Tọa đàm lịch sử chiến thắng cầu sắt Vĩnh Thông
- Được đăng: Thứ ba, 13 Tháng 8 2019 20:33
- Lượt xem: 3699
(TGAG)- Sáng 13/8/2019, tại xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, Bảo tàng An Giang phối hợp cùng UBND huyện Tri Tôn, xã Lạc Quới tiến hành tổ chức tọa đàm đóng góp lý lịch Chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông để lập thủ tục đề nghị Hội đồng khoa học tỉnh An Giang công nhận di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sử Chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông.
Tham dự hội thảo có Ban Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tri Tôn, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Tri Tôn, lãnh đạo Đảng, HĐND, UBND xã Lạc Quới, cùng 30 người dân có cựu từng sống và chứng kiến, nghe kể lại trận những đánh và chiến thắng tại cầu sắt Vĩnh Thông vào năm 1949. Bà Bùi Thị Thúy - Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang đến dự và chủ trì hội nghị.
Lý lịch Chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông được Bảo tàng tỉnh lập để trình Hội đồng khoa học tỉnh thẩm định gồm những nội dung cơ bản là: Về tên gọi di tích: Di tích lịch sử Chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông. Địa điểm di tích: tỉnh lộ 955B, ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Sự kiện, đặc điểm của di tích: Di tích lịch sử Chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông có thể tóm tắt bằng 3 trận phục kích từ ngày 03/6/1949 đến ngày 10/6/1949.
Mở đầu trận phục kích. Ngày 03/6/1949, bộ đội ta đã diệt gọn trung đội lính Âu Phi.
Trận phục kích lần hai. Đêm 07/6/1949, bộ đội ta tiêu diệt gọn một đại đội địch.
Trận phục kích lần ba. Đêm 09 rạng ngày 10/6/1949, ta tiêu diệt hơn 100 tên địch.
Kết quả qua 7 ngày đánh thắng 3 trận liên tục, ta tiêu diệt gần 300 tên lính Âu Phi, bắt sống 7 tên (có tài liệu ghi bắt sống 1 tên, 2 tên, 5 tên, 15 tên), thu 213 súng các loại, bẻ gãy âm mưu của địch lấn chiếm vùng Bảy Núi và khóa cửa giao thông qua lại biên giới; giữ vững vùng giải phóng. Chiến thắng vang dội của quân ta làm nức lòng quân dân tỉnh nhà, củng cố niềm tin sắt đá vào sức mạnh quân sự trong đợt tổng phản công sắp tới. Chiến công vang dội Cầu sắt Vĩnh Thông đã đi vào lịch sử oanh liệt của An Giang qua bài hát “Câu hát Vĩnh Thông” của nhạc sỹ Quách Vũ và bài hát “Vĩnh Thông bất diệt” của nhạc sỹ Hiếu Nam có câu: “Bao phen quạ nói với diều. Vĩnh Thông cầu sắt có nhiều xác Tây...”. Nhạc của bài hát “Vĩnh Thông bất diệt” được sử dụng làm Đài hiệu của Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang hiện nay.
Khi di tích được xếp hạng thì chính quyền địa phương sẽ thành lập Ban quản lý khu di tích; quy hoạch khu di tích thành địa điểm du khảo về nguồn; tổ chức lễ kỷ niệm định kỳ để ôn lại lịch sử hào hùng, để tri ân người đi trước và để giáo dục thế hệ trẻ./.
Tham dự hội thảo có Ban Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tri Tôn, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Tri Tôn, lãnh đạo Đảng, HĐND, UBND xã Lạc Quới, cùng 30 người dân có cựu từng sống và chứng kiến, nghe kể lại trận những đánh và chiến thắng tại cầu sắt Vĩnh Thông vào năm 1949. Bà Bùi Thị Thúy - Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang đến dự và chủ trì hội nghị.
Lý lịch Chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông được Bảo tàng tỉnh lập để trình Hội đồng khoa học tỉnh thẩm định gồm những nội dung cơ bản là: Về tên gọi di tích: Di tích lịch sử Chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông. Địa điểm di tích: tỉnh lộ 955B, ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Sự kiện, đặc điểm của di tích: Di tích lịch sử Chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông có thể tóm tắt bằng 3 trận phục kích từ ngày 03/6/1949 đến ngày 10/6/1949.
Mở đầu trận phục kích. Ngày 03/6/1949, bộ đội ta đã diệt gọn trung đội lính Âu Phi.
Trận phục kích lần hai. Đêm 07/6/1949, bộ đội ta tiêu diệt gọn một đại đội địch.
Trận phục kích lần ba. Đêm 09 rạng ngày 10/6/1949, ta tiêu diệt hơn 100 tên địch.
Kết quả qua 7 ngày đánh thắng 3 trận liên tục, ta tiêu diệt gần 300 tên lính Âu Phi, bắt sống 7 tên (có tài liệu ghi bắt sống 1 tên, 2 tên, 5 tên, 15 tên), thu 213 súng các loại, bẻ gãy âm mưu của địch lấn chiếm vùng Bảy Núi và khóa cửa giao thông qua lại biên giới; giữ vững vùng giải phóng. Chiến thắng vang dội của quân ta làm nức lòng quân dân tỉnh nhà, củng cố niềm tin sắt đá vào sức mạnh quân sự trong đợt tổng phản công sắp tới. Chiến công vang dội Cầu sắt Vĩnh Thông đã đi vào lịch sử oanh liệt của An Giang qua bài hát “Câu hát Vĩnh Thông” của nhạc sỹ Quách Vũ và bài hát “Vĩnh Thông bất diệt” của nhạc sỹ Hiếu Nam có câu: “Bao phen quạ nói với diều. Vĩnh Thông cầu sắt có nhiều xác Tây...”. Nhạc của bài hát “Vĩnh Thông bất diệt” được sử dụng làm Đài hiệu của Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang hiện nay.
Khi di tích được xếp hạng thì chính quyền địa phương sẽ thành lập Ban quản lý khu di tích; quy hoạch khu di tích thành địa điểm du khảo về nguồn; tổ chức lễ kỷ niệm định kỳ để ôn lại lịch sử hào hùng, để tri ân người đi trước và để giáo dục thế hệ trẻ./.
Trần Văn Hợp