Hội thảo 70 năm tác phẩm "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao giải cuộc thi viết “Dân vận khéo” năm 2019
- Được đăng: Thứ hai, 14 Tháng 10 2019 10:20
- Lượt xem: 4651
(TUAG)- Sáng 14-10, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo 70 năm tác phẩm "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao giải cuộc thi viết “Dân vận khéo” năm 2019, bằng hình thức trực tuyến toàn quốc. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đến dự và chủ trì hội thảo.
Chủ trì tại điểm cầu tỉnh An Giang do đồng chí Võ Anh Kiệt, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Thạnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy. An Giang trực tuyến đến 11 điểm cầu cấp huyện (trong đó có 6 địa phương truyền đến cấp xã: Long Xuyên, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên) với 3.281 đại biểu tham dự.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khẳng định tác phẩm “Dân vận” là di sản quý trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên các phương diện: Là tác phẩm độc lập nhưng thể hiện sự xuyên suốt trong tư tưởng của Người, quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”; khác với “Thư gửi Hội nghị cán bộ dân vận” được viết sau đó, bài báo “Dân vận” là tâm huyết Bác dành cho mọi cán bộ, đảng viên, với quan điểm dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; “Dân vận” không chỉ thể hiện chiều sâu gắn lý luận với thực tiễn, mà còn phản chiếu sinh động, trọn vẹn cả tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Tác phẩm “Dân vận” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cách nay vừa tròn 70 năm (đăng trên Báo Sự thật số 120, ra ngày 15/10/1949 với bút danh X.Y.Z) bài viết tuy rất ngắn gọn về dung lượng câu chữ, nhưng lại vô cùng lớn lao và đặc biệt sâu sắc về tư tưởng, với điều kiện ngày nay chúng ta lại càng thấy rõ được tầm vóc, ý nghĩa sâu sắc của bài báo ấy. Tác phẩm Dân vận được xem là cương lĩnh, kim chỉ nam về công tác vận động quần chúng của Đảng. Đó là giải đáp những vấn đề có tính chất căn bản, cấp thiết của công tác dân vận trước các đòi hỏi của Đảng và của lịch sử khách quan đặt ra.
Mở đầu tác phẩm Bác viết: “Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng cho nên cần phải nhắc lại”. Tiếp đó người nêu và lý giải 4 vấn đề cơ bản, thiết thực trong công tác dân vận: Nước ta là nước dân chủ; Dân vận là gì; Ai phụ trách dân vận?; Dân vận phải thế nào?
Tròn 70 năm sau khi ra đời, tác phẩm "Dân vận" vẫn cho thấy sức sống mạnh mẽ xuyên suốt trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội. Đây thực sự là một di sản quan trọng trong toàn bộ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về vai trò của công tác dân vận, các đại biểu đều cho rằng, đã làm cách mạng thì phải thực hành công tác dân vận. Các cấp ủy Đảng khi thực hiện công tác dân vận là thông qua đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết trên cơ sở bám sát thực tiễn đời sống. Công tác dân vận của các tổ chức Đảng hiện nay không chỉ là đưa nghị quyết vào cuộc sống mà còn đưa cuộc sống vào nghị quyết.
Đối với công tác dân vận chính quyền, theo ý kiến của một số đại biểu, cần xây dựng bộ máy Nhà nước đảm bảo trong sạch, vững mạnh và liêm chính; thực hành quy chế dân chủ, công khai trong tất cả các khâu lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành.
Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển hiện nay, đại biểu cũng cho rằng, phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công tác dân vận trong thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt, phải hình thành quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban Dân vận các cấp với thường trực cấp ủy, với chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
Tại hội thảo các đại biểu cũng đã nêu những kết quả nổi bật của ngành, địa phương mình thông qua thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng.
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng khẳng định bài báo "Dân vận" của Bác Hồ là một tác phẩm tiêu biểu cả về lý luận và thực tiễn, là "cương lĩnh" về công tác dân vận của Đảng, là cẩm nang của cán bộ, đảng viên trong mọi giai đoạn phát triển của cách mạng.
Trong xu thế hiện nay, trước những biến đổi không ngừng của tình hình trong nước và quốc tế, công tác dân vận tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tham luận tại hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn những giá trị của tác phẩm khi vận dụng vào thực tiễn đời sống trên quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác dân, đồng chí yêu cầu thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập tác phẩm "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Gắn học tập bài "Dân vận" của Bác với phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" và "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Đặc biệt, phấn đấu mỗi cán bộ, đảng viên mỗi ngày có một việc tốt vì dân.
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác tôn giáo, dân tộc trên địa bàn để tạo sự đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh công tác dân vận của chính quyền, cơ quan nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các cấp chính quyền, của cán bộ công chức, viên chức đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Từ đó giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến đời sống thiết thực của nhân dân...
Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thực sự đi vào chiều sâu, phát huy dân chủ rộng rãi trong Đảng và nhân dân; gắn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với công tác cải cách hành chính. Khắc phục tình trạng hành chính hóa, thờ ơ, vô cảm trước nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.
Đồng chí đề nghị các cấp ủy đảng, các cơ quan, ban, ngành phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền trong nội bộ và Nhân dân để tạo không khí phấn khởi cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới.
Phát biểu bế mạc hội thảo, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bí thư. Đồng chí cho biết, thực hiện quan điểm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm qua, công tác dân vận có những chuyển biến rõ rệt, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân được tăng cường, truyền thống cách mạng được khơi dậy và phát huy; hệ thống dân vận ngày càng được củng cố và phát triển. Thông qua công tác vận động quần chúng theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt chặng đường lịch sử cách mạng của Đảng và dân tộc, công tác dân vận đã gặt hái nhiều thành quả hết sức to lớn và đáng tự hào. Sự nghiệp đổi mới đã nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành quốc gia ngày càng có những đóng góp quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Tại hội thảo, Ban Dân vận Trung ương đã công nhận và trao thưởng tác phẩm được chọn vào vòng chung khảo Cuộc thi Báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” (giai đoạn 2017 - 2020) năm 2019: có 50 tác phẩm được chọn vào vòng chung khảo, tác giả Gia Khánh (Báo An Giang) có tác phẩm loại hình báo điện tử: Những khu nhà “độc nhất vô nhị” ở quê hương Bác Tôn (3 kỳ), vào vòng chung kết.
Chủ trì tại điểm cầu tỉnh An Giang do đồng chí Võ Anh Kiệt, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Thạnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy. An Giang trực tuyến đến 11 điểm cầu cấp huyện (trong đó có 6 địa phương truyền đến cấp xã: Long Xuyên, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên) với 3.281 đại biểu tham dự.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khẳng định tác phẩm “Dân vận” là di sản quý trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên các phương diện: Là tác phẩm độc lập nhưng thể hiện sự xuyên suốt trong tư tưởng của Người, quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”; khác với “Thư gửi Hội nghị cán bộ dân vận” được viết sau đó, bài báo “Dân vận” là tâm huyết Bác dành cho mọi cán bộ, đảng viên, với quan điểm dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; “Dân vận” không chỉ thể hiện chiều sâu gắn lý luận với thực tiễn, mà còn phản chiếu sinh động, trọn vẹn cả tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Tác phẩm “Dân vận” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cách nay vừa tròn 70 năm (đăng trên Báo Sự thật số 120, ra ngày 15/10/1949 với bút danh X.Y.Z) bài viết tuy rất ngắn gọn về dung lượng câu chữ, nhưng lại vô cùng lớn lao và đặc biệt sâu sắc về tư tưởng, với điều kiện ngày nay chúng ta lại càng thấy rõ được tầm vóc, ý nghĩa sâu sắc của bài báo ấy. Tác phẩm Dân vận được xem là cương lĩnh, kim chỉ nam về công tác vận động quần chúng của Đảng. Đó là giải đáp những vấn đề có tính chất căn bản, cấp thiết của công tác dân vận trước các đòi hỏi của Đảng và của lịch sử khách quan đặt ra.
Mở đầu tác phẩm Bác viết: “Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng cho nên cần phải nhắc lại”. Tiếp đó người nêu và lý giải 4 vấn đề cơ bản, thiết thực trong công tác dân vận: Nước ta là nước dân chủ; Dân vận là gì; Ai phụ trách dân vận?; Dân vận phải thế nào?
Tròn 70 năm sau khi ra đời, tác phẩm "Dân vận" vẫn cho thấy sức sống mạnh mẽ xuyên suốt trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội. Đây thực sự là một di sản quan trọng trong toàn bộ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về vai trò của công tác dân vận, các đại biểu đều cho rằng, đã làm cách mạng thì phải thực hành công tác dân vận. Các cấp ủy Đảng khi thực hiện công tác dân vận là thông qua đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết trên cơ sở bám sát thực tiễn đời sống. Công tác dân vận của các tổ chức Đảng hiện nay không chỉ là đưa nghị quyết vào cuộc sống mà còn đưa cuộc sống vào nghị quyết.
Đối với công tác dân vận chính quyền, theo ý kiến của một số đại biểu, cần xây dựng bộ máy Nhà nước đảm bảo trong sạch, vững mạnh và liêm chính; thực hành quy chế dân chủ, công khai trong tất cả các khâu lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành.
Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển hiện nay, đại biểu cũng cho rằng, phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công tác dân vận trong thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt, phải hình thành quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban Dân vận các cấp với thường trực cấp ủy, với chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
Tại hội thảo các đại biểu cũng đã nêu những kết quả nổi bật của ngành, địa phương mình thông qua thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng.
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng khẳng định bài báo "Dân vận" của Bác Hồ là một tác phẩm tiêu biểu cả về lý luận và thực tiễn, là "cương lĩnh" về công tác dân vận của Đảng, là cẩm nang của cán bộ, đảng viên trong mọi giai đoạn phát triển của cách mạng.
Trong xu thế hiện nay, trước những biến đổi không ngừng của tình hình trong nước và quốc tế, công tác dân vận tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tham luận tại hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn những giá trị của tác phẩm khi vận dụng vào thực tiễn đời sống trên quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác dân, đồng chí yêu cầu thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập tác phẩm "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Gắn học tập bài "Dân vận" của Bác với phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" và "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Đặc biệt, phấn đấu mỗi cán bộ, đảng viên mỗi ngày có một việc tốt vì dân.
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác tôn giáo, dân tộc trên địa bàn để tạo sự đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh công tác dân vận của chính quyền, cơ quan nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các cấp chính quyền, của cán bộ công chức, viên chức đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Từ đó giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến đời sống thiết thực của nhân dân...
Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thực sự đi vào chiều sâu, phát huy dân chủ rộng rãi trong Đảng và nhân dân; gắn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với công tác cải cách hành chính. Khắc phục tình trạng hành chính hóa, thờ ơ, vô cảm trước nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.
Đồng chí đề nghị các cấp ủy đảng, các cơ quan, ban, ngành phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền trong nội bộ và Nhân dân để tạo không khí phấn khởi cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới.
Phát biểu bế mạc hội thảo, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bí thư. Đồng chí cho biết, thực hiện quan điểm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm qua, công tác dân vận có những chuyển biến rõ rệt, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân được tăng cường, truyền thống cách mạng được khơi dậy và phát huy; hệ thống dân vận ngày càng được củng cố và phát triển. Thông qua công tác vận động quần chúng theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt chặng đường lịch sử cách mạng của Đảng và dân tộc, công tác dân vận đã gặt hái nhiều thành quả hết sức to lớn và đáng tự hào. Sự nghiệp đổi mới đã nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành quốc gia ngày càng có những đóng góp quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Tại hội thảo, Ban Dân vận Trung ương đã công nhận và trao thưởng tác phẩm được chọn vào vòng chung khảo Cuộc thi Báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” (giai đoạn 2017 - 2020) năm 2019: có 50 tác phẩm được chọn vào vòng chung khảo, tác giả Gia Khánh (Báo An Giang) có tác phẩm loại hình báo điện tử: Những khu nhà “độc nhất vô nhị” ở quê hương Bác Tôn (3 kỳ), vào vòng chung kết.
Trúc Quỳnh