Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền!
- Được đăng: Thứ hai, 01 Tháng 4 2019 08:14
- Lượt xem: 2062
(TGAG)- Hiện nay, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là: Hòa bình, hợp tác, phát triển. Nhưng các nước lớn luôn tìm mọi cách can thiệp vào nội bộ các nước khác.
Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định: “Tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác không phù hợp với mục đích của Liên hiệp quốc”. Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng từng tuyên bố: “Không một quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc của quốc gia khác. Vì vậy, tất cả các hành vi can thiệp vũ trang và tất cả các hành vi can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp chống lại cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị lên án”.
Cùng với nguyên tắc “không can thiệp”, theo Điều 39 của Hiến chương, Hội đồng Bảo an cho phép: Có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và cưỡng chế đối với quốc gia có hành động đe dọa hòa bình; phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược. Đây phải là sự can thiệp có tính chất tập thể và có điều kiện, chứ không phải là sự can thiệp tùy tiện của một hoặc một nhóm quốc gia. Trong đó nhất thiết không bao hàm yếu tố nhân quyền.
Tuy nhiên, các nước phương Tây, trong thời gian vừa qua, núp bóng chiêu bài “can thiệp nhân đạo” đã can thiệp thô bạo vào các quốc gia có chủ quyền, nhằm thực hiện cái gọi là bảo vệ “dân chủ, nhân quyền”, “an ninh thế giới”... Điển hình là chiêu bài bảo vệ “người Anbani bị người Serbia thanh lọc sắc tộc ở Kosovo”, năm 1999, NATO đã mở cuộc chiến tranh với quy mô lớn vào Nam Tư. Khi bị cộng đồng quốc tế lên án, họ ngang ngược tuyên bố: “Nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Sau đó, “can thiệp nhân đạo” đã được chính thức đưa vào nội dung chiến lược mới của NATO.
Tháng 7-2009, Đại hội đồng Liên hiệp quốc diễn ra cuộc thảo luận về Báo cáo của Tổng Thư ký với nhan đề: “Thực hiện trách nhiệm bảo vệ”, nhằm hợp thức hóa vấn đề “can thiệp nhân đạo”. Đa số các quốc gia thành viên, nhất là các nước đang phát triển đã không nhất trí. Bởi vì nó trái với luật pháp quốc tế; nó chỉ tạo điều kiện cho các nước lớn áp đặt các tiêu chuẩn và giá trị của họ đối với các nước yếu hơn.
Đảng ta nhận định: “Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc”.
Như vậy, dẫu dưới bất kể hình thức nào, “can thiệp nhân đạo” đều vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Từ đó, Việt Nam luôn khẳng định là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Coi trọng mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; đồng thời kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đứng trước mưu đồ “can thiệp nhân đạo”. Chúng ta phải hết sức cảnh giác, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả chống lại tất cả các hình thức “can thiệp”. Trước nhất tiếp tục chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… tại các địa bàn trọng yếu.Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu về đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; đấu tranh với các luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng tạo cớ để can thiệp. Tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống…
Kiên quyết giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế - xã hội trong mọi tình huống. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền. Không có gì quý hơn độc lập, tự do!
Sự thật
----------------------
Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định: “Tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác không phù hợp với mục đích của Liên hiệp quốc”. Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng từng tuyên bố: “Không một quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc của quốc gia khác. Vì vậy, tất cả các hành vi can thiệp vũ trang và tất cả các hành vi can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp chống lại cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị lên án”.
Cùng với nguyên tắc “không can thiệp”, theo Điều 39 của Hiến chương, Hội đồng Bảo an cho phép: Có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và cưỡng chế đối với quốc gia có hành động đe dọa hòa bình; phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược. Đây phải là sự can thiệp có tính chất tập thể và có điều kiện, chứ không phải là sự can thiệp tùy tiện của một hoặc một nhóm quốc gia. Trong đó nhất thiết không bao hàm yếu tố nhân quyền.
Tuy nhiên, các nước phương Tây, trong thời gian vừa qua, núp bóng chiêu bài “can thiệp nhân đạo” đã can thiệp thô bạo vào các quốc gia có chủ quyền, nhằm thực hiện cái gọi là bảo vệ “dân chủ, nhân quyền”, “an ninh thế giới”... Điển hình là chiêu bài bảo vệ “người Anbani bị người Serbia thanh lọc sắc tộc ở Kosovo”, năm 1999, NATO đã mở cuộc chiến tranh với quy mô lớn vào Nam Tư. Khi bị cộng đồng quốc tế lên án, họ ngang ngược tuyên bố: “Nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Sau đó, “can thiệp nhân đạo” đã được chính thức đưa vào nội dung chiến lược mới của NATO.
Tháng 7-2009, Đại hội đồng Liên hiệp quốc diễn ra cuộc thảo luận về Báo cáo của Tổng Thư ký với nhan đề: “Thực hiện trách nhiệm bảo vệ”, nhằm hợp thức hóa vấn đề “can thiệp nhân đạo”. Đa số các quốc gia thành viên, nhất là các nước đang phát triển đã không nhất trí. Bởi vì nó trái với luật pháp quốc tế; nó chỉ tạo điều kiện cho các nước lớn áp đặt các tiêu chuẩn và giá trị của họ đối với các nước yếu hơn.
Đảng ta nhận định: “Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc”.
Như vậy, dẫu dưới bất kể hình thức nào, “can thiệp nhân đạo” đều vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Từ đó, Việt Nam luôn khẳng định là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Coi trọng mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; đồng thời kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đứng trước mưu đồ “can thiệp nhân đạo”. Chúng ta phải hết sức cảnh giác, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả chống lại tất cả các hình thức “can thiệp”. Trước nhất tiếp tục chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… tại các địa bàn trọng yếu.Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu về đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; đấu tranh với các luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng tạo cớ để can thiệp. Tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống…
Kiên quyết giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế - xã hội trong mọi tình huống. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền. Không có gì quý hơn độc lập, tự do!
Sự thật
----------------------