Học tập Bác, tự soi, tự sửa
- Được đăng: Thứ năm, 26 Tháng 5 2022 08:14
- Lượt xem: 1562
(TUAG)- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người luôn xem cán bộ là vốn quý của Đảng, coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, có vai trò quyết định đến toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cách mạng. Người nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Người cho rằng cán bộ là tiền vốn của Đảng: “Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi, không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”. Cho nên, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, mỗi cán bộ, đảng viên “phải xem trọng những phê bình và những đề nghị của quần chúng… phải thật thà và công khai tự phê bình, ra sức sửa chữa… cần luôn luôn hoan nghênh quần chúng phê bình” để công tác lãnh đạo đạt hiệu quả cao nhất”.
Trong hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ, đảng viên, vấn đề tư cách được Người đặc biệt quan tâm. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (năm 1927), ở trang đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 23 điểm thuộc tư cách một người cách mạng, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ cơ bản nhất của con người: Quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan hệ với công việc. Người viết: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối với người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”.
Đáng lưu ý là trong ba mối quan hệ lớn nêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định quan hệ “đối với tự mình” là trên hết, trước hết để tự soi, tự sửa, tự rèn luyện bản thân. Bởi lẽ, đối với tự mình là rất khó. Tự “mổ xẻ” mình đâu có dễ. Kẻ thù ở trong mình không thể dễ dàng gì tiêu diệt được. Cán bộ, đảng viên thường mắc các chứng bệnh như tự cao tự đại, bệnh lười biếng, ích kỷ, bệnh ham danh vị, ưa người ta nịnh mình, do lòng yêu ghét của mình mà đối với người, đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau... Cán bộ mắc phải một bệnh trong mười hai bệnh đó tức là hỏng việc. Vì vậy, Người yêu cầu phải ráo riết dùng tự phê bình và phê bình để giúp nhau chữa cho hết những bệnh ấy. Có như thế Đảng mới chóng phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm. Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Và càng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Sự sửa đổi khuyết điểm, một phần cố nhiên là trách nhiệm của cán bộ đó. Nhưng một phần cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo. Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên chân lý cuộc sống: Đá đi lâu cũng mòn, sắt mài lâu cũng sắc. Ta cố gắng sửa chữa thì khuyết điểm ngày càng bớt, ưu điểm ngày càng thêm. Vấn đề cốt yếu là mỗi cán bộ, đảng viên phải có dũng khí rèn luyện thường xuyên, hàng ngày. Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác viết: “Đạo đức cách mạng không phải ở trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh và rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Vừa qua, Đảng ta ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định phục vụ cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng: Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021, Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm... Đây là những quy định rất cần thiết để giúp mỗi cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện, tự soi, tự sửa.
Tuy nhiên, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tâm niệm rằng, cùng với những điều đảng viên không được làm theo Quy định, Điều lệ Đảng, còn có nhiều điều đảng viên không được làm do lương tâm, đạo đức cắn rứt không cho phép làm; đạo lý dân tộc không cho phép làm. Đó mới là thiêng liêng, sâu xa, bền vững, tạo niềm tin vững chắc. Đảng viên trung thành với Đảng còn phải trung thành với đất nước, dân tộc, có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Tự soi, tự sửa là để mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước, cho dân, cho Đảng. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Tự soi, tự sửa là để tránh tự kiêu, tự đại, vì tự kiêu, tự mãn như cái chén, cái đĩa cạn, một chút nước cũng tràn đầy vì độ lượng nó hẹp. Tự soi, tự sửa là để luôn luôn chân thành, khiêm tốn, thật thà đoàn kết, phải học và giúp người tiến bộ. Không nịnh hót người trên. Không xem thường người dưới.
Cán bộ, đảng viên không tự soi, tự sửa, tự rèn, tự phê bình, tự giáo dục, tự vạch ra khuyết điểm, tự điều chỉnh, tự chỉ trích, tự vượt lên chính mình, tu thân chính tâm hằng ngày,v.v... thì rất dễ rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân, vừa không có cái chất của người đảng viên cộng sản, vừa đổ vỡ tư cách làm người, đổ vỡ tư cách cán bộ, đảng viên./.
Trong hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ, đảng viên, vấn đề tư cách được Người đặc biệt quan tâm. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (năm 1927), ở trang đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 23 điểm thuộc tư cách một người cách mạng, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ cơ bản nhất của con người: Quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan hệ với công việc. Người viết: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối với người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”.
Đáng lưu ý là trong ba mối quan hệ lớn nêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định quan hệ “đối với tự mình” là trên hết, trước hết để tự soi, tự sửa, tự rèn luyện bản thân. Bởi lẽ, đối với tự mình là rất khó. Tự “mổ xẻ” mình đâu có dễ. Kẻ thù ở trong mình không thể dễ dàng gì tiêu diệt được. Cán bộ, đảng viên thường mắc các chứng bệnh như tự cao tự đại, bệnh lười biếng, ích kỷ, bệnh ham danh vị, ưa người ta nịnh mình, do lòng yêu ghét của mình mà đối với người, đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau... Cán bộ mắc phải một bệnh trong mười hai bệnh đó tức là hỏng việc. Vì vậy, Người yêu cầu phải ráo riết dùng tự phê bình và phê bình để giúp nhau chữa cho hết những bệnh ấy. Có như thế Đảng mới chóng phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm. Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Và càng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Sự sửa đổi khuyết điểm, một phần cố nhiên là trách nhiệm của cán bộ đó. Nhưng một phần cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo. Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên chân lý cuộc sống: Đá đi lâu cũng mòn, sắt mài lâu cũng sắc. Ta cố gắng sửa chữa thì khuyết điểm ngày càng bớt, ưu điểm ngày càng thêm. Vấn đề cốt yếu là mỗi cán bộ, đảng viên phải có dũng khí rèn luyện thường xuyên, hàng ngày. Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác viết: “Đạo đức cách mạng không phải ở trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh và rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Vừa qua, Đảng ta ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định phục vụ cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng: Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021, Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm... Đây là những quy định rất cần thiết để giúp mỗi cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện, tự soi, tự sửa.
Tuy nhiên, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tâm niệm rằng, cùng với những điều đảng viên không được làm theo Quy định, Điều lệ Đảng, còn có nhiều điều đảng viên không được làm do lương tâm, đạo đức cắn rứt không cho phép làm; đạo lý dân tộc không cho phép làm. Đó mới là thiêng liêng, sâu xa, bền vững, tạo niềm tin vững chắc. Đảng viên trung thành với Đảng còn phải trung thành với đất nước, dân tộc, có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Tự soi, tự sửa là để mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước, cho dân, cho Đảng. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Tự soi, tự sửa là để tránh tự kiêu, tự đại, vì tự kiêu, tự mãn như cái chén, cái đĩa cạn, một chút nước cũng tràn đầy vì độ lượng nó hẹp. Tự soi, tự sửa là để luôn luôn chân thành, khiêm tốn, thật thà đoàn kết, phải học và giúp người tiến bộ. Không nịnh hót người trên. Không xem thường người dưới.
Cán bộ, đảng viên không tự soi, tự sửa, tự rèn, tự phê bình, tự giáo dục, tự vạch ra khuyết điểm, tự điều chỉnh, tự chỉ trích, tự vượt lên chính mình, tu thân chính tâm hằng ngày,v.v... thì rất dễ rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân, vừa không có cái chất của người đảng viên cộng sản, vừa đổ vỡ tư cách làm người, đổ vỡ tư cách cán bộ, đảng viên./.
Sự Thật