Thách thức của vấn đề dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội
- Được đăng: Chủ nhật, 09 Tháng 7 2017 19:57
- Lượt xem: 2825
(TGAG)- Nước ta đã bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” từ năm 2006, khi số người trong độ tuổi phụ thuộc (trẻ em chưa đủ 14 tuổi và người già từ 65 tuổi trở lên) chiếm dưới 50% và kéo dài trong khoảng 35-40 năm. Theo các chuyên gia, giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” đang đặt ra những cơ hội và không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Về cơ hội, rõ nhất là tác động đến các chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực, theo đó với giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, nhóm lao động trẻ tuổi sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động nên hai thập kỷ tới đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào để phân công lao động vào các ngành trong nền kinh tế; hơn nữa trong điều kiện dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số ngoài độ tuổi lao động, có thể tận dụng triệt để lợi tức dân số vàng nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số đạt mức cao và ổn định. Mặt khác, về tác động đến các chính sách an sinh xã hội toàn diện, chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tất yếu mở rộng đến nhiều nhóm dân số và có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội và giảm rủi ro cho toàn bộ dân số, đặc biệt là các nhóm dễ tổn thương, từ đó sẽ giảm những tổn thất lớn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, khó khăn, thách thức đặt ra là không nhỏ:
Một là, hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng về phạm vi và chương trình đào tạo nhưng vẫn còn có sự khác biệt rất lớn về khả năng tiếp cận giữa các nhóm dân số, các vùng, khu vực, nhóm dân tộc và nhóm thu nhập...
Hai là, lực lượng lao động của nước ta rất dồi dào nhưng thiếu nhiều lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao. Tình trạng thất nghiệp diễn biến ngày càng phức tạp, nữ giới có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới.
Ba là, hệ thống an sinh xã hội hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức phát sinh từ việc thiết kế và vận hành hệ thống. Mặc dù hệ thống bảo hiểm xã hội hiện nay đã được mở rộng, nhưng nó vẫn chưa bao phủ được đúng nhóm đối tượng cần bảo hiểm nhất, như nhóm lao động di cư từ nông thôn ra thành thị...
Ý kiến nhiều chuyên gia cho rằng, để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức khi nước ta bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” cần thực hiện mạnh mẽ đồng bộ một số giải pháp cả về chính sách vĩ mô và những kế hoạch cụ thể.
- Thứ nhất, tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân để nâng cao tỷ lệ những người trong “độ tuổi hoạt động kinh tế” có khả năng lao động.
- Thứ hai, tập trung nguồn lực đầu tư, tạo đủ việc làm cho “người có khả năng lao động”. Cần tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nâng cao tích lũy, có chính sách khuyến khích tiết kiệm, đầu tư tạo việc làm trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, có chính sách giúp người ở độ tuổi về hưu tiếp tục làm việc phù hợp, nếu họ còn khả năng và có nhu cầu.
- Thứ ba, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, chú trọng dịch chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh đó, có kế hoạch lồng ghép các chính sách trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như thúc đẩy thực hiện các chính sách tận dụng “cơ cấu dân số vàng” trong cán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân./.
Về cơ hội, rõ nhất là tác động đến các chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực, theo đó với giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, nhóm lao động trẻ tuổi sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động nên hai thập kỷ tới đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào để phân công lao động vào các ngành trong nền kinh tế; hơn nữa trong điều kiện dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số ngoài độ tuổi lao động, có thể tận dụng triệt để lợi tức dân số vàng nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số đạt mức cao và ổn định. Mặt khác, về tác động đến các chính sách an sinh xã hội toàn diện, chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tất yếu mở rộng đến nhiều nhóm dân số và có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội và giảm rủi ro cho toàn bộ dân số, đặc biệt là các nhóm dễ tổn thương, từ đó sẽ giảm những tổn thất lớn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, khó khăn, thách thức đặt ra là không nhỏ:
Một là, hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng về phạm vi và chương trình đào tạo nhưng vẫn còn có sự khác biệt rất lớn về khả năng tiếp cận giữa các nhóm dân số, các vùng, khu vực, nhóm dân tộc và nhóm thu nhập...
Hai là, lực lượng lao động của nước ta rất dồi dào nhưng thiếu nhiều lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao. Tình trạng thất nghiệp diễn biến ngày càng phức tạp, nữ giới có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới.
Ba là, hệ thống an sinh xã hội hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức phát sinh từ việc thiết kế và vận hành hệ thống. Mặc dù hệ thống bảo hiểm xã hội hiện nay đã được mở rộng, nhưng nó vẫn chưa bao phủ được đúng nhóm đối tượng cần bảo hiểm nhất, như nhóm lao động di cư từ nông thôn ra thành thị...
Ý kiến nhiều chuyên gia cho rằng, để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức khi nước ta bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” cần thực hiện mạnh mẽ đồng bộ một số giải pháp cả về chính sách vĩ mô và những kế hoạch cụ thể.
- Thứ nhất, tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân để nâng cao tỷ lệ những người trong “độ tuổi hoạt động kinh tế” có khả năng lao động.
- Thứ hai, tập trung nguồn lực đầu tư, tạo đủ việc làm cho “người có khả năng lao động”. Cần tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nâng cao tích lũy, có chính sách khuyến khích tiết kiệm, đầu tư tạo việc làm trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, có chính sách giúp người ở độ tuổi về hưu tiếp tục làm việc phù hợp, nếu họ còn khả năng và có nhu cầu.
- Thứ ba, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, chú trọng dịch chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh đó, có kế hoạch lồng ghép các chính sách trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như thúc đẩy thực hiện các chính sách tận dụng “cơ cấu dân số vàng” trong cán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân./.
P.TTCTTG