Vai trò của báo chí trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)
- Được đăng: Chủ nhật, 18 Tháng 6 2017 22:28
- Lượt xem: 2828
(TGAG)- Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ (viết tắt là Nghị quyết 04) ban hành trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đạt được nhiều thành tựu đáng phấn khởi, ngày càng chủ động và tích cực trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại không ít khó khăn, hạn chế yếu kém, nhiều thách thức đặt ra trong quá trình phát triển, cả khách quan lẫn chủ quan, trong đó có tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi làm suy giảm niềm tin, đe dọa tới sự tồn vong của Đảng, của chế độ.
Việc Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng chỉnh đốn Đảng là một yêu cầu, một nhiệm vụ quan trọng mang tính thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, tại các Đại hội VIII, IX, X, XI, Đảng ta đã luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ. Nhiệm vụ trọng tâm ấy đã được Ban Chấp hành Trung ương cụ thể hóa bằng Nghị quyết 04.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của Đảng ta, dân tộc ta, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam, đã nhiều lần khẳng định: Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa; cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Trong suốt lịch sử 91 năm hình thành và phát triển, nền báo chí cách mạng Việt Nam luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là công cụ tin cậy của Đảng, Nhà nước trong việc tuyên truyền, động viên toàn dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Trên tinh thần ấy, Nghị quyết 04 tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của báo chí và nêu rõ: “Phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Triển khai nhiệm vụ trên, trong suốt thời gian qua, các cơ quan báo chí cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng, tích cực. Nhiều cơ quan báo chí đã chủ động, sáng tạo, đi sâu phản ánh những ý kiến tâm huyết và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 04; phát huy quyền làm chủ, quyền dân chủ về chính trị của quần chúng; tạo điều kiện cho các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan hữu quan kịp thời giải quyết những bất cập, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Việc làm đó đã góp phần làm cho báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và đoàn thể mà thực sự trở thành diễn đàn của Nhân dân, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
Phát huy sức mạnh là vũ khí tư tưởng, báo chí tích cực, tiên phong trong việc phát hiện các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu; thông tin kịp thời, chuẩn xác nhiều vụ việc tiêu cực cho các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, rất nhiều vụ việc, vụ án tham ô, tham nhũng được các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý bắt đầu từ chính thông tin và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan báo chí.
Trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, cùng với các binh chủng khác, báo chí đã kịp thời thông tin, định hướng dư luận. Các cơ quan báo chí đã tham gia tích cực với các tuyến bài, chuyên trang, chuyên mục, chương trình chất lượng, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ đấu tranh, làm thất bại âm mưu thâm độc của thế lực thù địch nhằm chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước ta. Điển hình như các chuyên mục “sự thật”, “hiểu đúng”, “chống diễn biến hòa bình” trên các tờ báo trong tỉnh thời gian qua, thu hút đông đảo sự quan tâm theo dõi của các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, dưới tác động của những diễn biến tình hình phức tạp trên thế giới, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, cộng với những nguyên nhân chủ quan nội tại, sự cám dỗ của lợi ích vật chất..., đội ngũ những người làm báo hiện nay cũng đứng trước không ít thử thách. Chỉ cần thiếu tỉnh táo, rất dễ bị lợi dụng, thậm chí sa ngã, bẻ cong ngòi bút trước sự cám dỗ ấy.
Trong thời gian sắp tới, để phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong việc đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bên cạnh việc tiếp tục quan tâm tuyên truyền nội dung tinh thần của Nghị quyết 04, nâng cao nhận thức các biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Báo chí cũng cần tuyên truyền để thấy rằng dù đây là cuộc đấu tranh rất cam go, phức tạp nhưng nếu chúng ta thực hiện đồng bộ, quyết tâm thì sẽ có kết quả tốt. Bản thân đội ngũ những người làm báo cũng phải quan tâm phát hiện và khắc phục những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chính bản thân mình, trong nội bộ mình. Thông tin tuyên truyền trên báo phải cân đối hài hòa giữa việc tuyên truyền cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, giữa “xây” và “chống”. Trong “xây”, cần chú trọng tăng số lượng tin, bài phản ánh cái tốt đẹp, tích cực, phát hiện nhiều điển hình tiêu biểu, có sức lan tỏa với mật độ thường xuyên hơn. Trong “chống” cái xấu, cần tập trung phát hiện các vụ việc tiêu cực, thông tin chắc chắn, đấu tranh sắc sảo. Cùng với đó các cấp ủy Đảng, chính quyền cần chú ý quan tâm, tạo điều kiện giúp cho đội ngũ người làm báo phát huy tốt nhất năng lực chuyên môn trong quá trình tác nghiệp. Có như thế báo chí nói chung, người làm báo nói riêng, mới thật sự trở thành người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp phần cùng với Đảng thực hiện thắng lợi các nghị quyết, trong đó có Nghị quyết 04, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trên chặng đường đổi mới.
Việc Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng chỉnh đốn Đảng là một yêu cầu, một nhiệm vụ quan trọng mang tính thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, tại các Đại hội VIII, IX, X, XI, Đảng ta đã luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ. Nhiệm vụ trọng tâm ấy đã được Ban Chấp hành Trung ương cụ thể hóa bằng Nghị quyết 04.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của Đảng ta, dân tộc ta, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam, đã nhiều lần khẳng định: Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa; cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Trong suốt lịch sử 91 năm hình thành và phát triển, nền báo chí cách mạng Việt Nam luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là công cụ tin cậy của Đảng, Nhà nước trong việc tuyên truyền, động viên toàn dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Trên tinh thần ấy, Nghị quyết 04 tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của báo chí và nêu rõ: “Phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Triển khai nhiệm vụ trên, trong suốt thời gian qua, các cơ quan báo chí cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng, tích cực. Nhiều cơ quan báo chí đã chủ động, sáng tạo, đi sâu phản ánh những ý kiến tâm huyết và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 04; phát huy quyền làm chủ, quyền dân chủ về chính trị của quần chúng; tạo điều kiện cho các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan hữu quan kịp thời giải quyết những bất cập, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Việc làm đó đã góp phần làm cho báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và đoàn thể mà thực sự trở thành diễn đàn của Nhân dân, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
Phát huy sức mạnh là vũ khí tư tưởng, báo chí tích cực, tiên phong trong việc phát hiện các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu; thông tin kịp thời, chuẩn xác nhiều vụ việc tiêu cực cho các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, rất nhiều vụ việc, vụ án tham ô, tham nhũng được các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý bắt đầu từ chính thông tin và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan báo chí.
Trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, cùng với các binh chủng khác, báo chí đã kịp thời thông tin, định hướng dư luận. Các cơ quan báo chí đã tham gia tích cực với các tuyến bài, chuyên trang, chuyên mục, chương trình chất lượng, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ đấu tranh, làm thất bại âm mưu thâm độc của thế lực thù địch nhằm chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước ta. Điển hình như các chuyên mục “sự thật”, “hiểu đúng”, “chống diễn biến hòa bình” trên các tờ báo trong tỉnh thời gian qua, thu hút đông đảo sự quan tâm theo dõi của các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, dưới tác động của những diễn biến tình hình phức tạp trên thế giới, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, cộng với những nguyên nhân chủ quan nội tại, sự cám dỗ của lợi ích vật chất..., đội ngũ những người làm báo hiện nay cũng đứng trước không ít thử thách. Chỉ cần thiếu tỉnh táo, rất dễ bị lợi dụng, thậm chí sa ngã, bẻ cong ngòi bút trước sự cám dỗ ấy.
Trong thời gian sắp tới, để phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong việc đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bên cạnh việc tiếp tục quan tâm tuyên truyền nội dung tinh thần của Nghị quyết 04, nâng cao nhận thức các biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Báo chí cũng cần tuyên truyền để thấy rằng dù đây là cuộc đấu tranh rất cam go, phức tạp nhưng nếu chúng ta thực hiện đồng bộ, quyết tâm thì sẽ có kết quả tốt. Bản thân đội ngũ những người làm báo cũng phải quan tâm phát hiện và khắc phục những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chính bản thân mình, trong nội bộ mình. Thông tin tuyên truyền trên báo phải cân đối hài hòa giữa việc tuyên truyền cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, giữa “xây” và “chống”. Trong “xây”, cần chú trọng tăng số lượng tin, bài phản ánh cái tốt đẹp, tích cực, phát hiện nhiều điển hình tiêu biểu, có sức lan tỏa với mật độ thường xuyên hơn. Trong “chống” cái xấu, cần tập trung phát hiện các vụ việc tiêu cực, thông tin chắc chắn, đấu tranh sắc sảo. Cùng với đó các cấp ủy Đảng, chính quyền cần chú ý quan tâm, tạo điều kiện giúp cho đội ngũ người làm báo phát huy tốt nhất năng lực chuyên môn trong quá trình tác nghiệp. Có như thế báo chí nói chung, người làm báo nói riêng, mới thật sự trở thành người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp phần cùng với Đảng thực hiện thắng lợi các nghị quyết, trong đó có Nghị quyết 04, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trên chặng đường đổi mới.
Nguyễn Mạnh Hà