Hiếu học, truyền thống quý báu của dân tộc Việt
- Được đăng: Thứ năm, 03 Tháng 8 2017 07:57
- Lượt xem: 2592
(TGAG)- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu học. Từ thời Bắc thuộc, mặc dầu chưa có chữ viết, song dân tộc Việt đã biết mượn chữ Hán và văn hóa Hán của tập đoàn cai trị, phong kiến phương Bắc, để học hành, mở mang trí tuệ. Do vậy trong hơn 1000 năm bị Bắc thuộc, đã có nhiều danh sĩ người Việt đến kinh đô Hán, Tùy, Đường... ứng thí và đỗ đạt cao, ra làm quan phục vụ cho các vương triều phong kiến phương Bắc. Và còn nhiều người Việt khác nhờ học vấn mà ý thức Việt được củng cố, từ đó mà liên tục dấn thân, tổ chức các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc, để cuối cùng dân tộc Việt giành được độc lập vào năm 939, sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Đất nước Việt được tái lập sau 1118 năm bị đô hộ.
Trải qua 3 vương triều ngắn ngủi Ngô, Đinh, Lê kéo dài 70 năm, Lý Công Uẩn lên ngôi mở đầu vương triều Lý. Nhờ biết tổ chức việc học hành, thi cử mà vương triều Lý và các vương triều kế tiếp tồn tại lâu dài và mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ đất nước cho đến ngày hôm nay. Do không có chữ viết và bị ảnh hưởng sâu nặng của hơn ngàn năm Bắc thuộc, ở giai đoạn đầu, ta phải mượn chữ Hán và văn hóa Hán mà học. Nho sĩ Việt học chữ Hán nhưng phát âm khác, âm Hán-Việt, học văn hóa Hán đã bị tiếp biến để trở thành nho sĩ Việt với ý thức Việt.
Nhờ ý thức Việt mà các nho sĩ Việt đã mô phỏng chữ Hán, sáng tạo chữ Nôm, thể hiện Tiếng Việt đã có từ lâu và củng cố ý thức độc lập tự chủ của dân tộc Việt. Nhờ ý thức Việt mà năm 1077 Lý Thường Kiệt đã tuyên bố trong bài thơ thần:
Rõ ràng, nhờ tinh thần hiếu học của dân tộc, được cổ vũ bởi tư tưởng khuyến học của những bậc minh quân, đất nước và dân tộc Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ bên cạnh đế quốc phong kiến to lớn Trung Hoa suốt gần ngàn năm, kể từ khi chúng ta tái lập bờ cõi, năm 939. Mặc dầu các vương triều Trung Hoa lúc nào cũng muốn thôn tính, áp đặt sự thống trị, đô hộ lên đất nước ta, thông qua hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược.
Nửa sau thế kỷ XIX, trước sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân ở Châu Âu, do vị trí địa-chính trị của đất nước ta và sự yếu hèn của Vương triều Nguyễn, đất nước chúng ta lại rơi vào sự đô hộ của thực dân Pháp.
Với chính sách ngu dân để cai trị, thực dân Pháp mở nhà tù nhiều hơn trường học. Sau 80 năm đô hộ, đến năm 1945, khoảng 95% dân Việt mù chữ quốc ngữ, thứ chữ mà các giáo sĩ Thiên Chúa giáo tình cờ sáng tạo ra do nhu cầu truyền đạo, nhưng khá tiện lợi cho dân ta vì dễ học, mau biết đọc, biết viết và thực dân Pháp đã lựa chọn, đưa vào chương trình để dạy cho dân ta. Và khi phong trào “truyền bá quốc ngữ” được dấy lên, đã được nhân dân cả nước hưởng ứng học chữ quốc ngữ khá rầm rộ.
Nhờ tài lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Một phong trào Bình dân học vụ nhằm xóa mù chữ quốc ngữ cho dân ta được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động và tổ chức rộng rãi cả nước, nhất là vùng nông thôn căn cứ cách mạng, đã kích thích mạnh mẽ tâm lý hiếu học của dân tộc. Phong trào đã được toàn dân hưởng ứng tích cực.
Một lần nữa, tinh thần hiếu học của dân tộc Việt, được sự cổ vũ của tư tưởng khuyến học của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
“Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
“Còn sống còn học và còn làm cách mạng”.
Đến tháng 6/1950, phong trào Bình dân học vụ đã giúp cho hơn 10 triệu người biết đọc, biết viết (dân số lúc đó khoảng 25 triệu), 10 tỉnh, 80 huyện 1.424 xã đã thanh toán nạn mù chữ. Quân đội nhân dân Việt Nam cũng hoàn thành thanh toán nạn mù chữ trong quân đội. Trên cơ sở đó, Quốc hội khóa I quyết định đẩy mạnh phong trào Bổ túc văn hóa. Nhờ vậy mà dân trí Việt Nam, trí tuệ Việt Nam tăng nhanh hơn bao giờ hết. Đó là yếu tố rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta tới chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 trong sự nghiệp Chống Mỹ cứu nước.
Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, 95% dân số mù chữ, thất học, chỉ sau không đầy nửa thế kỷ, dân tộc Việt đã giành lấy độc lập cho đất nước, tự do cho mỗi người dân và đang vươn lên xây dựng một tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân chủ và giàu mạnh, trí tuệ Việt Nam đã vươn lên ngang tầm với thời đại. Đó là nhờ tài lãnh đạo, tổ chức của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ truyền thống bất khuất, truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc.
Bước qua thế kỷ XXI, nhiều quốc gia tiến hành xây dựng một nền giáo dục mới theo hướng xã hội học tập. Đó là một xã hội mà mọi người dân, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần đều có cơ hội học tập như nhau và học tập suốt đời. Mỗi người dân Việt Nam ngày nay cần phát huy truyền thống hiếu học, vượt mọi khó khăn để học tốt, đạt đỉnh cao trí tuệ. Qua đó, góp phần xây dựng một nước Việt Nam to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như mong muốn của Bác Hồ cũng như mong muốn của mọi người dân Việt Nam./.
Trải qua 3 vương triều ngắn ngủi Ngô, Đinh, Lê kéo dài 70 năm, Lý Công Uẩn lên ngôi mở đầu vương triều Lý. Nhờ biết tổ chức việc học hành, thi cử mà vương triều Lý và các vương triều kế tiếp tồn tại lâu dài và mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ đất nước cho đến ngày hôm nay. Do không có chữ viết và bị ảnh hưởng sâu nặng của hơn ngàn năm Bắc thuộc, ở giai đoạn đầu, ta phải mượn chữ Hán và văn hóa Hán mà học. Nho sĩ Việt học chữ Hán nhưng phát âm khác, âm Hán-Việt, học văn hóa Hán đã bị tiếp biến để trở thành nho sĩ Việt với ý thức Việt.
Nhờ ý thức Việt mà các nho sĩ Việt đã mô phỏng chữ Hán, sáng tạo chữ Nôm, thể hiện Tiếng Việt đã có từ lâu và củng cố ý thức độc lập tự chủ của dân tộc Việt. Nhờ ý thức Việt mà năm 1077 Lý Thường Kiệt đã tuyên bố trong bài thơ thần:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”.
Nhờ ý thức Việt mà năm 1428, Nguyễn Trãi viết Cáo Bình Ngô đã khẳng định:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có”
Do tinh thần hiếu học của cộng đồng, từ thời vương triều Trần về sau, trường học được tổ chức khắp nơi. Ngoài Quốc Tử Giám do triều đình tổ chức, trường học mở ở cấp tỉnh, huyện, còn có rất nhiều trường tư do các thầy đồ mở ở nông thôn... Tư tưởng khuyến học sớm được hình thành, thể hiện rõ nhất thông qua các “Chiếu cầu hiền” của Lê Lợi, của Quang Trung, “Chiếu khuyến học” của Lê Thánh Tông... Và trong những người được học hành, đỗ đạt, có không ít người xuất thân từ giới bình dân, cuộc sống lúc nhỏ nghèo khổ, nhưng rất ham học như Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh... mà văn hóa Việt luôn đề cao tấm gương hiếu học, vượt khó học tập, học giỏi và thành đạt.Rõ ràng, nhờ tinh thần hiếu học của dân tộc, được cổ vũ bởi tư tưởng khuyến học của những bậc minh quân, đất nước và dân tộc Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ bên cạnh đế quốc phong kiến to lớn Trung Hoa suốt gần ngàn năm, kể từ khi chúng ta tái lập bờ cõi, năm 939. Mặc dầu các vương triều Trung Hoa lúc nào cũng muốn thôn tính, áp đặt sự thống trị, đô hộ lên đất nước ta, thông qua hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược.
Nửa sau thế kỷ XIX, trước sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân ở Châu Âu, do vị trí địa-chính trị của đất nước ta và sự yếu hèn của Vương triều Nguyễn, đất nước chúng ta lại rơi vào sự đô hộ của thực dân Pháp.
Với chính sách ngu dân để cai trị, thực dân Pháp mở nhà tù nhiều hơn trường học. Sau 80 năm đô hộ, đến năm 1945, khoảng 95% dân Việt mù chữ quốc ngữ, thứ chữ mà các giáo sĩ Thiên Chúa giáo tình cờ sáng tạo ra do nhu cầu truyền đạo, nhưng khá tiện lợi cho dân ta vì dễ học, mau biết đọc, biết viết và thực dân Pháp đã lựa chọn, đưa vào chương trình để dạy cho dân ta. Và khi phong trào “truyền bá quốc ngữ” được dấy lên, đã được nhân dân cả nước hưởng ứng học chữ quốc ngữ khá rầm rộ.
Nhờ tài lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Một phong trào Bình dân học vụ nhằm xóa mù chữ quốc ngữ cho dân ta được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động và tổ chức rộng rãi cả nước, nhất là vùng nông thôn căn cứ cách mạng, đã kích thích mạnh mẽ tâm lý hiếu học của dân tộc. Phong trào đã được toàn dân hưởng ứng tích cực.
Một lần nữa, tinh thần hiếu học của dân tộc Việt, được sự cổ vũ của tư tưởng khuyến học của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
“Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
“Còn sống còn học và còn làm cách mạng”.
Đến tháng 6/1950, phong trào Bình dân học vụ đã giúp cho hơn 10 triệu người biết đọc, biết viết (dân số lúc đó khoảng 25 triệu), 10 tỉnh, 80 huyện 1.424 xã đã thanh toán nạn mù chữ. Quân đội nhân dân Việt Nam cũng hoàn thành thanh toán nạn mù chữ trong quân đội. Trên cơ sở đó, Quốc hội khóa I quyết định đẩy mạnh phong trào Bổ túc văn hóa. Nhờ vậy mà dân trí Việt Nam, trí tuệ Việt Nam tăng nhanh hơn bao giờ hết. Đó là yếu tố rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta tới chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 trong sự nghiệp Chống Mỹ cứu nước.
Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, 95% dân số mù chữ, thất học, chỉ sau không đầy nửa thế kỷ, dân tộc Việt đã giành lấy độc lập cho đất nước, tự do cho mỗi người dân và đang vươn lên xây dựng một tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân chủ và giàu mạnh, trí tuệ Việt Nam đã vươn lên ngang tầm với thời đại. Đó là nhờ tài lãnh đạo, tổ chức của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ truyền thống bất khuất, truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc.
Bước qua thế kỷ XXI, nhiều quốc gia tiến hành xây dựng một nền giáo dục mới theo hướng xã hội học tập. Đó là một xã hội mà mọi người dân, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần đều có cơ hội học tập như nhau và học tập suốt đời. Mỗi người dân Việt Nam ngày nay cần phát huy truyền thống hiếu học, vượt mọi khó khăn để học tốt, đạt đỉnh cao trí tuệ. Qua đó, góp phần xây dựng một nước Việt Nam to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như mong muốn của Bác Hồ cũng như mong muốn của mọi người dân Việt Nam./.
ĐẶNG HOÀI DŨNG
Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh