Công tác Khoa giáo
Hội Khuyến học An Giang - 15 năm đồng hành với Ngành Giáo dục trong sự nghiệp trồng người
- Được đăng: Thứ tư, 27 Tháng 9 2017 15:32
- Lượt xem: 3116
(TGAG)- Cùng với sự phát triển và lan tỏa những việc làm ý nghĩa của Hội Khuyến học Việt Nam trong chặng đường hơn 20 năm qua, sau 15 năm thành lập, Hội Khuyến học tỉnh An Giang đã luôn đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh, với nhiều việc làm thiết thực, huy động các nguồn lực để khuyến khích, thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, góp phần quan trọng trong sự nghiệp trồng người của tỉnh.
Sau hơn 15 năm thành lập (từ năm 2002), tổ chức hội khuyến học từ tỉnh đến cơ sở luôn được quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động, phong trào khuyến học từng bước phát huy hiệu quả rộng khắp; nhiều chi hội ở khóm - ấp, trường học, doanh nghiệp, cơ sở thờ tự… được hình thành và hoạt động có hiệu quả; nhiều cán bộ, đảng viên nghỉ hưu và một số cựu giáo chức với sự nhiệt tình, tâm huyết đã tình nguyện tham gia hoạt động ở các cấp hội, thể hiện tốt vai trò nòng cốt trong chỉ đạo điều hành hoạt động của hội, tập hợp ngày càng nhiều người tham gia công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ở từng địa bàn cơ sở.
Từ năm 2007 đến nay, Hội Khuyến học các cấp đã phát huy tích cực vai trò lãnh đạo, thực hiện khá toàn diện nhiệm vụ công tác khuyến học ở địa phương. Bộ máy chuyên trách từ Tỉnh Hội đến các hội cơ sở hoạt động với tinh thần tự nguyện, trách nhiệm với nhiều cách làm thiết thực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường và từng bước ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học. Đặc biệt, trong năm 2011, các cấp hội đã triển khai Đề án “Củng cố tổ chức hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh An Giang, giai đoạn 2011 - 2015” ở một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan; tiến hành ký kết quy chế phối hợp phát triển 100% tổ chức chi hội khuyến học trong trường học (từ mẫu giáo đến phổ thông), góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học vì học yếu hoặc vì trường học “chưa thân thiện”.
Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được 888 chi hội khóm, ấp (đạt 100%); 775 chi hội khuyến học trường học; 421 ban khuyến học cơ quan; 167 ban khuyến học tôn giáo; 24 ban khuyến học doanh nghiệp; 1.073 tổ khuyến học an ninh nhân dân.
Song song với việc phát triển tổ chức, hội khuyến học các cấp đã tích cực vận động, phát triển hội viên. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được 185.282 hội viên khuyến học (tăng 155.159 hội viên so với năm 2007), đạt tỉ lệ 8,58% dân số của tỉnh.
Hoạt động khuyến học được các cấp hội quan tâm đổi mới, nâng chất; thường xuyên phối hợp với nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở hỗ trợ việc dạy và học trong các trường học, đồng thời phát huy mối quan hệ trách nhiệm giữa gia đình với học đường và xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trước hết, là chăm lo cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, tạo điều kiện cho các em giảm bớt khó khăn, yên tâm tiếp bước đến trường.
Quỹ khuyến học được hình thành và phát triển trên cơ sở vận động toàn xã hội tham gia, mang ý nghĩa “lá lành đùm lá rách”, nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhở và đặc biệt cho học sinh, sinh viên do khiếm khuyết thân thể, được tiếp bước đến trường và không ngừng phấn đấu đạt được thành tích học tập, rèn luyện tốt hơn, để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
Chỉ tính khoảng thời gian 10 năm gần đây, với nhiều phương thức hoạt động sáng tạo, các tổ chức khuyến học trong toàn tỉnh đã vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các nhà tài trợ, nhà hảo tâm (trong và ngoài nước) tự giác đóng góp, ủng hộ cho quỹ khuyến học gần 230 tỉ đồng. Địa bàn huy động ngày càng được mở rộng đến các nhà tài trợ ngoài tỉnh, ngoài nước và cả các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Ngoài hình thức đóng góp vật chất, tiền bạc để trao học bổng hoặc đỡ đầu vật chất cho học sinh, sinh viên nghèo, hiếu học, có nhiều nhà hảo tâm, nhiều nhất là nhà giáo đã tình nguyện dạy phụ đạo, bồi dưỡng văn hóa, chăm lo giáo dục phát triển nhân cách cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn. Việc làm trên đã thể hiện tấm lòng yêu thương học trò của nhà giáo, đồng thời có tác động mạnh đến niềm tin, ý chí của học sinh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Trong các hoạt động của các cấp hội khuyến học, nổi bật nhất là hoạt động “tiếp bước đến trường” vào đầu năm học, đây là một trong những hoạt động khuyến học thể hiện tình cảm, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong tỉnh và cộng đồng xã hội đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước. Cụ thể là nhằm hỗ trợ các điều kiện tối thiểu như tập vở, sách giáo khoa, học cụ, quần áo đi học… để mọi học sinh con em hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt,… đều được đến trường.
Từ đầu năm học 2011 - 2012, thực hiện thí điểm ở 22/156 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh (mỗi huyện chọn 2 xã). Kết quả đã cấp phát quà tiếp bước đến trường cho 4.199 học sinh thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo ở 22 xã điểm, với tổng số tiền và hiện vật qui ra tiền là 848,8 triệu đồng.
Năm học 2012 - 2013, tỉnh tổ chức đêm văn nghệ để vận động gây quỹ giúp cho trẻ em bị thiệt thòi, vận động trên 6 tỷ 87 triệu đồng; 11 huyện, thị, thành phố vận động được hơn 15 tỉ đồng. Qua đó, đã cấp phát quà “tiếp bước đến trường” cho hơn 40 ngàn học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng số tiền và hiện vật quy ra tiền là 18 tỷ 572 triệu đồng, và Tỉnh Hội chuyển về các huyện hội khuyến học 4 tỷ để cấp phát cho hơn 12 ngàn học sinh - sinh viên.
Đến nay, bình quân hàng năm, hội khuyến học các cấp vận động và cấp phát quà “tiếp bước đến trường” cho hơn 35 ngàn học sinh nghèo, với số tiền và hiện vật vận động hơn 10 tỷ đồng. Việc làm này đã dần dần trở thành thói quen, tập quán của cộng đồng, của nhà trường, đã góp phần huy động học sinh ra lớp ngày càng tăng vào đầu mỗi năm học của những năm gần đây.
Bên cạnh hoạt động cấp phát quà cho học sinh nghèo, từ năm 2007 đến hết năm 2016, hội khuyến học các cấp còn tham gia cùng với ngành Giáo dục vận động 5.763 lượt học sinh bỏ học trở lại trường; hỗ trợ xây dựng 01 trường tiểu học, 04 trường mầm non và ủng hộ trên 2,5 tỷ cho sửa chữa, tu bổ cơ sở vật chất trường học chuẩn bị cho năm học mới hàng năm.
Với sự nỗ lực, gắn bó, tích cực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đến nay, các phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn đã phát huy hiệu quả và ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đây là nền tảng để các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tiếp tục đồng hành cùng ngành Giáo dục tỉnh nhà trong sự nghiệp trồng người./
Sau hơn 15 năm thành lập (từ năm 2002), tổ chức hội khuyến học từ tỉnh đến cơ sở luôn được quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động, phong trào khuyến học từng bước phát huy hiệu quả rộng khắp; nhiều chi hội ở khóm - ấp, trường học, doanh nghiệp, cơ sở thờ tự… được hình thành và hoạt động có hiệu quả; nhiều cán bộ, đảng viên nghỉ hưu và một số cựu giáo chức với sự nhiệt tình, tâm huyết đã tình nguyện tham gia hoạt động ở các cấp hội, thể hiện tốt vai trò nòng cốt trong chỉ đạo điều hành hoạt động của hội, tập hợp ngày càng nhiều người tham gia công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ở từng địa bàn cơ sở.
Từ năm 2007 đến nay, Hội Khuyến học các cấp đã phát huy tích cực vai trò lãnh đạo, thực hiện khá toàn diện nhiệm vụ công tác khuyến học ở địa phương. Bộ máy chuyên trách từ Tỉnh Hội đến các hội cơ sở hoạt động với tinh thần tự nguyện, trách nhiệm với nhiều cách làm thiết thực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường và từng bước ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học. Đặc biệt, trong năm 2011, các cấp hội đã triển khai Đề án “Củng cố tổ chức hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh An Giang, giai đoạn 2011 - 2015” ở một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan; tiến hành ký kết quy chế phối hợp phát triển 100% tổ chức chi hội khuyến học trong trường học (từ mẫu giáo đến phổ thông), góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học vì học yếu hoặc vì trường học “chưa thân thiện”.
Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được 888 chi hội khóm, ấp (đạt 100%); 775 chi hội khuyến học trường học; 421 ban khuyến học cơ quan; 167 ban khuyến học tôn giáo; 24 ban khuyến học doanh nghiệp; 1.073 tổ khuyến học an ninh nhân dân.
Song song với việc phát triển tổ chức, hội khuyến học các cấp đã tích cực vận động, phát triển hội viên. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được 185.282 hội viên khuyến học (tăng 155.159 hội viên so với năm 2007), đạt tỉ lệ 8,58% dân số của tỉnh.
Hoạt động khuyến học được các cấp hội quan tâm đổi mới, nâng chất; thường xuyên phối hợp với nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở hỗ trợ việc dạy và học trong các trường học, đồng thời phát huy mối quan hệ trách nhiệm giữa gia đình với học đường và xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trước hết, là chăm lo cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, tạo điều kiện cho các em giảm bớt khó khăn, yên tâm tiếp bước đến trường.
Quỹ khuyến học được hình thành và phát triển trên cơ sở vận động toàn xã hội tham gia, mang ý nghĩa “lá lành đùm lá rách”, nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhở và đặc biệt cho học sinh, sinh viên do khiếm khuyết thân thể, được tiếp bước đến trường và không ngừng phấn đấu đạt được thành tích học tập, rèn luyện tốt hơn, để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
Chỉ tính khoảng thời gian 10 năm gần đây, với nhiều phương thức hoạt động sáng tạo, các tổ chức khuyến học trong toàn tỉnh đã vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các nhà tài trợ, nhà hảo tâm (trong và ngoài nước) tự giác đóng góp, ủng hộ cho quỹ khuyến học gần 230 tỉ đồng. Địa bàn huy động ngày càng được mở rộng đến các nhà tài trợ ngoài tỉnh, ngoài nước và cả các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Ngoài hình thức đóng góp vật chất, tiền bạc để trao học bổng hoặc đỡ đầu vật chất cho học sinh, sinh viên nghèo, hiếu học, có nhiều nhà hảo tâm, nhiều nhất là nhà giáo đã tình nguyện dạy phụ đạo, bồi dưỡng văn hóa, chăm lo giáo dục phát triển nhân cách cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn. Việc làm trên đã thể hiện tấm lòng yêu thương học trò của nhà giáo, đồng thời có tác động mạnh đến niềm tin, ý chí của học sinh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Trong các hoạt động của các cấp hội khuyến học, nổi bật nhất là hoạt động “tiếp bước đến trường” vào đầu năm học, đây là một trong những hoạt động khuyến học thể hiện tình cảm, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong tỉnh và cộng đồng xã hội đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước. Cụ thể là nhằm hỗ trợ các điều kiện tối thiểu như tập vở, sách giáo khoa, học cụ, quần áo đi học… để mọi học sinh con em hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt,… đều được đến trường.
Từ đầu năm học 2011 - 2012, thực hiện thí điểm ở 22/156 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh (mỗi huyện chọn 2 xã). Kết quả đã cấp phát quà tiếp bước đến trường cho 4.199 học sinh thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo ở 22 xã điểm, với tổng số tiền và hiện vật qui ra tiền là 848,8 triệu đồng.
Năm học 2012 - 2013, tỉnh tổ chức đêm văn nghệ để vận động gây quỹ giúp cho trẻ em bị thiệt thòi, vận động trên 6 tỷ 87 triệu đồng; 11 huyện, thị, thành phố vận động được hơn 15 tỉ đồng. Qua đó, đã cấp phát quà “tiếp bước đến trường” cho hơn 40 ngàn học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng số tiền và hiện vật quy ra tiền là 18 tỷ 572 triệu đồng, và Tỉnh Hội chuyển về các huyện hội khuyến học 4 tỷ để cấp phát cho hơn 12 ngàn học sinh - sinh viên.
Đến nay, bình quân hàng năm, hội khuyến học các cấp vận động và cấp phát quà “tiếp bước đến trường” cho hơn 35 ngàn học sinh nghèo, với số tiền và hiện vật vận động hơn 10 tỷ đồng. Việc làm này đã dần dần trở thành thói quen, tập quán của cộng đồng, của nhà trường, đã góp phần huy động học sinh ra lớp ngày càng tăng vào đầu mỗi năm học của những năm gần đây.
Bên cạnh hoạt động cấp phát quà cho học sinh nghèo, từ năm 2007 đến hết năm 2016, hội khuyến học các cấp còn tham gia cùng với ngành Giáo dục vận động 5.763 lượt học sinh bỏ học trở lại trường; hỗ trợ xây dựng 01 trường tiểu học, 04 trường mầm non và ủng hộ trên 2,5 tỷ cho sửa chữa, tu bổ cơ sở vật chất trường học chuẩn bị cho năm học mới hàng năm.
Với sự nỗ lực, gắn bó, tích cực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đến nay, các phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn đã phát huy hiệu quả và ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đây là nền tảng để các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tiếp tục đồng hành cùng ngành Giáo dục tỉnh nhà trong sự nghiệp trồng người./
Ngọc Hân