Tư tưởng Hồ Chí Minh: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Được đăng: Chủ nhật, 02 Tháng 4 2017 20:35
- Lượt xem: 3063
(TGAG)- Nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được hình thành từng bước từ cảm tính đến lý tính với mục tiêu giải phóng dân tộc, phát triển đất nước trong dòng thác chung của thời đại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm thay đổi trật tự thế giới theo chiều hướng tiến bộ của lịch sử, mở ra con đường phát triển mới cho các quốc gia, dân tộc theo xu hướng độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Những biến cố ở Liên Xô và Đông Âu trong thập niên cuối thế kỷ XX tuy đã làm cho phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâm vào thoái trào, song Cách mạng Tháng Mười Nga khẳng định trong thực tiễn sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới: đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ý thức sâu sắc việc đặt cách mạng giải phóng dân tộc là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Người đã tham gia sáng lập “Hội Liên hiệp Thuộc địa” để tập hợp sức mạnh các dân tộc thành một khối sức mạnh thống nhất không gì lay chuyển được; ngoài ra Người còn lập tờ báo “Người cùng khổ” để thông qua đó tuyên truyền con đường cách mạng chung cho tất cả các dân tộc trên thế giới và đã thu được nhiều kết quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc đã phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng lên thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước đã phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, đó là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời đại của chúng ta mở đầu bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới. Trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại.
“Bốn phương vô sản đều là anh em” - đó là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế vô sản. Tinh thần này bao gồm tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các nước, với những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Tinh thần này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp bằng các hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân và bằng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng, bá quyền. Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả, trong sáng. Người nói: “Chúng ta phải đấu tranh cho tự do độc lập của các dân tộc khác như đấu tranh cho dân tộc ta vậy”. Chủ trương “giúp bạn là tự giúp mình”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Với Người, phải thông qua thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính chất cách mạng, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc cho mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quan trọng. Người nêu cao khẩu hiệu “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”; “Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình”; “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải có đường lối đúng đắn, phát huy độc lập tự chủ, kết hợp chặt chẽ mục tiêu phấn đấu cho độc lập, thống nhất của dân tộc mình với mục tiêu của thời đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Trên dọc hành trình tìm lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no cho đồng bào, dù ở nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt của nhân dân thế giới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chính sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần của bè bạn quốc tế là một nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc hành trình qua nhiều châu lục khác nhau, và trên quãng đường dài đó, Người đã chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc và tận mắt thấy những lầm than cơ cực mà người dân lao động nghèo khổ gặp phải, từ đó Người đi đến kết luận: “Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Kết luận này là sự khởi đầu tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó về sau, trong mọi hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi nhân dân thế giới hãy đoàn kết lại để đấu tranh cho bình đẳng, tự do, bác ái; ủng hộ, giúp đỡ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trong đó có nhân dân Việt Nam. Ngoài việc kêu gọi toàn dân đoàn kết, nêu cao ý chí tự lực tự cường, “Hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thực hiện chiến lược tranh thủ đồng minh, thêm bạn cho cách mạng Việt Nam để giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Và thực tế lịch sử đã chứng minh, chính sự ủng hộ về tinh thần của lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít đã góp phần làm nên thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất phát từ luận điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người ý thức sâu sắc rằng, cách mạng trong nước sẽ khó thành công nếu không có sự đồng tình, ủng hộ của cách mạng và nhân dân các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đó cũng chính là điểm mạnh và khác biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chiến sỹ yêu nước tiền bối. Người khẳng định: “Chính vì biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua mọi khó khăn đưa giai cấp công nhân và nhân dân nước ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế thể hiện rất rõ phạm vi mức độ, quy mô. Với từng đối tượng quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa có thái độ chung, vừa có thái độ phân biệt riêng theo “cấp độ ngoại giao”, theo giá trị thiết thực vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam và quyền lợi của các dân tộc trên thế giới vì hòa bình hữu nghị và phát triển của các dân tộc; vì quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và của các quốc gia. Từ gốc độ đó, chúng ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế có những biểu hiện trên những khía cạnh sau:
Đoàn kết với các quốc gia, dân tộc láng giềng:
Người Việt Nam ta có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, đó là một thái độ sống, một triết lý nhân văn trong văn hóa ứng xử có truyền thống lâu đời của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bình diện văn hóa và tầm nhìn chính trị đã ý thức sâu sắc và thực hiện có hiệu quả tốt truyền thống đó trong đặt nền móng và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với nhân dân Lào, Campuchia, Trung Quốc tạo nên thế trận đặc biệt và làm nên hiệu quả cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta.
Đoàn kết với các quốc gia Đông Nam Á, châu Á
Đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quý trọng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, bày tỏ tình hữu nghị và biết ơn sâu sắc, chân thành. Chính vì lẽ đó mà các nước Đông Nam Á luôn bên cạnh nhân dân và chính phủ Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mỹ, tạo nên hậu thuẫn, sức mạnh tinh thần và vật chất quan trọng góp phần làm nên thắng lợi chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ trên thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một yếu tố giúp ta thành công trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước. Sự đoàn kết ấy nhằm những mục tiêu lớn của thời đại hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
Việt Nam đang ngày càng mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế đồng thời với phát triển bản sắc dân tộc. Với chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng hợp tác giao lưu nhiều mặt với các nước, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội./.
H.Bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc đã phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng lên thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước đã phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, đó là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời đại của chúng ta mở đầu bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới. Trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại.
“Bốn phương vô sản đều là anh em” - đó là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế vô sản. Tinh thần này bao gồm tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các nước, với những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Tinh thần này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp bằng các hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân và bằng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng, bá quyền. Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả, trong sáng. Người nói: “Chúng ta phải đấu tranh cho tự do độc lập của các dân tộc khác như đấu tranh cho dân tộc ta vậy”. Chủ trương “giúp bạn là tự giúp mình”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Với Người, phải thông qua thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính chất cách mạng, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc cho mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quan trọng. Người nêu cao khẩu hiệu “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”; “Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình”; “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải có đường lối đúng đắn, phát huy độc lập tự chủ, kết hợp chặt chẽ mục tiêu phấn đấu cho độc lập, thống nhất của dân tộc mình với mục tiêu của thời đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Trên dọc hành trình tìm lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no cho đồng bào, dù ở nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt của nhân dân thế giới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chính sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần của bè bạn quốc tế là một nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc hành trình qua nhiều châu lục khác nhau, và trên quãng đường dài đó, Người đã chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc và tận mắt thấy những lầm than cơ cực mà người dân lao động nghèo khổ gặp phải, từ đó Người đi đến kết luận: “Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Kết luận này là sự khởi đầu tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó về sau, trong mọi hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi nhân dân thế giới hãy đoàn kết lại để đấu tranh cho bình đẳng, tự do, bác ái; ủng hộ, giúp đỡ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trong đó có nhân dân Việt Nam. Ngoài việc kêu gọi toàn dân đoàn kết, nêu cao ý chí tự lực tự cường, “Hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thực hiện chiến lược tranh thủ đồng minh, thêm bạn cho cách mạng Việt Nam để giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Và thực tế lịch sử đã chứng minh, chính sự ủng hộ về tinh thần của lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít đã góp phần làm nên thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất phát từ luận điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người ý thức sâu sắc rằng, cách mạng trong nước sẽ khó thành công nếu không có sự đồng tình, ủng hộ của cách mạng và nhân dân các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đó cũng chính là điểm mạnh và khác biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chiến sỹ yêu nước tiền bối. Người khẳng định: “Chính vì biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua mọi khó khăn đưa giai cấp công nhân và nhân dân nước ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế thể hiện rất rõ phạm vi mức độ, quy mô. Với từng đối tượng quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa có thái độ chung, vừa có thái độ phân biệt riêng theo “cấp độ ngoại giao”, theo giá trị thiết thực vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam và quyền lợi của các dân tộc trên thế giới vì hòa bình hữu nghị và phát triển của các dân tộc; vì quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và của các quốc gia. Từ gốc độ đó, chúng ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế có những biểu hiện trên những khía cạnh sau:
Đoàn kết với các quốc gia, dân tộc láng giềng:
Người Việt Nam ta có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, đó là một thái độ sống, một triết lý nhân văn trong văn hóa ứng xử có truyền thống lâu đời của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bình diện văn hóa và tầm nhìn chính trị đã ý thức sâu sắc và thực hiện có hiệu quả tốt truyền thống đó trong đặt nền móng và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với nhân dân Lào, Campuchia, Trung Quốc tạo nên thế trận đặc biệt và làm nên hiệu quả cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta.
Đoàn kết với các quốc gia Đông Nam Á, châu Á
Đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quý trọng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, bày tỏ tình hữu nghị và biết ơn sâu sắc, chân thành. Chính vì lẽ đó mà các nước Đông Nam Á luôn bên cạnh nhân dân và chính phủ Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mỹ, tạo nên hậu thuẫn, sức mạnh tinh thần và vật chất quan trọng góp phần làm nên thắng lợi chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ trên thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một yếu tố giúp ta thành công trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước. Sự đoàn kết ấy nhằm những mục tiêu lớn của thời đại hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
Việt Nam đang ngày càng mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế đồng thời với phát triển bản sắc dân tộc. Với chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng hợp tác giao lưu nhiều mặt với các nước, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội./.
H.Bình
(Nguồn: BTGTW)