Làm theo gương Bác Hồ
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo
- Được đăng: Thứ tư, 12 Tháng 9 2018 12:53
- Lượt xem: 2508
(TGAG)- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo quán xuyến suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Điều đó không chỉ có giá trị trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục đào tạo của đất nước thời đó, mà còn có giá trị định hướng, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo của nước ta hiện nay.
Khi Cách mạng Tháng Tám - 1945 mới thành công, Người đã công bố “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, trong đó, vấn đề thứ hai - là phải chống nạn dốt. Người nhấn mạnh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. Chỉ sau một tuần lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, ngày 8/9/1945, Người đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân.
Khi nói về vai trò của giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người, cho con người và hướng tới việc xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. Cho đến bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành giáo dục và đào tạo, ngày 15/10/1968, Bác vẫn nhấn mạnh yêu cầu của nền giáo dục đào tạo nước ta là phải ra sức phấn đấu theo kịp với trình độ và chất lượng của các nước văn minh, tiên tiến: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn, nhằm giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng nội dung giáo dục phải có tính toàn diện. Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo hướng phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Vai trò này được Người diễn đạt là “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày mở trường (24/10/1955), Người nhắn nhủ:
- Thể dục: Để làm thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giáo dục, kiến thức là rất cần thiết, nhưng Người cũng chỉ ra rằng, đạo đức đóng vai trò quan trọng không kém. Nói chuyện với cán bộ, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (21/10/1964), Người chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng đến cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Vì vậy, Đảng phải lãnh đạo và trực tiếp chăm lo cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Trong 23 bức thư và bài nói với giáo viên các cấp, Người đều nói về điều hệ trọng này. Trong “Di chúc”, Người nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Người cũng rất coi trọng phương pháp giáo dục và muốn học tập có kết quả tốt thì phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Mục đích là làm cho người học có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và tự giác, có như vậy việc tiếp thu nội dung giáo dục mới nhanh chóng, hiệu quả, đạt mục tiêu. Ngoài ra, Người cũng cho rằng: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”.
Cùng với vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành sự chú ý đáng kể đối với các giải pháp phát triển giáo dục. Trong các giải pháp phát triển giáo dục được Người đề cập, vấn đề kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có vị trí khá nổi bật. Người nói: “Giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
Bên cạnh đó, để phát triển giáo dục, Người cho rằng cần có sự quan tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người. Người luôn luôn kêu gọi đồng bào đóng góp công sức của mình vào việc xây dựng giáo dục: “Từ trước đến nay, đồng bào ta đã hết lòng giúp đỡ công việc giáo dục. Tôi mong rằng từ nay về sau, đồng bào sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều hơn nữa cho trường học”.
Tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của giáo dục, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.
Trong bối cảnh mới với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trên cơ sở tổng kết và kế thừa việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (04/11/2013) Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy giáo dục phát triển. Điển hình là Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục năm 2005, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Giáo dục đại học năm 2012; ban hành các cơ chế, chính sách về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; về cơ hội tiếp cận giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; về đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo,…
Mặc dù ra đời cách đây nhiều thập kỷ, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn rất có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Tư tưởng của Bác về giáo dục và đào tạo nói lên lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với “sự nghiệp trồng người”, thể hiện tri thức uyên thâm về văn hóa - giáo dục và tầm nhìn xa trông rộng của Người. Chúng ta không chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về vai trò, nội dung của giáo dục… mà còn có thể học được từ đó phương pháp luận giải quyết vấn đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
THÁI THÚY XUÂN
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Khi Cách mạng Tháng Tám - 1945 mới thành công, Người đã công bố “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, trong đó, vấn đề thứ hai - là phải chống nạn dốt. Người nhấn mạnh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. Chỉ sau một tuần lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, ngày 8/9/1945, Người đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân.
Khi nói về vai trò của giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người, cho con người và hướng tới việc xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. Cho đến bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành giáo dục và đào tạo, ngày 15/10/1968, Bác vẫn nhấn mạnh yêu cầu của nền giáo dục đào tạo nước ta là phải ra sức phấn đấu theo kịp với trình độ và chất lượng của các nước văn minh, tiên tiến: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn, nhằm giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng nội dung giáo dục phải có tính toàn diện. Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo hướng phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Vai trò này được Người diễn đạt là “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày mở trường (24/10/1955), Người nhắn nhủ:
- Thể dục: Để làm thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giáo dục, kiến thức là rất cần thiết, nhưng Người cũng chỉ ra rằng, đạo đức đóng vai trò quan trọng không kém. Nói chuyện với cán bộ, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (21/10/1964), Người chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng đến cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Vì vậy, Đảng phải lãnh đạo và trực tiếp chăm lo cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Trong 23 bức thư và bài nói với giáo viên các cấp, Người đều nói về điều hệ trọng này. Trong “Di chúc”, Người nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Người cũng rất coi trọng phương pháp giáo dục và muốn học tập có kết quả tốt thì phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Mục đích là làm cho người học có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và tự giác, có như vậy việc tiếp thu nội dung giáo dục mới nhanh chóng, hiệu quả, đạt mục tiêu. Ngoài ra, Người cũng cho rằng: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”.
Cùng với vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành sự chú ý đáng kể đối với các giải pháp phát triển giáo dục. Trong các giải pháp phát triển giáo dục được Người đề cập, vấn đề kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có vị trí khá nổi bật. Người nói: “Giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
Bên cạnh đó, để phát triển giáo dục, Người cho rằng cần có sự quan tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người. Người luôn luôn kêu gọi đồng bào đóng góp công sức của mình vào việc xây dựng giáo dục: “Từ trước đến nay, đồng bào ta đã hết lòng giúp đỡ công việc giáo dục. Tôi mong rằng từ nay về sau, đồng bào sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều hơn nữa cho trường học”.
Tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của giáo dục, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.
Trong bối cảnh mới với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trên cơ sở tổng kết và kế thừa việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (04/11/2013) Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy giáo dục phát triển. Điển hình là Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục năm 2005, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Giáo dục đại học năm 2012; ban hành các cơ chế, chính sách về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; về cơ hội tiếp cận giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; về đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo,…
Mặc dù ra đời cách đây nhiều thập kỷ, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn rất có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Tư tưởng của Bác về giáo dục và đào tạo nói lên lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với “sự nghiệp trồng người”, thể hiện tri thức uyên thâm về văn hóa - giáo dục và tầm nhìn xa trông rộng của Người. Chúng ta không chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về vai trò, nội dung của giáo dục… mà còn có thể học được từ đó phương pháp luận giải quyết vấn đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
THÁI THÚY XUÂN
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy