Công tác Lịch sử Đảng
Cô Tô - xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
- Được đăng: Thứ tư, 24 Tháng 2 2021 07:33
- Lượt xem: 2036
(TUAG)- Xã Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, phía Bắc giáp xã Núi Tô và Tà Đảng, phía Đông giáp xã Tân Tuyến, phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Tây giáp xã Ô Lâm. Ngày 28/5/2010, Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cô Tô vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Chi bộ và Nhân dân Cô Tô luôn anh hùng, bất khuất, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cô Tô đã lập được những thành tích xuất sắc trong các hoạt động chính trị, vũ trang, binh vận tiêu biểu như:
Tối ngày 26/01/1960, Chi bộ xã móc nối với nội tuyến đồn Sóc Triết diệt tên đồn trưởng, vận động 11 lính đem 11 súng trường ra đầu hàng. Sáng hôm sau, địch cho quân truy lùng lực lượng cách mạng dọc tuyến đường từ Cô Tô đến Ô Lâm, đội du kích xã phục kích diệt và làm bị thương 4 tên lính bảo an.
Đêm 23/9/1960, Huyện ủy Tri Tôn lãnh đạo lực lượng vũ trang và quần chúng phất cờ nổi dậy. Tại Cô Tô, một bộ phận Tiểu đoàn 512 phối hợp du kích xã bao vây đồn Sóc Triết và 4 ấp khác trong 3 ngày, hỗ trợ đồng bào nổi dậy giải phóng được 10/15 ấp của 3 xã Ô Lâm, An Tức, Cô Tô.
Để bảo vệ vùng giải phóng và căn cứ kháng chiến xung quanh núi Tô, Chi bộ xã Cô Tô chủ trương đẩy mạnh xây dựng phum, ấp chiến đấu đều khắp. Đội du kích tập trung từ 1 đến 2 tiểu đội, được trang bị một số súng thu được của địch. Nhiều thanh niên trong xã tham gia tòng quân, gia nhập bộ đội địa phương huyện và Tiểu đoàn 512. Lực lượng du kích xã và các đội tự vệ chiến đấu ấp phát triển lên hàng trăm người, được tổ chức chặt chẽ, hoạt động bí mật và thường xuyên phối hợp phục kích đánh địch, bảo vệ xóm ấp.
Khí thế cách mạng lên cao, nhiều gia đình ở Cô Tô tình nguyện đóng góp tiền bạc, lương thực ủng hộ cách mạng. Nhiều quần chúng nòng cốt đưa cả gia đình vào vùng giải phóng ven chân núi Tô sản xuất lương thực cung cấp cho bộ đội và du kích.
Tháng 8/1965, một trung đội chủ lực tỉnh phối hợp với 1 tiểu đội đặc công huyện và du kích xã Cô Tô tổ chức bao vây đồn Chè Đây. Nửa đêm, các mũi đồng loạt tấn công, chỉ trong 10 phút, ta diệt tại chỗ 21 tên, bắt sống 6 tên, thu nhiều vũ khí các loại.
Ngày 06 và 07/9/1965, đội du kích liên xã núi Tô tổ chức phục kích, chặn đánh cuộc hành quân càn quét cấp tiểu đoàn của địch vào các xã Cô Tô, Ô Lâm và An tức làm bị thương 20 tên.
Ngày 05/10/1966, tiểu đội pháo binh huyện Tri Tôn và du kích xã Cô Tô tổ chức bao vây, pháo kích đồn Sóc Triết làm 7 tên lính bị thương. Ngày 23/10/1966, địa phương quân huyện Tri Tôn phối hợp cùng du kích xã Cô Tô tổ chức hóa trang tại gò Sáu Có phục kích lính đóng đồn Chè Đây. Ta diệt hàng chục tên (có nhiều tên ác ôn thường xuyên quấy rối Nhân dân và cướp tài sản), thu được một số khẩu súng.
Chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, phong trào tòng quân của xã diễn ra sôi nổi, một số sư sãi trốn chùa theo bộ đội, chỉ trong vòng 1 tháng hơn 40 thanh niên tình nguyện gia nhập lực lượng du kích xã, bộ đội tỉnh, huyện.
Ngày 11/5/1968, địch cho một trung đoàn thuộc Sư đoàn 9 và một tiểu đoàn lính Nam Hàn chia làm nhiều mũi tấn công càn quét núi Tô. Sau đó, chúng chuyển hướng tấn công vào phum, sóc ở các xã An Tức, Ô Lâm, Cô Tô. Khi địch tiến quân vào Cô Tô, du kích xã Cô Tô và các xã phối hợp với địa phương quân huyện, đội biệt động Long Xuyên bám địa hình kiên cường chiến đấu suốt 7 ngày đêm, bẻ gãy 17 mũi càn của địch, diệt 7 cố vấn Mỹ và hơn 300 tên lính, đánh thiệt hại nặng hai đại đội Nam Hàn, thu 57 súng các loại. Ngày 09/10/1968, du kích xã phối hợp với bộ đội địa phương chặn bọn biệt kích đến lùng sục ven chân núi Tô, diệt 47 tên, bắn rơi một máy bay thám thính, một số tên bị thương.
Đầu tháng 10/1968, du kích xã và dân quân tự vệ các ấp tổ chức nhiều cuộc vũ trang tuyên truyền, treo băng cờ, phát động quần chúng trừ gian phá kìm trong các phum sóc của đồng báo Khmer. Tổ chức các trận phục kích nhỏ đánh cảnh cáo bọn ác ôn thường vào ấp làm tiền, khủng bố tinh thần Nhân dân.
Đêm 22 rạng 23/02/1969, du kích Cô Tô, Ô Lâm cùng đội nữ pháo binh Tri Tôn tấn công phá hủy một pháo 105 ly, bắn sập 1 nhà dù, 20 tên địch chết và bị thương.
Để đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - ngụy, hơn 200 đồng bào xã Ô Lâm, An Tức và Cô Tô kéo ra quận lỵ Tri Tôn đấu tranh buộc địch ngừng bắn phá vào xóm làng, chùa chiền, không được giết hại người vô tội và bồi thường thiệt hại. Ngày 29/3/1970, Chi bộ xã Cô Tô phối hợp với các xã An Tức, Ô Lâm, Lương Phi phát động hàng trăm quần chúng nổi dậy đấu tranh chính trị, hỗ trợ lực lượng du kích bao vây diệt 12 tên ác ôn.
Đêm 02/11/1970, du kích xã Cô Tô và An Tức tổ chức trận tập kích đồn Băng Trạo ở An Tức, diệt và làm bị thương 1 số tên địch. Hai ngày sau, ta tiếp tục tấn công cao điểm Cấp Nhất ở núi Tô diệt hàng chục tên.
Tháng 5/1971, du kích Cô Tô phối hợp với đặc công tỉnh tấn công bao vây đồn Chè Đây, gài 2 lựu đạn, diệt 1 lính bảo an. Ngày 13/6/1971, đại đội 3 tổ chức gài lựu đạn bọn lính đi tuần ở xã Ô Lâm và Cô Tô, làm bị thương 5 tên bảo an.
Ngày 27/01/1973, Chi bộ xã tổ chức học tập trong nội bộ và quần chúng về: thắng lợi của Hiệp định; thắng lợi hoàn toàn của cách mạng; phương châm hành động là đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với binh vận để giữ gìn và mở rộng vùng giải phóng, chủ động chống càn quét…
Ngày 11/12/1974, du kích Cô Tô kết hợp với lực lượng E101 tập kích đồn trên tuyến kinh Xáng ở Nam Thái Sơn đi cầu Sắt, diệt 1 đồn và bức rút 1 đồn, giải phóng đoạn kinh dài 6 km.
Ngày 25/12/1974, bộ đội và du kích xã tấn công giải phóng tuyến lộ Cô Tô - Huệ Đức dài 7 km. Ta giải phóng hoàn toàn ấp Kinh 14 Cô Tô, nâng Cô Tô lên là xã tranh chấp.
Chiều ngày 30/4/1975, Chi bộ xã lãnh đạo du kích phối hợp với địa phương quân đánh chiếm đồn Cầu Sắt, phát động quần chúng bao vây các đồn, kêu gọi địch đầu hàng. Đến sáng ngày 01/5/1975, xã Cô Tô được hoàn toàn giải phóng.
Với những chiến công đã lập trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 28/5/2010, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cô Tô./.
Tài liệu tham khảo:
1. Địa chí An Giang, 2013.
2. Lịch sử Đảng bộ xã Cô Tô 1945 - 2010.
3. Lịch sử Đảng bộ huyện Tri Tôn 1945 - 2015.
Trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Chi bộ và Nhân dân Cô Tô luôn anh hùng, bất khuất, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cô Tô đã lập được những thành tích xuất sắc trong các hoạt động chính trị, vũ trang, binh vận tiêu biểu như:
Tối ngày 26/01/1960, Chi bộ xã móc nối với nội tuyến đồn Sóc Triết diệt tên đồn trưởng, vận động 11 lính đem 11 súng trường ra đầu hàng. Sáng hôm sau, địch cho quân truy lùng lực lượng cách mạng dọc tuyến đường từ Cô Tô đến Ô Lâm, đội du kích xã phục kích diệt và làm bị thương 4 tên lính bảo an.
Đêm 23/9/1960, Huyện ủy Tri Tôn lãnh đạo lực lượng vũ trang và quần chúng phất cờ nổi dậy. Tại Cô Tô, một bộ phận Tiểu đoàn 512 phối hợp du kích xã bao vây đồn Sóc Triết và 4 ấp khác trong 3 ngày, hỗ trợ đồng bào nổi dậy giải phóng được 10/15 ấp của 3 xã Ô Lâm, An Tức, Cô Tô.
Để bảo vệ vùng giải phóng và căn cứ kháng chiến xung quanh núi Tô, Chi bộ xã Cô Tô chủ trương đẩy mạnh xây dựng phum, ấp chiến đấu đều khắp. Đội du kích tập trung từ 1 đến 2 tiểu đội, được trang bị một số súng thu được của địch. Nhiều thanh niên trong xã tham gia tòng quân, gia nhập bộ đội địa phương huyện và Tiểu đoàn 512. Lực lượng du kích xã và các đội tự vệ chiến đấu ấp phát triển lên hàng trăm người, được tổ chức chặt chẽ, hoạt động bí mật và thường xuyên phối hợp phục kích đánh địch, bảo vệ xóm ấp.
Khí thế cách mạng lên cao, nhiều gia đình ở Cô Tô tình nguyện đóng góp tiền bạc, lương thực ủng hộ cách mạng. Nhiều quần chúng nòng cốt đưa cả gia đình vào vùng giải phóng ven chân núi Tô sản xuất lương thực cung cấp cho bộ đội và du kích.
Tháng 8/1965, một trung đội chủ lực tỉnh phối hợp với 1 tiểu đội đặc công huyện và du kích xã Cô Tô tổ chức bao vây đồn Chè Đây. Nửa đêm, các mũi đồng loạt tấn công, chỉ trong 10 phút, ta diệt tại chỗ 21 tên, bắt sống 6 tên, thu nhiều vũ khí các loại.
Ngày 06 và 07/9/1965, đội du kích liên xã núi Tô tổ chức phục kích, chặn đánh cuộc hành quân càn quét cấp tiểu đoàn của địch vào các xã Cô Tô, Ô Lâm và An tức làm bị thương 20 tên.
Ngày 05/10/1966, tiểu đội pháo binh huyện Tri Tôn và du kích xã Cô Tô tổ chức bao vây, pháo kích đồn Sóc Triết làm 7 tên lính bị thương. Ngày 23/10/1966, địa phương quân huyện Tri Tôn phối hợp cùng du kích xã Cô Tô tổ chức hóa trang tại gò Sáu Có phục kích lính đóng đồn Chè Đây. Ta diệt hàng chục tên (có nhiều tên ác ôn thường xuyên quấy rối Nhân dân và cướp tài sản), thu được một số khẩu súng.
Chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, phong trào tòng quân của xã diễn ra sôi nổi, một số sư sãi trốn chùa theo bộ đội, chỉ trong vòng 1 tháng hơn 40 thanh niên tình nguyện gia nhập lực lượng du kích xã, bộ đội tỉnh, huyện.
Ngày 11/5/1968, địch cho một trung đoàn thuộc Sư đoàn 9 và một tiểu đoàn lính Nam Hàn chia làm nhiều mũi tấn công càn quét núi Tô. Sau đó, chúng chuyển hướng tấn công vào phum, sóc ở các xã An Tức, Ô Lâm, Cô Tô. Khi địch tiến quân vào Cô Tô, du kích xã Cô Tô và các xã phối hợp với địa phương quân huyện, đội biệt động Long Xuyên bám địa hình kiên cường chiến đấu suốt 7 ngày đêm, bẻ gãy 17 mũi càn của địch, diệt 7 cố vấn Mỹ và hơn 300 tên lính, đánh thiệt hại nặng hai đại đội Nam Hàn, thu 57 súng các loại. Ngày 09/10/1968, du kích xã phối hợp với bộ đội địa phương chặn bọn biệt kích đến lùng sục ven chân núi Tô, diệt 47 tên, bắn rơi một máy bay thám thính, một số tên bị thương.
Đầu tháng 10/1968, du kích xã và dân quân tự vệ các ấp tổ chức nhiều cuộc vũ trang tuyên truyền, treo băng cờ, phát động quần chúng trừ gian phá kìm trong các phum sóc của đồng báo Khmer. Tổ chức các trận phục kích nhỏ đánh cảnh cáo bọn ác ôn thường vào ấp làm tiền, khủng bố tinh thần Nhân dân.
Đêm 22 rạng 23/02/1969, du kích Cô Tô, Ô Lâm cùng đội nữ pháo binh Tri Tôn tấn công phá hủy một pháo 105 ly, bắn sập 1 nhà dù, 20 tên địch chết và bị thương.
Để đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - ngụy, hơn 200 đồng bào xã Ô Lâm, An Tức và Cô Tô kéo ra quận lỵ Tri Tôn đấu tranh buộc địch ngừng bắn phá vào xóm làng, chùa chiền, không được giết hại người vô tội và bồi thường thiệt hại. Ngày 29/3/1970, Chi bộ xã Cô Tô phối hợp với các xã An Tức, Ô Lâm, Lương Phi phát động hàng trăm quần chúng nổi dậy đấu tranh chính trị, hỗ trợ lực lượng du kích bao vây diệt 12 tên ác ôn.
Đêm 02/11/1970, du kích xã Cô Tô và An Tức tổ chức trận tập kích đồn Băng Trạo ở An Tức, diệt và làm bị thương 1 số tên địch. Hai ngày sau, ta tiếp tục tấn công cao điểm Cấp Nhất ở núi Tô diệt hàng chục tên.
Tháng 5/1971, du kích Cô Tô phối hợp với đặc công tỉnh tấn công bao vây đồn Chè Đây, gài 2 lựu đạn, diệt 1 lính bảo an. Ngày 13/6/1971, đại đội 3 tổ chức gài lựu đạn bọn lính đi tuần ở xã Ô Lâm và Cô Tô, làm bị thương 5 tên bảo an.
Ngày 27/01/1973, Chi bộ xã tổ chức học tập trong nội bộ và quần chúng về: thắng lợi của Hiệp định; thắng lợi hoàn toàn của cách mạng; phương châm hành động là đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với binh vận để giữ gìn và mở rộng vùng giải phóng, chủ động chống càn quét…
Ngày 11/12/1974, du kích Cô Tô kết hợp với lực lượng E101 tập kích đồn trên tuyến kinh Xáng ở Nam Thái Sơn đi cầu Sắt, diệt 1 đồn và bức rút 1 đồn, giải phóng đoạn kinh dài 6 km.
Ngày 25/12/1974, bộ đội và du kích xã tấn công giải phóng tuyến lộ Cô Tô - Huệ Đức dài 7 km. Ta giải phóng hoàn toàn ấp Kinh 14 Cô Tô, nâng Cô Tô lên là xã tranh chấp.
Chiều ngày 30/4/1975, Chi bộ xã lãnh đạo du kích phối hợp với địa phương quân đánh chiếm đồn Cầu Sắt, phát động quần chúng bao vây các đồn, kêu gọi địch đầu hàng. Đến sáng ngày 01/5/1975, xã Cô Tô được hoàn toàn giải phóng.
Với những chiến công đã lập trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 28/5/2010, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cô Tô./.
ĐẶNG THỊ KIM TUYẾN
____________Tài liệu tham khảo:
1. Địa chí An Giang, 2013.
2. Lịch sử Đảng bộ xã Cô Tô 1945 - 2010.
3. Lịch sử Đảng bộ huyện Tri Tôn 1945 - 2015.