Đánh giá và sử dụng cán bộ
- Được đăng: Thứ hai, 18 Tháng 11 2019 09:23
- Lượt xem: 5510
(TGAG)- Đánh giá đúng cán bộ là khâu tiền đề để quyết định bố trí, sử dụng cán bộ,làm cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí để phát huy được tiềm năng đội ngũ cán bộ, để bản thân cán bộ có phương hướng đúng trong phấn đấu, rèn luyện; là cơ sở để thực hiện đúng chính sách cán bộ, biểu dương, tôn vinh những cán bộ hoàn thành xuất sắc trách nhiệm, có đóng góp, cống hiến cho đất nước, cho địa phương, đơn vị; đồng thời, phê bình những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, không nêu gương, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với tổ chức đảng.
Đánh giá đúng cán bộ là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng tình đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị,địa phương, góp phần ổn định chính trị, động viên, phát huy được tính tích cực của cán bộ,nhân dân vào sự nghiệp chung. Nếu đánh giá sai cán bộ, nhất là người đứng đầu, thì dễ gây ra những phân tâm trong cán bộ, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm giảm lòng tin, có khi mất cả phong trào ở mỗi địa phương, ngành, đơn vị.
Trong những năm qua đã có nhiều cấp ủy, nhiều chính quyền, người đứng đầu các ban ngành, địa phương, đơn vị đã làm tốt công tác đánh giá cán bộ.Nhưng trong thực tế, vẫn còn một bộ phận chưa làm tốt công tác nàyvì một số lý do: (i)- Một số địa phương, đơn vị chỉ quan tâm bố trí người thân của cán bộ lãnh đạo, quản lý vào một số chức danh mà không đánh giá đúng năng lực, trình độ thực tế của họ, đã làm sự nghi ngờ trong đội ngũ cán bộ và nhân dân; (ii)- Trong công tác đánh giá cán bộ thì đánh giá “lòng người” là khó nhất, vì trong thực tế có một bộ phận cán bộ “nghĩ khác nói khác”, “nói khác làm khác”, “nói mà không làm”; (iii)- Một số cấp có thẩm quyền đánh giá cán bộ còn có biểu hiện nể nang, né tránh, sợ mất lòng hoặc nắm không chắc cán bộ, không đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cán bộ nên đánh giá, phân loại cán bộ thiếu công tâm, công khai, minh bạch; (iv)- Gần đây, có một số cán bộ được cấp có thẩm quyền đề bạt, bổ nhiệm, nhưng chỉ một thời gian ngắn phải thay thế, cho thôi giữ chức vụ vì vi phạm kỷ luật do sự đánh giá cán bộ không chặt chẽ, thiếu công tâm.
Để đánh giá và sử dụng đúng cán bộ thì cơ quan được giao chức trách, nhiệm vụ quản lý cán bộ là rất quan trọng, nhưng từ trước đến nay, các cơ quan này chưa thật sự làm tốt khâu đánh giá cán bộ, nhất là trong tham mưu cho cấp ủy, người đứng đầu đơn vị. Có cơ quan chức năng đánh giá nhận xét nhưng thiếu khách quan, trung thực, thậm chí cán bộ đó bị chi phối bởi “lợi ích nhóm”, nên việc tham mưu, bố trí, sử dụng cán bộ không đúng với năng lực cán bộ, sự tín nhiệm của nhân dân, của đông đảo cán bộ, đảng viên, gây băn khoăn, lo lắng trong cấp ủy, nhân dân địa phương, đơn vị. Mặt khác, thước đo, căn cứ đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của cán bộ thiếu chặt chẽ, khoa học; tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cán bộ còn chung chung, nên khó định lượng cụ thể và khó đánh giá trong thực tế.
Trong thực tế, cán bộ lãnh đạo, quản lý mà không được nhân dân tín nhiệm thì khó tổ chức thực hiện được chủ trương, nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị mình, khó mà làm việc có hiệu quả.
Trong tình hình hiện nay, để việc đánh giá và sử dụng cán bộ tốt hơn, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: (1) Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của cán bộ đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; (2) Kiên quyết tinh giản biên chế, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy gắn với cải cách tiền lương để số cán bộ đang làm việc trong hệ thống chính trị được bảo đảm cuộc sống bằng thu nhập chính đáng của mình; (3) Tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý cán bộ và đánh giá cán bộ ở các cấp, các ngành; (4) Tăng cường trách nhiệm đánh giá và sử dụng cán bộ của cấp có thẩm quyền và người đứng đầu các cấp, các ngành, các đơn vị; (5) Phát hiện, xây dựng đội ngũ cán bộ có triển vọng…
Đảng ta đang chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Vì vậy, trong đánh giá công tác cán bộ, bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được cần rà soát, thảo luận, đánh giá thẳng thắn một số vấn đề còn hạn chế, chậm được khắc phục để đại hội sáng suốt lựa chọn được nhiều người tài đức, có đủ phẩm chất, năng lực và được nhân dân tín nhiệm, đảm nhận các công việc do Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, góp phần thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23-9-2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền./.
-----------------
Sự thật
Đánh giá đúng cán bộ là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng tình đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị,địa phương, góp phần ổn định chính trị, động viên, phát huy được tính tích cực của cán bộ,nhân dân vào sự nghiệp chung. Nếu đánh giá sai cán bộ, nhất là người đứng đầu, thì dễ gây ra những phân tâm trong cán bộ, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm giảm lòng tin, có khi mất cả phong trào ở mỗi địa phương, ngành, đơn vị.
Trong những năm qua đã có nhiều cấp ủy, nhiều chính quyền, người đứng đầu các ban ngành, địa phương, đơn vị đã làm tốt công tác đánh giá cán bộ.Nhưng trong thực tế, vẫn còn một bộ phận chưa làm tốt công tác nàyvì một số lý do: (i)- Một số địa phương, đơn vị chỉ quan tâm bố trí người thân của cán bộ lãnh đạo, quản lý vào một số chức danh mà không đánh giá đúng năng lực, trình độ thực tế của họ, đã làm sự nghi ngờ trong đội ngũ cán bộ và nhân dân; (ii)- Trong công tác đánh giá cán bộ thì đánh giá “lòng người” là khó nhất, vì trong thực tế có một bộ phận cán bộ “nghĩ khác nói khác”, “nói khác làm khác”, “nói mà không làm”; (iii)- Một số cấp có thẩm quyền đánh giá cán bộ còn có biểu hiện nể nang, né tránh, sợ mất lòng hoặc nắm không chắc cán bộ, không đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cán bộ nên đánh giá, phân loại cán bộ thiếu công tâm, công khai, minh bạch; (iv)- Gần đây, có một số cán bộ được cấp có thẩm quyền đề bạt, bổ nhiệm, nhưng chỉ một thời gian ngắn phải thay thế, cho thôi giữ chức vụ vì vi phạm kỷ luật do sự đánh giá cán bộ không chặt chẽ, thiếu công tâm.
Để đánh giá và sử dụng đúng cán bộ thì cơ quan được giao chức trách, nhiệm vụ quản lý cán bộ là rất quan trọng, nhưng từ trước đến nay, các cơ quan này chưa thật sự làm tốt khâu đánh giá cán bộ, nhất là trong tham mưu cho cấp ủy, người đứng đầu đơn vị. Có cơ quan chức năng đánh giá nhận xét nhưng thiếu khách quan, trung thực, thậm chí cán bộ đó bị chi phối bởi “lợi ích nhóm”, nên việc tham mưu, bố trí, sử dụng cán bộ không đúng với năng lực cán bộ, sự tín nhiệm của nhân dân, của đông đảo cán bộ, đảng viên, gây băn khoăn, lo lắng trong cấp ủy, nhân dân địa phương, đơn vị. Mặt khác, thước đo, căn cứ đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của cán bộ thiếu chặt chẽ, khoa học; tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cán bộ còn chung chung, nên khó định lượng cụ thể và khó đánh giá trong thực tế.
Trong thực tế, cán bộ lãnh đạo, quản lý mà không được nhân dân tín nhiệm thì khó tổ chức thực hiện được chủ trương, nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị mình, khó mà làm việc có hiệu quả.
Trong tình hình hiện nay, để việc đánh giá và sử dụng cán bộ tốt hơn, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: (1) Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của cán bộ đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; (2) Kiên quyết tinh giản biên chế, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy gắn với cải cách tiền lương để số cán bộ đang làm việc trong hệ thống chính trị được bảo đảm cuộc sống bằng thu nhập chính đáng của mình; (3) Tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý cán bộ và đánh giá cán bộ ở các cấp, các ngành; (4) Tăng cường trách nhiệm đánh giá và sử dụng cán bộ của cấp có thẩm quyền và người đứng đầu các cấp, các ngành, các đơn vị; (5) Phát hiện, xây dựng đội ngũ cán bộ có triển vọng…
Đảng ta đang chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Vì vậy, trong đánh giá công tác cán bộ, bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được cần rà soát, thảo luận, đánh giá thẳng thắn một số vấn đề còn hạn chế, chậm được khắc phục để đại hội sáng suốt lựa chọn được nhiều người tài đức, có đủ phẩm chất, năng lực và được nhân dân tín nhiệm, đảm nhận các công việc do Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, góp phần thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23-9-2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền./.
-----------------
Sự thật