Những người con ưu tú của quê hương Thoại Sơn
- Được đăng: Chủ nhật, 15 Tháng 12 2024 19:13
- Lượt xem: 11
(TUAG)- Thoại Sơn, một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đã sản sinh ra nhiều tấm gương kiên trung, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, thực hiện nghĩa vụ quốc tế Campuchia góp phần làm rạng danh quê hương. Trong số đó, phải kể đến những tấm gương tiêu biểu như Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Bạo, Nguyễn Văn Muôn và Lâm Thanh Hồng.
Nữ anh hùng Nguyễn Thị Bạo
Anh hùng Nguyễn Thị Bạo sinh năm 1944 tại làng Vĩnh Phú, tổng Định Phú, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là ấp Trung Phú III, xã Vĩnh Phú, Thoại Sơn, tỉnh An Giang), trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước. Từ nhỏ, chị đã trải qua cuộc sống khó khăn, mồ côi cha, sớm phải nghỉ học để phụ giúp mẹ làm thuê kiếm sống.
Chứng kiến sự áp bức của thực dân và tay sai, Nguyễn Thị Bạo sớm nung nấu ý chí đấu tranh. Năm 15 tuổi, chị tham gia cách mạng, ban đầu đảm nhận vai trò liên lạc, đưa rước cán bộ chiến sĩ và canh gác cho các cuộc họp chi bộ. Ngày 10/12/1960, chị được kết nạp vào Chi đoàn Thanh niên của xã. Đến năm 1961, chị gia nhập bộ đội địa phương, sau đó làm giao liên cho huyện Huệ Đức, vượt qua nhiều gian khổ và nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Ngày 22/12/1962, chị được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) khi mới 18 tuổi. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong con đường cách mạng, giúp chị trưởng thành và quyết tâm hơn trên bước đường hoạt động cách mạng. Vào năm 1963 trước tình thế địch càn quét, đánh phá, bao vây ở cánh đồng Năm xã theo các hướng: Từ lộ tẻ vào Vĩnh Hanh; từ Kinh Bốn Tổng vào Ba Bần dọc theo kinh làng Vĩnh Nhuận. Chị Nguyễn Thị Bạo bị bắt, tra tấn dã man và anh dũng hy sinh khi mới 19 tuổi.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Huỳnh Công Trường thắp hương Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Bạo xã Vĩnh Phú
Để ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 23/2/2010 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với đồng chí Nguyễn Thị Bạo.
Nguyễn Văn Muôn – Tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Muôn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, ở làng Vọng Thê (nay là xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Năm 19 tuổi, anh tình nguyện gia nhập Vệ quốc đoàn, thuộc đơn vị 1095, bước vào đời hoạt động cách mạng, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Năm 1950, anh được kết nạp vào Đoàn. Năm 1952, anh được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Thoại Sơn là một trong những nơi địch bố trí hệ thống đồn bót dày đặc, địch được tăng cường lực lượng, trang bị vũ khí để càn quét, giết hại cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước, ủng hộ cách mạng. Trước tình hình trên, đồng chí Nguyễn Văn Muôn mạnh dạn tham mưu cấp trên, xây dựng chi bộ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, phát triển phong trào du kích rộng khắp và xây dựng được hai cơ sở binh vận trong lòng địch. Thành lập Đội Biệt động của huyện trên cơ sở tuyển chọn những nòng cốt trong lực lượng du kích các xã. Kể từ đó, cái tên Tư Muôn (Nguyễn Văn Muôn) - Chính trị viên Đội Biệt động Huệ Đức đã trở thành nỗi khiếp sợ trong hàng ngũ binh lính ngụy.
Từ năm 1960 - 1968, đồng chí Nguyễn Văn Muôn chỉ huy Đội Biệt động kết hợp địa phương quân huyện tổ chức bao vây, tấn công khu trù mật Ba Thê và bảo vệ cứ điểm Sân Tiên (trên núi Ba Thê). Kết quả các trận, ta tiêu diệt, bắt sống nhiều tên địch, thu được mốt số lượng súng. Riêng trận đánh ở cứ điểm Sân Tiên quân ta rút về căn cứ đồng tràm Huệ Đức, bị địch phát hiện, dù chênh lệch lực lượng quá lớn, nhưng đồng chí Nguyễn Văn Muôn chỉ huy đồng đội bám từng góc tràm, ụ đất, tiết kiệm từng viên đạn, chờ địch vào tầm sát thương là nổ súng, diệt và làm bị thương gần 100 tên. Do cuộc đối đầu không cân sức 21chiến sĩ Biệt động quân Huệ Đức đã lần lượt hy sinh anh dũng, trong đó, có đồng chí Tư Muôn. Nhân dân Thoại Sơn tiếc thương, gọi cụm tràm nhỏ nơi 21 chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Văn Muôn chỉ huy chiến đấu và anh dũng ngã xuống là “Cụm tràm Tư Muôn”. Giờ đây, cụm tràm ấy đã trở thành địa chỉ đỏ, ghi dấu chứng tích oai hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương của quân và dân Thoại Sơn. Với thành tích chiến đấu, Đội Biệt động huyện Huệ Đức được Bộ Tư lệnh miền Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì, bản thân đồng chí Nguyễn Văn Muôn được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.
Tháng 02/2010, đồng chí Nguyễn Văn Muôn, chỉ huy, chiến sĩ Biệt động quân Huệ Đức, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Anh hùng Lâm Thanh Hồng - Dũng sĩ giữ nước
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng, chàng thanh niên Lâm Thanh Hồng sớm xác định cho mình lý tưởng và hoài bão cống hiến, đem sức trẻ phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn Nguyễn Như Anh đến thăm gia đình Anh hùng Lâm Thanh Hồng
Khi chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam xảy ra, Lâm Thanh Hồng tình nguyện làm đơn nhập ngũ, năm 1978, anh được bổ sung vào Trung đoàn 162 An Giang.
Lâm Thanh Hồng đã cùng đồng đội chiến đấu, lập công xuất sắc trong các trận đánh ở Cả Côi, Khánh Bình, Khánh An, Đồng Ky, Nhơn Hội (An Phú)... Tròn 1 tuổi quân, anh đã giữ chức Trung đội trưởng; 5 tuổi quân được thăng hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 10/1978, anh cùng 3 cán bộ đại đội và một cán bộ tiểu đoàn thực hiện nhiệm vụ trinh sát trận địa ở mương Tám Sớm (xã Phước Hưng, huyện Phú Châu, nay là huyện An Phú), vướng phải mìn của địch, cả 4 cán bộ đều bị thương. Đối mặt với nguy nan, Lâm Thanh Hồng điềm tĩnh, vừa ra sức sơ cứu người bị thương, vừa cảnh giới, tránh sự truy đuổi của địch, lần lượt di chuyển từng người một về tới đơn vị an toàn. Ngày 03/01/1979, Lâm Thanh Hồng chỉ huy một trung đội, bí mật luồn sâu vào sau lưng địch, đột kích và phối hợp với các đơn vị ở hướng chính chia cắt đội hình phòng ngự địch để tiêu diệt. Kết quả, ta đã làm thiệt hại nặng một tiểu đoàn địch. Hơn 4 năm chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia, Lâm Thanh Hồng đã chiến đấu 93 trận, góp phần cùng đơn vị đánh thiệt hại nặng 2 đại đội địch. Ngày 05/7/1984, trong lúc chỉ huy đơn vị tiến hành tuần tra truy quét tàn quân địch, anh bị phục kích, hy sinh. Lúc ấy, anh là Thượng úy, Tiểu đoàn phó Chính trị, Tiểu đoàn 52, Đoàn 9905 (An Giang), Mặt trận 979, Quân khu 9.
Để ghi nhận thành tích chỉ huy, chiến đấu của đồng chí Lâm Thanh Hồng, Đảng và Nhà nước ta đã tặng thưởng: Danh hiệu Dũng sĩ giữ nước; Huy chương Tuổi trẻ Anh hùng bảo vệ Tổ quốc; Huân chương Chiến công hạng Nhất, được tham gia cuộc gặp hữu nghị đoàn kết thanh niên Việt Nam - Liên Xô. Ngày 25/01/1983, đồng chí Lâm Thanh Hồng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Người dân Thoại Sơn mãi mãi tự hào về những người con ưu tú đã ngã xuống vì lý tưởng cao đẹp. Nhìn lại chặng đường đã qua, người dân Thoại Sơn có quyền tự hào về sự chuyển mình mạnh mẽ của quê hương. Những thành tựu hôm nay là sự tiếp nối xứng đáng cho những hy sinh cao cả trong quá khứ, tinh thần chiến đấu bất khuất sẽ mãi trường tồn và tỏa sáng trong sự phát triển không ngừng của Thoại Sơn. Với khát vọng, quyết tâm xây dựng Thoại Sơn phát triển toàn diện, vượt bậc về mọi mặt, phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2030 đưa vùng đất anh hùng ngày thêm đổi mới, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, trở thành niềm tự hào của tất cả những người dân gắn bó với mảnh đất này.
Nữ anh hùng Nguyễn Thị Bạo
Anh hùng Nguyễn Thị Bạo sinh năm 1944 tại làng Vĩnh Phú, tổng Định Phú, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là ấp Trung Phú III, xã Vĩnh Phú, Thoại Sơn, tỉnh An Giang), trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước. Từ nhỏ, chị đã trải qua cuộc sống khó khăn, mồ côi cha, sớm phải nghỉ học để phụ giúp mẹ làm thuê kiếm sống.
Chứng kiến sự áp bức của thực dân và tay sai, Nguyễn Thị Bạo sớm nung nấu ý chí đấu tranh. Năm 15 tuổi, chị tham gia cách mạng, ban đầu đảm nhận vai trò liên lạc, đưa rước cán bộ chiến sĩ và canh gác cho các cuộc họp chi bộ. Ngày 10/12/1960, chị được kết nạp vào Chi đoàn Thanh niên của xã. Đến năm 1961, chị gia nhập bộ đội địa phương, sau đó làm giao liên cho huyện Huệ Đức, vượt qua nhiều gian khổ và nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Ngày 22/12/1962, chị được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) khi mới 18 tuổi. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong con đường cách mạng, giúp chị trưởng thành và quyết tâm hơn trên bước đường hoạt động cách mạng. Vào năm 1963 trước tình thế địch càn quét, đánh phá, bao vây ở cánh đồng Năm xã theo các hướng: Từ lộ tẻ vào Vĩnh Hanh; từ Kinh Bốn Tổng vào Ba Bần dọc theo kinh làng Vĩnh Nhuận. Chị Nguyễn Thị Bạo bị bắt, tra tấn dã man và anh dũng hy sinh khi mới 19 tuổi.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Huỳnh Công Trường thắp hương Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Bạo xã Vĩnh Phú
Để ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 23/2/2010 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với đồng chí Nguyễn Thị Bạo.
Nguyễn Văn Muôn – Tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Muôn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, ở làng Vọng Thê (nay là xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Năm 19 tuổi, anh tình nguyện gia nhập Vệ quốc đoàn, thuộc đơn vị 1095, bước vào đời hoạt động cách mạng, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Năm 1950, anh được kết nạp vào Đoàn. Năm 1952, anh được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Thoại Sơn là một trong những nơi địch bố trí hệ thống đồn bót dày đặc, địch được tăng cường lực lượng, trang bị vũ khí để càn quét, giết hại cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước, ủng hộ cách mạng. Trước tình hình trên, đồng chí Nguyễn Văn Muôn mạnh dạn tham mưu cấp trên, xây dựng chi bộ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, phát triển phong trào du kích rộng khắp và xây dựng được hai cơ sở binh vận trong lòng địch. Thành lập Đội Biệt động của huyện trên cơ sở tuyển chọn những nòng cốt trong lực lượng du kích các xã. Kể từ đó, cái tên Tư Muôn (Nguyễn Văn Muôn) - Chính trị viên Đội Biệt động Huệ Đức đã trở thành nỗi khiếp sợ trong hàng ngũ binh lính ngụy.
Từ năm 1960 - 1968, đồng chí Nguyễn Văn Muôn chỉ huy Đội Biệt động kết hợp địa phương quân huyện tổ chức bao vây, tấn công khu trù mật Ba Thê và bảo vệ cứ điểm Sân Tiên (trên núi Ba Thê). Kết quả các trận, ta tiêu diệt, bắt sống nhiều tên địch, thu được mốt số lượng súng. Riêng trận đánh ở cứ điểm Sân Tiên quân ta rút về căn cứ đồng tràm Huệ Đức, bị địch phát hiện, dù chênh lệch lực lượng quá lớn, nhưng đồng chí Nguyễn Văn Muôn chỉ huy đồng đội bám từng góc tràm, ụ đất, tiết kiệm từng viên đạn, chờ địch vào tầm sát thương là nổ súng, diệt và làm bị thương gần 100 tên. Do cuộc đối đầu không cân sức 21chiến sĩ Biệt động quân Huệ Đức đã lần lượt hy sinh anh dũng, trong đó, có đồng chí Tư Muôn. Nhân dân Thoại Sơn tiếc thương, gọi cụm tràm nhỏ nơi 21 chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Văn Muôn chỉ huy chiến đấu và anh dũng ngã xuống là “Cụm tràm Tư Muôn”. Giờ đây, cụm tràm ấy đã trở thành địa chỉ đỏ, ghi dấu chứng tích oai hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương của quân và dân Thoại Sơn. Với thành tích chiến đấu, Đội Biệt động huyện Huệ Đức được Bộ Tư lệnh miền Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì, bản thân đồng chí Nguyễn Văn Muôn được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.
Tháng 02/2010, đồng chí Nguyễn Văn Muôn, chỉ huy, chiến sĩ Biệt động quân Huệ Đức, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Anh hùng Lâm Thanh Hồng - Dũng sĩ giữ nước
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng, chàng thanh niên Lâm Thanh Hồng sớm xác định cho mình lý tưởng và hoài bão cống hiến, đem sức trẻ phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn Nguyễn Như Anh đến thăm gia đình Anh hùng Lâm Thanh Hồng
Khi chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam xảy ra, Lâm Thanh Hồng tình nguyện làm đơn nhập ngũ, năm 1978, anh được bổ sung vào Trung đoàn 162 An Giang.
Lâm Thanh Hồng đã cùng đồng đội chiến đấu, lập công xuất sắc trong các trận đánh ở Cả Côi, Khánh Bình, Khánh An, Đồng Ky, Nhơn Hội (An Phú)... Tròn 1 tuổi quân, anh đã giữ chức Trung đội trưởng; 5 tuổi quân được thăng hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 10/1978, anh cùng 3 cán bộ đại đội và một cán bộ tiểu đoàn thực hiện nhiệm vụ trinh sát trận địa ở mương Tám Sớm (xã Phước Hưng, huyện Phú Châu, nay là huyện An Phú), vướng phải mìn của địch, cả 4 cán bộ đều bị thương. Đối mặt với nguy nan, Lâm Thanh Hồng điềm tĩnh, vừa ra sức sơ cứu người bị thương, vừa cảnh giới, tránh sự truy đuổi của địch, lần lượt di chuyển từng người một về tới đơn vị an toàn. Ngày 03/01/1979, Lâm Thanh Hồng chỉ huy một trung đội, bí mật luồn sâu vào sau lưng địch, đột kích và phối hợp với các đơn vị ở hướng chính chia cắt đội hình phòng ngự địch để tiêu diệt. Kết quả, ta đã làm thiệt hại nặng một tiểu đoàn địch. Hơn 4 năm chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia, Lâm Thanh Hồng đã chiến đấu 93 trận, góp phần cùng đơn vị đánh thiệt hại nặng 2 đại đội địch. Ngày 05/7/1984, trong lúc chỉ huy đơn vị tiến hành tuần tra truy quét tàn quân địch, anh bị phục kích, hy sinh. Lúc ấy, anh là Thượng úy, Tiểu đoàn phó Chính trị, Tiểu đoàn 52, Đoàn 9905 (An Giang), Mặt trận 979, Quân khu 9.
Để ghi nhận thành tích chỉ huy, chiến đấu của đồng chí Lâm Thanh Hồng, Đảng và Nhà nước ta đã tặng thưởng: Danh hiệu Dũng sĩ giữ nước; Huy chương Tuổi trẻ Anh hùng bảo vệ Tổ quốc; Huân chương Chiến công hạng Nhất, được tham gia cuộc gặp hữu nghị đoàn kết thanh niên Việt Nam - Liên Xô. Ngày 25/01/1983, đồng chí Lâm Thanh Hồng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Người dân Thoại Sơn mãi mãi tự hào về những người con ưu tú đã ngã xuống vì lý tưởng cao đẹp. Nhìn lại chặng đường đã qua, người dân Thoại Sơn có quyền tự hào về sự chuyển mình mạnh mẽ của quê hương. Những thành tựu hôm nay là sự tiếp nối xứng đáng cho những hy sinh cao cả trong quá khứ, tinh thần chiến đấu bất khuất sẽ mãi trường tồn và tỏa sáng trong sự phát triển không ngừng của Thoại Sơn. Với khát vọng, quyết tâm xây dựng Thoại Sơn phát triển toàn diện, vượt bậc về mọi mặt, phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2030 đưa vùng đất anh hùng ngày thêm đổi mới, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, trở thành niềm tự hào của tất cả những người dân gắn bó với mảnh đất này.
Kim Cương