Hoạt động khoa giáo
Tham quan các mô hình sinh kế dựa vào lũ
- Được đăng: Thứ hai, 25 Tháng 11 2024 14:55
- Lượt xem: 18
(TUAG)- Vừa qua, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (gọi tắt là WWF- Việt Nam) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, Ban Quản lý Rừng phòng hộ và Đặc dụng tỉnh, Phòng Kinh tế thị xã Tịnh Biên, thành lập đoàn công tác tổ chức tham quan các mô hình sinh kế dựa vào lũ đã và đang thực hiện năm 2024 trên địa bàn thị xã Tịnh Biên. Cùng đi với đoàn có Ban điều hành và các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp phường Thới Sơn.
Đoàn được chú Phạm Văn Tươi (THT Mười Tươi) chia sẻ kinh nghiệm
Cụ thể, đoàn đã tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất, chăn nuôi tại Tổ hợp tác Mười Tươi thuộc ấp Văn Trà, xã Văn Giáo với mô hình ươn cá lóc trong vèo và thả cá vào tự nhiên để nuôi kết hợp trồng sen lấy ngó, tạo môi trường cho cá có nơi trú ẩn, sinh sản, phát triển trên diện tích 50 héc ta (trong đó thuê 46 héc ta); Tổ hợp tác Tài Phát tại ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Trung với mô hình nuôi cá trê vàng để làm khô thương phẩm kết hợp trồng sen và du lịch sinh thái trên diện tích 50 héc ta (trong đó thuê 44 héc ta) và tham quan mô hình thí điểm trồng lúa ngập sâu trong mùa lũ kết hợp trữ cá tự nhiên của bà Phạm Thị Diệu Liên thuộc ấp Tân Biên, xã An Nông với diện tích 1,2 héc ta. Trong quá trình triển khai thực và trong thời gian chăm sóc, chăn nuôi cá và trữ cá tự nhiên luôn được sự hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật của Tiến sĩ Chau Thi Da - Giảng viên Trường Đại học An Giang.
Tại mỗi mô hình, đại diện Dự án thông tin quá trình triển khai, thực hiện và hiệu quả kinh tế mang lại của từng mô hình. Đồng thời, các Tổ hợp tác còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn quy trình và đúc kết kinh nghiệm, để tiếp tục hoàn thiện và mở rộng trong năm 2025.
Các mô hình sinh kế dựa vào lũ đã và đang thực hiện tại các xã vùng đệm Rừng tràm Trà Sư, do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam triển khai, thực hiện trên địa bàn các xã Văn Giáo, Vĩnh Trung, phường Thới Sơn và nhân rộng cho các địa phương khác tại thị xã Tịnh Biên, thuộc Dự án “Thực hiện các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm khôi phục các vùng đất ngập nước và các quá trình tự nhiên của ĐBSCL, giai đoạn 2023-2025 tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư”./.
Đoàn được chú Phạm Văn Tươi (THT Mười Tươi) chia sẻ kinh nghiệm
Tại mỗi mô hình, đại diện Dự án thông tin quá trình triển khai, thực hiện và hiệu quả kinh tế mang lại của từng mô hình. Đồng thời, các Tổ hợp tác còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn quy trình và đúc kết kinh nghiệm, để tiếp tục hoàn thiện và mở rộng trong năm 2025.
Các mô hình sinh kế dựa vào lũ đã và đang thực hiện tại các xã vùng đệm Rừng tràm Trà Sư, do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam triển khai, thực hiện trên địa bàn các xã Văn Giáo, Vĩnh Trung, phường Thới Sơn và nhân rộng cho các địa phương khác tại thị xã Tịnh Biên, thuộc Dự án “Thực hiện các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm khôi phục các vùng đất ngập nước và các quá trình tự nhiên của ĐBSCL, giai đoạn 2023-2025 tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư”./.
Hữu Ngọc