Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Vườn rau của lính…
- Được đăng: Thứ năm, 22 Tháng 9 2016 14:18
- Lượt xem: 3187
(TGAG)- “Ở đâu có bộ đội đóng quân thì ở đó có những vườn rau xanh”, tôi đã nghe câu này ở đâu đó và tự nhiên khắc vào tâm trí mình. Cứ mỗi lần có việc công tác ở các doanh trại quân đội, bao giờ tôi cũng tranh thủ “tham quan” vườn rau của lính. Không biết để làm gì, nhưng tôi có cảm giác rất gần gũi, như một góc đời thường trong một doanh trại quân đội uy nghiêm, một chút nhẹ nhàng trong môi trường kỷ luật, hay là một chút “gia đình” trong tim người lính…
Chúng tôi về Sư đoàn BB330 anh hùng vào những ngày nắng nóng như đổ lửa, không khí oi bức, khô rát mà trong lòng ai cũng phơi phới, háo hức để được trở về với bộ đội, trở về với những người anh hùng trong lòng nhân dân. Đoàn văn nghệ sĩ lần này thực tế sáng tác tại Sư đoàn, nhiệm vụ chính là hỗ trợ Sư đoàn xuất bản nội san nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, ngoài ra mỗi người còn muốn dung nạp thêm vào hành trang trên con đường sáng tác của mình những vốn sống về đời lính, về doanh trại, về môi trường quân đội… để viết về người lính “thực tế” hơn.
Dạo một vòng quanh doanh trại, điều làm chúng tôi bất ngờ là nơi miền “sơn cước”, giữa những ngày hạn hán nặng mà lại có những vườn rau xanh mướt trên những luống đất cát khô cằn, đang hứng nắng và đang đùa giỡn phơ phất trong làn gió yên ả… "Tất cả các vườn rau đều do anh em chiến sĩ tự tay trồng và chăm sóc cả. Các anh đừng tưởng nơi đất đá khô cằn, thời tiết khắc nghiệt làm chúng tôi nản lòng nhé. Quanh năm, hai mùa mưa nắng lúc nào anh em chiến sĩ Sư đoàn cũng có rau tươi để ăn" - Thiếu tá Đoàn Phước Lộc - Chủ nhiệm Nhà văn hóa Sư đoàn khoe với chúng tôi.
Tăng gia sản xuất là hoạt động không thể thiếu trong các doanh trại quân đội. Mỗi đơn vị quân đội nào, trên địa bàn đóng quân của mình, đều tận dụng những phần đất chưa sử dụng để “quy hoạch” khu vực tăng gia sản xuất. Chúng tôi xác định ngoài công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu thì công tác tăng gia sản xuất là một trong những giải pháp chính nâng cao đời sống, cải thiện bữa ăn hằng ngày của bộ đội. - Thủ trưởng Sư đoàn đã phát biểu như thế trong buổi sáng làm việc với đoàn.
Tùy theo địa hình, đất đai, mùa vụ mà từng đơn vị thuộc Sư đoàn BB330 quy hoạch ít nhất một khu tăng gia tập trung để gieo trồng các loại rau, củ, quả… nhằm cung cấp đủ rau xanh cho bộ đội kể cả thời điểm giáp vụ. Có nơi “tăng gia” tập trung hoặc “phân tán”, nhờ vậy không hạn chế về diện tích canh tác, bảo đảm có tính ổn định trong việc tự túc rau xanh và thực phẩm phục vụ bữa ăn cho bộ đội.
“Tại Sư đoàn bộ này, nhiều vùng đất cằn cỗi, bê – tông, đất sỏi, cát khô, cỏ hoang um tùm ngày nào đã “biến” thành vườn rau xanh mướt nhiều loại mà anh em đã thấy… tất cả là do mồ hôi của bộ đội đã thấm trên khu vườn này” - Thiếu tá Đoàn Phước Lộc vừa nói vừa chỉ tay về những luống rau xanh um được mùa tươi tốt. Một màu xanh mướt đang lay nhẹ trước gió trong một buổi trưa nắng gắt nơi miền biên giới Tây Nam làm cho lòng người cũng mát dịu theo.
Có thể nói, việc tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi được tất cả cán bộ, chiến sĩ tham gia một cách tích cực, với tinh thần hăng say, như một việc làm thường nhật sau giờ học tập và huấn luyện. Riêng đối với những chiến sĩ trẻ, nhất là xuất thân từ gia đình làm nông thì việc tham gia sản xuất cũng là dịp để họ có thêm niềm vui trong lao động cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, khi ra quân có thể áp dụng cho gia đình.
Mặt trời lấp ló dưới những rặng cây. Rồi tia nắng cuối cùng đã tắt dần, thay vào đó là những cơn gió miên man thổi vào thật nhẹ nhàng, tạo nên cảm giác dịu nhẹ làm bớt đi cái nóng bức sau một ngày làm việc mệt nhọc. Các chiến sĩ cũng hết giờ huấn luyện và học tập. Những chàng trai hai mươi, đang phơi phới tuổi xuân, đang căng tràn nhựa sống rất đỗi đơn sơ, mộc mạc. Các bạn đã gác lại những đam mê của tuổi trẻ, quên ánh đèn đường, sự tấp nập, rộn ràng của đô thị để thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc. Sau một ngày huấn luyện, học tập mệt mỏi và căng thẳng, những chàng lính trẻ lại mình trần, quần tà lỏn hoặc áo thun, quần tà lỏn… rất sức trẻ và rất đỗi tự nhiên và thế là tranh thủ chăm sóc những vườn rau của mình. Tưới nước, nhổ cỏ, vun lại liếp rau, xới gốc, bắt sâu… Một buổi chiều rộn ràng và vui tươi ở doanh trại quân đội.
Tôi chăm chú theo dõi các chiến sĩ làm việc với một tinh thần vui vẻ, đùa nghịch với nhau, nhưng cũng rất cẩn thận. Những chiều như thế này, cũng là dịp để những chiến sĩ trẻ trò chuyện, kể nhau nghe về gia đình bè bạn và về “người ấy” của mình. Đây còn là khoảng thời gian thoải mái để chia sẻ những tâm sự của nhau… Hình ảnh này tôi bắt gặp hầu hết ở khu tăng gia sản xuất. Tôi lân la trò chuyện với mấy bạn. Chiến sĩ Đào Thiên Lý, Đại đội 8, Cối 82, Tiểu đoàn 312, Trung đoàn 3, vừa nhổ cỏ cho mấy luống rau xà lách vừa nói: “Công việc thường ngày cho vườn rau là buổi sáng tưới nước nhẹ, buổi chiều ngoài tưới nước còn phải nhổ cỏ. Nếu có sâu thì tranh thủ bắt sâu luôn, hạn chế tối đa không phun thuốc, thỉnh thoảng còn phải bón phân hữu cơ, vun luống để cho gốc rau không bị trồi ra khỏi mặt đất đó anh”. Theo Lý, công việc này không tốn nhiều sức nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo để vừa chăm sóc được rau mà không làm… hư rau.
Còn chiến sĩ Nguyễn Công Thành, Trung đội phục vụ, Tiểu đoàn 306, Trung đoàn 3, cho tôi biết thêm: “Những vườn rau thế này, không phải muốn trồng thì là trồng đâu anh, mỗi tháng đơn vị đều họp lấy ý kiến thảo luận chọn cây gì, giống nào, để trồng. Bên cạnh còn thảo luận xem, cách thức chăm sóc ra sao để có thu hoạch mà an toàn. Qua những buổi như thế, em học được nhiều điều bổ ích từ những kinh nghiệm của các bạn đã trồng lúc ở nhà”.
Hình như thấy tôi quá chăm chú về vườn rau của lính, Trung tá Dương Công Sang - Chính ủy Trung đoàn 3, vui vẻ chia sẻ: “Phát huy nguồn lực tại chỗ không chỉ giúp cho bộ đội có được thực phẩm tươi, ngon, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn hạ được giá thành từ 10 đến 15% so với giá thị trường. Từ đó, mỗi đơn vị từng bước đẩy lùi những khó khăn, nâng cao chất lượng đời sống của bộ đội. Quan trọng hơn, chúng tôi rèn luyện cho chiến sĩ biết tình yêu lao động, để sau này các em ra quân biết quý giá những giọt mồ hôi lao động chân chính, thành người có ích cho xã hội”. Và tôi hiểu, mục đích cuối cùng rất nhân văn mà lao động đem lại trong đời lính của mỗi chiến sĩ, sẽ là những kỷ niệm đẹp khó quên.
Tôi cảm nhận được xung quanh mình là một khung cảnh bình yên, tươi tốt và thân thuộc. Màu xanh mát rượi của cây cối, của luống rau tươi, của những giàn đậu đũa sai trái lủng lẳng, những cây đu đủ quả mập mạp từ gốc tới ngọn, những cây cà tím, trái to và dài gần chạm đất. Và những luống rau muống, cải bẹ xanh, cải ngọt đang tươi tốt, xanh um, khẽ đung đưa) trong gió… tất cả toát lên một sức sống mãnh liệt nhưng cũng rất hồn hậu và tươi trẻ nơi miền biên giới Tây Nam trong những ngày nắng đổ này./.
Bài: TRẦN SANG
Chúng tôi về Sư đoàn BB330 anh hùng vào những ngày nắng nóng như đổ lửa, không khí oi bức, khô rát mà trong lòng ai cũng phơi phới, háo hức để được trở về với bộ đội, trở về với những người anh hùng trong lòng nhân dân. Đoàn văn nghệ sĩ lần này thực tế sáng tác tại Sư đoàn, nhiệm vụ chính là hỗ trợ Sư đoàn xuất bản nội san nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, ngoài ra mỗi người còn muốn dung nạp thêm vào hành trang trên con đường sáng tác của mình những vốn sống về đời lính, về doanh trại, về môi trường quân đội… để viết về người lính “thực tế” hơn.
Dạo một vòng quanh doanh trại, điều làm chúng tôi bất ngờ là nơi miền “sơn cước”, giữa những ngày hạn hán nặng mà lại có những vườn rau xanh mướt trên những luống đất cát khô cằn, đang hứng nắng và đang đùa giỡn phơ phất trong làn gió yên ả… "Tất cả các vườn rau đều do anh em chiến sĩ tự tay trồng và chăm sóc cả. Các anh đừng tưởng nơi đất đá khô cằn, thời tiết khắc nghiệt làm chúng tôi nản lòng nhé. Quanh năm, hai mùa mưa nắng lúc nào anh em chiến sĩ Sư đoàn cũng có rau tươi để ăn" - Thiếu tá Đoàn Phước Lộc - Chủ nhiệm Nhà văn hóa Sư đoàn khoe với chúng tôi.
Tăng gia sản xuất là hoạt động không thể thiếu trong các doanh trại quân đội. Mỗi đơn vị quân đội nào, trên địa bàn đóng quân của mình, đều tận dụng những phần đất chưa sử dụng để “quy hoạch” khu vực tăng gia sản xuất. Chúng tôi xác định ngoài công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu thì công tác tăng gia sản xuất là một trong những giải pháp chính nâng cao đời sống, cải thiện bữa ăn hằng ngày của bộ đội. - Thủ trưởng Sư đoàn đã phát biểu như thế trong buổi sáng làm việc với đoàn.
Tùy theo địa hình, đất đai, mùa vụ mà từng đơn vị thuộc Sư đoàn BB330 quy hoạch ít nhất một khu tăng gia tập trung để gieo trồng các loại rau, củ, quả… nhằm cung cấp đủ rau xanh cho bộ đội kể cả thời điểm giáp vụ. Có nơi “tăng gia” tập trung hoặc “phân tán”, nhờ vậy không hạn chế về diện tích canh tác, bảo đảm có tính ổn định trong việc tự túc rau xanh và thực phẩm phục vụ bữa ăn cho bộ đội.
“Tại Sư đoàn bộ này, nhiều vùng đất cằn cỗi, bê – tông, đất sỏi, cát khô, cỏ hoang um tùm ngày nào đã “biến” thành vườn rau xanh mướt nhiều loại mà anh em đã thấy… tất cả là do mồ hôi của bộ đội đã thấm trên khu vườn này” - Thiếu tá Đoàn Phước Lộc vừa nói vừa chỉ tay về những luống rau xanh um được mùa tươi tốt. Một màu xanh mướt đang lay nhẹ trước gió trong một buổi trưa nắng gắt nơi miền biên giới Tây Nam làm cho lòng người cũng mát dịu theo.
Có thể nói, việc tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi được tất cả cán bộ, chiến sĩ tham gia một cách tích cực, với tinh thần hăng say, như một việc làm thường nhật sau giờ học tập và huấn luyện. Riêng đối với những chiến sĩ trẻ, nhất là xuất thân từ gia đình làm nông thì việc tham gia sản xuất cũng là dịp để họ có thêm niềm vui trong lao động cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, khi ra quân có thể áp dụng cho gia đình.
Mặt trời lấp ló dưới những rặng cây. Rồi tia nắng cuối cùng đã tắt dần, thay vào đó là những cơn gió miên man thổi vào thật nhẹ nhàng, tạo nên cảm giác dịu nhẹ làm bớt đi cái nóng bức sau một ngày làm việc mệt nhọc. Các chiến sĩ cũng hết giờ huấn luyện và học tập. Những chàng trai hai mươi, đang phơi phới tuổi xuân, đang căng tràn nhựa sống rất đỗi đơn sơ, mộc mạc. Các bạn đã gác lại những đam mê của tuổi trẻ, quên ánh đèn đường, sự tấp nập, rộn ràng của đô thị để thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc. Sau một ngày huấn luyện, học tập mệt mỏi và căng thẳng, những chàng lính trẻ lại mình trần, quần tà lỏn hoặc áo thun, quần tà lỏn… rất sức trẻ và rất đỗi tự nhiên và thế là tranh thủ chăm sóc những vườn rau của mình. Tưới nước, nhổ cỏ, vun lại liếp rau, xới gốc, bắt sâu… Một buổi chiều rộn ràng và vui tươi ở doanh trại quân đội.
Tôi chăm chú theo dõi các chiến sĩ làm việc với một tinh thần vui vẻ, đùa nghịch với nhau, nhưng cũng rất cẩn thận. Những chiều như thế này, cũng là dịp để những chiến sĩ trẻ trò chuyện, kể nhau nghe về gia đình bè bạn và về “người ấy” của mình. Đây còn là khoảng thời gian thoải mái để chia sẻ những tâm sự của nhau… Hình ảnh này tôi bắt gặp hầu hết ở khu tăng gia sản xuất. Tôi lân la trò chuyện với mấy bạn. Chiến sĩ Đào Thiên Lý, Đại đội 8, Cối 82, Tiểu đoàn 312, Trung đoàn 3, vừa nhổ cỏ cho mấy luống rau xà lách vừa nói: “Công việc thường ngày cho vườn rau là buổi sáng tưới nước nhẹ, buổi chiều ngoài tưới nước còn phải nhổ cỏ. Nếu có sâu thì tranh thủ bắt sâu luôn, hạn chế tối đa không phun thuốc, thỉnh thoảng còn phải bón phân hữu cơ, vun luống để cho gốc rau không bị trồi ra khỏi mặt đất đó anh”. Theo Lý, công việc này không tốn nhiều sức nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo để vừa chăm sóc được rau mà không làm… hư rau.
Còn chiến sĩ Nguyễn Công Thành, Trung đội phục vụ, Tiểu đoàn 306, Trung đoàn 3, cho tôi biết thêm: “Những vườn rau thế này, không phải muốn trồng thì là trồng đâu anh, mỗi tháng đơn vị đều họp lấy ý kiến thảo luận chọn cây gì, giống nào, để trồng. Bên cạnh còn thảo luận xem, cách thức chăm sóc ra sao để có thu hoạch mà an toàn. Qua những buổi như thế, em học được nhiều điều bổ ích từ những kinh nghiệm của các bạn đã trồng lúc ở nhà”.
Hình như thấy tôi quá chăm chú về vườn rau của lính, Trung tá Dương Công Sang - Chính ủy Trung đoàn 3, vui vẻ chia sẻ: “Phát huy nguồn lực tại chỗ không chỉ giúp cho bộ đội có được thực phẩm tươi, ngon, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn hạ được giá thành từ 10 đến 15% so với giá thị trường. Từ đó, mỗi đơn vị từng bước đẩy lùi những khó khăn, nâng cao chất lượng đời sống của bộ đội. Quan trọng hơn, chúng tôi rèn luyện cho chiến sĩ biết tình yêu lao động, để sau này các em ra quân biết quý giá những giọt mồ hôi lao động chân chính, thành người có ích cho xã hội”. Và tôi hiểu, mục đích cuối cùng rất nhân văn mà lao động đem lại trong đời lính của mỗi chiến sĩ, sẽ là những kỷ niệm đẹp khó quên.
Tôi cảm nhận được xung quanh mình là một khung cảnh bình yên, tươi tốt và thân thuộc. Màu xanh mát rượi của cây cối, của luống rau tươi, của những giàn đậu đũa sai trái lủng lẳng, những cây đu đủ quả mập mạp từ gốc tới ngọn, những cây cà tím, trái to và dài gần chạm đất. Và những luống rau muống, cải bẹ xanh, cải ngọt đang tươi tốt, xanh um, khẽ đung đưa) trong gió… tất cả toát lên một sức sống mãnh liệt nhưng cũng rất hồn hậu và tươi trẻ nơi miền biên giới Tây Nam trong những ngày nắng đổ này./.
Bài: TRẦN SANG