Công tác dân vận gắn với phong trào “Dân vận khéo”
- Được đăng: Thứ ba, 15 Tháng 10 2019 09:06
- Lượt xem: 4485
(TGAG)- Thực hiện chủ trương về tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Ban Dân vận Trung ương. Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức triển khai khá toàn diện, thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tích cực. Có thể khẳng định đây là một chủ trương đúng, một phong trào thiết thực, hiệu quả, được đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng.
Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới” nêu rõ: “Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phát động. Đến nay, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã có bước phát triển mới, nhiều tấm gương tiêu biểu đã có sức lan tỏa, tác động sâu sắc đến đời sống nhân dân”.
Qua triển khai thực hiện, nhận thức của các địa phương, cơ quan, đơn vị về phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã có sự chuyển biến tích cực; phong trào thi đua đã thật sự lan rộng ở tất cả các lĩnh vực, các ngành, địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, nhất là giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn cơ sở.
Từ những việc làm thiết thực, phong trào “Dân vận khéo” đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của Nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo, dân tộc. Nhiều mô hình tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội được phát huy và nhân rộng như: mô hình “Nhà đại đoàn kết” của Mặt trận Tổ quốc; “Nhà tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ; “Nhà tình bạn” của Đoàn Thanh niên; “Nhà đồng đội - 2 lực lượng vũ trang” của Hội Cựu chiến binh; “Nhà mái ấm Công đoàn” của Liên đoàn Lao động; “Mái ấm cho người nghèo” của Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang; xây dựng “Nhà Chương trình 167” của Chính phủ và nhiều mô hình khác như: mô hình “Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Hũ gạo tình thương”, “Vượt khó nuôi con học giỏi thành đạt”, “Gia đình 5 không 3 sạch”, “Hiến đất xây dựng nghĩa trang nhân dân”, “Tổ từ thiện”, "Nắm gạo tình thương", Cửa hàng không đồng phục vụ người nghèo, hiến đất làm đường giao thông… Hằng năm theo thống kê trong toàn tỉnh có từ 1.500 đến 3.200 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận gắn với thực hiện mô hình “Dân vận khéo” vẫn còn những hạn chế nhất định: công tác triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chưa thường xuyên và chưa sâu sát; sự phối kết hợp của các cơ quan có liên quan chưa chặt chẽ; chưa chú trọng khảo sát, phát hiện, tổng kết, đúc rút những cách làm hay, những kinh nghiệm để phổ biến nhân rộng.
Để phong trào thi đua “Dân vận khéo” tiếp tục phát huy hiệu quả, xây dựng được nhiều mô hình hay, điển hình tốt có sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực, công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” tập trung thực hiện những nội dung trọng tâm như:
Tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo” nhằm tạo chuyển biến thực chất trong quan hệ giữa Đảng với Nhân dân. Xác định phong trào “Dân vận khéo” là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh; tăng cường tuyên truyền, định hướng phong trào gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Cùng với đó xác định nội dung trọng tâm phong trào thi đua “Dân vận khéo” phù hợp với điều kiện từng địa bàn, từng đối tượng, tập trung vào các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc thù đông đồng bào dân tộc, tôn giáo; gắn chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững với các nội dung thi đua “Dân vận khéo” và đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng phong trào gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời và có giải pháp để nhân rộng điển hình. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, trong đó tập trung tiếp cận, đăng ký thực hiện những nội dung như: Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải quyết tranh chấp đất đai, xử lý ô nhiễm môi trường; giải quyết những bức xúc, nổi cộm của Nhân dân, người lao động trong các doanh nghiệp, không để xảy ra điểm nóng; công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước; quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp xúc, đối thoại giữa Bí thư cấp ủy với Nhân dân; lĩnh vực tôn giáo; trong cải cách hành chính, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân./.
Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới” nêu rõ: “Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phát động. Đến nay, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã có bước phát triển mới, nhiều tấm gương tiêu biểu đã có sức lan tỏa, tác động sâu sắc đến đời sống nhân dân”.
Qua triển khai thực hiện, nhận thức của các địa phương, cơ quan, đơn vị về phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã có sự chuyển biến tích cực; phong trào thi đua đã thật sự lan rộng ở tất cả các lĩnh vực, các ngành, địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, nhất là giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn cơ sở.
Từ những việc làm thiết thực, phong trào “Dân vận khéo” đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của Nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo, dân tộc. Nhiều mô hình tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội được phát huy và nhân rộng như: mô hình “Nhà đại đoàn kết” của Mặt trận Tổ quốc; “Nhà tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ; “Nhà tình bạn” của Đoàn Thanh niên; “Nhà đồng đội - 2 lực lượng vũ trang” của Hội Cựu chiến binh; “Nhà mái ấm Công đoàn” của Liên đoàn Lao động; “Mái ấm cho người nghèo” của Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang; xây dựng “Nhà Chương trình 167” của Chính phủ và nhiều mô hình khác như: mô hình “Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Hũ gạo tình thương”, “Vượt khó nuôi con học giỏi thành đạt”, “Gia đình 5 không 3 sạch”, “Hiến đất xây dựng nghĩa trang nhân dân”, “Tổ từ thiện”, "Nắm gạo tình thương", Cửa hàng không đồng phục vụ người nghèo, hiến đất làm đường giao thông… Hằng năm theo thống kê trong toàn tỉnh có từ 1.500 đến 3.200 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận gắn với thực hiện mô hình “Dân vận khéo” vẫn còn những hạn chế nhất định: công tác triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chưa thường xuyên và chưa sâu sát; sự phối kết hợp của các cơ quan có liên quan chưa chặt chẽ; chưa chú trọng khảo sát, phát hiện, tổng kết, đúc rút những cách làm hay, những kinh nghiệm để phổ biến nhân rộng.
Để phong trào thi đua “Dân vận khéo” tiếp tục phát huy hiệu quả, xây dựng được nhiều mô hình hay, điển hình tốt có sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực, công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” tập trung thực hiện những nội dung trọng tâm như:
Tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo” nhằm tạo chuyển biến thực chất trong quan hệ giữa Đảng với Nhân dân. Xác định phong trào “Dân vận khéo” là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh; tăng cường tuyên truyền, định hướng phong trào gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Cùng với đó xác định nội dung trọng tâm phong trào thi đua “Dân vận khéo” phù hợp với điều kiện từng địa bàn, từng đối tượng, tập trung vào các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc thù đông đồng bào dân tộc, tôn giáo; gắn chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững với các nội dung thi đua “Dân vận khéo” và đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng phong trào gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời và có giải pháp để nhân rộng điển hình. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, trong đó tập trung tiếp cận, đăng ký thực hiện những nội dung như: Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải quyết tranh chấp đất đai, xử lý ô nhiễm môi trường; giải quyết những bức xúc, nổi cộm của Nhân dân, người lao động trong các doanh nghiệp, không để xảy ra điểm nóng; công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước; quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp xúc, đối thoại giữa Bí thư cấp ủy với Nhân dân; lĩnh vực tôn giáo; trong cải cách hành chính, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân./.
Hòa Bình