một niềm tự hào của những thế hệ sáng tác Văn học trẻ An Giang.
Hiện nay, tại An Giang có 12 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (là tỉnh có nhiều hội viên Trung ương nhiều nhất khu vực ĐBSCL) đã và đang lao động sáng tạo nghệ thuật, xứng đáng là thế hệ kế thừa các bậc tiền bối. Lớp trên 60 tuổi có 8 nhà văn là: Ngô Khắc Tài, Nguyễn Lập Em, Trịnh Bửu Hoài, Vũ Đức Nghĩa, Phạm Nguyên Thạch, Hồ Thanh Điền, Đoàn Văn Đạt, Trần Thế Vinh; lớp tiếp theo tuổi đời 50-60 có Mai Bửu Minh, Lê Thanh My; tiếp đến dưới 50 tuổi có Trương Thị Thanh Hiền, Võ Diệu Thanh.
Ngoài ra còn có khoảng 130 cây bút đam mê làm thơ, viết văn tham gia sinh hoạt trong Liên hiệp Hội, đóng góp rất lớn cho hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh.
PV: Nhà văn cho biết các hoạt động nhằm phát hiện, tổ chức tập hợp, bồi dưỡng tạo nguồn Viết văn Trẻ của Liên hiệp Hội VHNT An Giang trong những năm qua?
Nhà văn Mai Bửu Minh:
+ Cơ sở để phát hiện: Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh An Giang đã tổ chức được 10 lần cuộc thi sáng tác thơ văn dành cho học sinh phổ thông mang tên “Giải thưởng Văn chương Thủ Khoa Nghĩa”… Mỗi lần tổ chức thi, thu hút vài trăm học sinh đam mê văn chương tham gia. Phần lớn các tác giả học sinh đoạt giải thưởng này, khi vào Đại học, ra công tác… vẫn tiếp tục sáng tác và được kết nạp vào Hội tỉnh, vào Hội Nhà văn Việt Nam (như Võ Diệu Thanh…)
+ Tổ chức tập hợp, sinh hoạt: Liên hiệp Hội VHNT An Giang vận động thành lập Câu lạc bộ Văn học trong trường Đại học An Giang và một số trường THPT, THCS... Phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi giao lưu nói chuyện sách, chia sẻ kinh nghiệm sáng tác giữa những nhà văn, nhà thơ với các em, tạo điều cho các em hiểu thêm về sáng tác văn học, phát huy năng khiếu và khơi dậy đam mê sáng tác cho các em.
+ Hoạt động kích thích, khuyến khích người sáng tác trẻ phát huy năng khiếu: Hằng năm, Liên hiệp các Hội VHNT An Giang tổ chức cho các tác giả trẻ dự Trại sáng tác, tham gia những chuyến đi thực tế, giao lưu trong tỉnh (đã đi tất cả danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa trong tỉnh); đi giao lưu với sinh viên các trường Đại học: Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang…, tham quan thực tế sáng tác ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Phú Yên.v,v… Và Hội đã chọn tác phẩm có chất lượng của các bạn trẻ để in vào những tuyển tập thơ, văn; in riêng tác phẩm cho từng tác giả Trẻ.
+ Chừa “đất” để gieo hạt: Tạp chí Thất Sơn của tỉnh An Giang phát hành hằng tháng luôn dành trên 10 trang để đăng tải cho các tác giả trẻ… tạo sân chơi, thu hút, phát hiện và bồi dưỡng tác giả trẻ để kết nạp vào Hội.
Từ những hoạt động sôi nổi đó đã mang lại hiệu quả thiết thực, chỉ riêng nhiệm kỳ 2010-2015, Liên hiệp Hội VHNT An Giang đã tạo điều kiện cho hội viên văn học xuất bản được 50 tập sách thơ, văn; có 6 tác giả đoạt giải thưởng quốc gia… Chỉ riêng cuộc thi Truyện ngắn khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần IV năm 2012 An Giang đã đoạt 7/11 giải; lần V năm 2015, An Giang đoạt 5/11 giải.
Chính nhờ cách tổ chức, thực hiện các hoạt động kể trên mà hiện nay ở An Giang đã thu hút trên 70 tác giả trẻ (dưới 35 tuổi) tham gia các hoạt động sáng tác văn học, trong đó hơn phân nửa đã được kết nạp vào Hội tỉnh, và các tác giả An Giang 3 năm liên tục đoạt Giải Tác giả Trẻ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đó là: Nguyễn Bàng năm 2013, Trần Sang năm 2014, Nguyễn Mạnh Hà và Nghiêm Quốc Thanh năm 2015…
Trong các tác giả trẻ ở An Giang, ngoài những người kể trên còn có một số tác giả khác rất sung sức, đoạt nhiều giải thưởng của khu vực ĐBSCL, của các cuộc thi sáng tác thơ văn các tỉnh bạn và các báo, tạp chí... có thể kể tên như: Nguyễn Ngọc Đào Uyên, Trương Chí Hùng, Nguyễn Đức Phú Thọ, Hoàng Thị Trúc Ly, Trần Mỹ Hiền, Vĩnh Thông, Lê Quang Trạng…
Gần gũi bên các bạn viết trẻ, tôi vui khi thấy từng tác phẩm của các bạn được đăng trên các báo, tạp chí, in thành sách hay đoạt các giải thưởng. Các bạn ấy thường chia sẻ với tôi những vui buồn trong cuộc sống, gọi tôi bằng anh, cho dù có nhiều em chỉ trạc tuổi con của tôi… Tôi thật hạnh phúc khi mình đã gắn bó với lực lượng sáng tác trẻ và thấy rõ những nụ hoa đã nở khoe hương sắc, những mùa trái ngọt văn chương trên mảnh đất An Giang.
PV: Xin cảm ơn Nhà văn đã có cuộc trao đổi !
PV: Xin nhà văn cho biết An Giang có truyền thống và những thế hệ nối tiếp như thế nào trong thời gian qua?
Nhà văn Mai Bửu Minh:
Nói đến hoạt động Văn học ở An Giang, giới Văn nghệ sĩ khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung đều nhớ đến những tên tuổi một thời vang danh như Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Lê Văn Thảo, Viễn Phương, Mai Văn Tạo v.v… Đây là một niềm tự hào của những thế hệ sáng tác Văn học trẻ An Giang.
Hiện nay, tại An Giang có 12 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (là tỉnh có nhiều hội viên Trung ương nhiều nhất khu vực ĐBSCL) đã và đang lao động sáng tạo nghệ thuật, xứng đáng là thế hệ kế thừa các bậc tiền bối. Lớp trên 60 tuổi có 8 nhà văn là: Ngô Khắc Tài, Nguyễn Lập Em, Trịnh Bửu Hoài, Vũ Đức Nghĩa, Phạm Nguyên Thạch, Hồ Thanh Điền, Đoàn Văn Đạt, Trần Thế Vinh; lớp tiếp theo tuổi đời 50-60 có Mai Bửu Minh, Lê Thanh My; tiếp đến dưới 50 tuổi có Trương Thị Thanh Hiền, Võ Diệu Thanh.
Ngoài ra còn có khoảng 130 cây bút đam mê làm thơ, viết văn tham gia sinh hoạt trong Liên hiệp Hội, đóng góp rất lớn cho hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh.
PV: Nhà văn cho biết các hoạt động nhằm phát hiện, tổ chức tập hợp, bồi dưỡng tạo nguồn Viết văn Trẻ của Liên hiệp Hội VHNT An Giang trong những năm qua?
Nhà văn Mai Bửu Minh:
Thực tế sáng tác tại rừng tràm Trà Sư - Tịnh Biên |
+ Tổ chức tập hợp, sinh hoạt: Liên hiệp Hội VHNT An Giang vận động thành lập Câu lạc bộ Văn học trong trường Đại học An Giang và một số trường THPT, THCS... Phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi giao lưu nói chuyện sách, chia sẻ kinh nghiệm sáng tác giữa những nhà văn, nhà thơ với các em, tạo điều cho các em hiểu thêm về sáng tác văn học, phát huy năng khiếu và khơi dậy đam mê sáng tác cho các em.
+ Hoạt động kích thích, khuyến khích người sáng tác trẻ phát huy năng khiếu: Hằng năm, Liên hiệp các Hội VHNT An Giang tổ chức cho các tác giả trẻ dự Trại sáng tác, tham gia những chuyến đi thực tế, giao lưu trong tỉnh (đã đi tất cả danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa trong tỉnh); đi giao lưu với sinh viên các trường Đại học: Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang…, tham quan thực tế sáng tác ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Phú Yên.v,v… Và Hội đã chọn tác phẩm có chất lượng của các bạn trẻ để in vào những tuyển tập thơ, văn; in riêng tác phẩm cho từng tác giả Trẻ.
+ Chừa “đất” để gieo hạt: Tạp chí Thất Sơn của tỉnh An Giang phát hành hằng tháng luôn dành trên 10 trang để đăng tải cho các tác giả trẻ… tạo sân chơi, thu hút, phát hiện và bồi dưỡng tác giả trẻ để kết nạp vào Hội.
Từ những hoạt động sôi nổi đó đã mang lại hiệu quả thiết thực, chỉ riêng nhiệm kỳ 2010-2015, Liên hiệp Hội VHNT An Giang đã tạo điều kiện cho hội viên văn học xuất bản được 50 tập sách thơ, văn; có 6 tác giả đoạt giải thưởng quốc gia… Chỉ riêng cuộc thi Truyện ngắn khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần IV năm 2012 An Giang đã đoạt 7/11 giải; lần V năm 2015, An Giang đoạt 5/11 giải.
Chính nhờ cách tổ chức, thực hiện các hoạt động kể trên mà hiện nay ở An Giang đã thu hút trên 70 tác giả trẻ (dưới 35 tuổi) tham gia các hoạt động sáng tác văn học, trong đó hơn phân nửa đã được kết nạp vào Hội tỉnh, và các tác giả An Giang 3 năm liên tục đoạt Giải Tác giả Trẻ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đó là: Nguyễn Bàng năm 2013, Trần Sang năm 2014, Nguyễn Mạnh Hà và Nghiêm Quốc Thanh năm 2015…
Trong các tác giả trẻ ở An Giang, ngoài những người kể trên còn có một số tác giả khác rất sung sức, đoạt nhiều giải thưởng của khu vực ĐBSCL, của các cuộc thi sáng tác thơ văn các tỉnh bạn và các báo, tạp chí... có thể kể tên như: Nguyễn Ngọc Đào Uyên, Trương Chí Hùng, Nguyễn Đức Phú Thọ, Hoàng Thị Trúc Ly, Trần Mỹ Hiền, Vĩnh Thông, Lê Quang Trạng…
Gần gũi bên các bạn viết trẻ, tôi vui khi thấy từng tác phẩm của các bạn được đăng trên các báo, tạp chí, in thành sách hay đoạt các giải thưởng. Các bạn ấy thường chia sẻ với tôi những vui buồn trong cuộc sống, gọi tôi bằng anh, cho dù có nhiều em chỉ trạc tuổi con của tôi… Tôi thật hạnh phúc khi mình đã gắn bó với lực lượng sáng tác trẻ và thấy rõ những nụ hoa đã nở khoe hương sắc, những mùa trái ngọt văn chương trên mảnh đất An Giang.
PV: Xin cảm ơn Nhà văn đã có cuộc trao đổi !
PV. (thực hiện)