Công tác Lịch sử Đảng
Phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
- Được đăng: Thứ sáu, 15 Tháng 1 2016 13:00
- Lượt xem: 4132
(TGAG)- Ngày 15-1, tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn phối hợp UBND tỉnh An Giang và Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Giá trị của di sản Văn hóa Óc Eo - An Giang trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội”.
Quang cảnh hội thảo
Hội thảo nhằm đánh giá toàn diện về thế mạnh của di tích Văn hóa Óc Eo nhìn từ góc độ lịch sử, trên bình diện văn hóa và giá trị kinh tế xã hội của di sản nhằm hướng đến việc lập báo cáo trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Hội thảo đã có 34 tham luận của các nhà khoa học, nghiên cứu của các Viện, trường và tỉnh thành trong nước về “Lịch sử Nam bộ từ nguyên thủy vào nền văn minh và nền tảng vật chất của Vương quốc Phù Nam - Truyền thống văn hóa Óc Eo - Hậu Óc Eo; Gợi mở một cách nhìn mới về mối quan hệ Phù Nam - Champa; Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống để phá triển du lịch bền vững trong bối cảnh hiện nay; Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê và việc xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Văn hóa Óc Eo - An Giang trong tầm nhìn du lịch với văn hóa và văn hóa du lịch; Dấu ấn văn hóa bản địa trong nền văn hóa Óc Eo và định hướng phát triển du lịch...”.
Hình thành từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII, Vương quốc Phù Nam bao gồm vùng đất rộng lớn của Đồng bằng Nam bộ, trong đó có nền văn hóa Óc Eo (An Giang). Văn hóa Óc Eo là một trong những vấn đề khoa học đến ngày nay vẫn còn nhiều ý kiến; tuy nhiên, thực tế được xác lập là một trong ba nền văn hóa lớn gồm Sa Huỳnh, Đông Sơn và Óc Eo. Trong đó, văn hóa Óc Eo gắn liền với vùng đất, con người, văn hóa hạ lưu sông Mê-Kông, đồng thời quan hệ mật thiết với lịch sử vùng Đông Nam Á cổ. Sau hàng ngàn năm bị lãng quên, đến năm 1942 mới được phát hiện tại vùng Ba Thê - Óc Eo (tỉnh An Giang). Năm 1944, từ những phát hiện nhỏ lẻ, nhà khảo học người Pháp là Louis Malleret đã chính thức cùng Trường Viễn Đông bác cổ tiến hành nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu khai quật, đã phát hiện và bổ sung nhiều hiện vật quý giá đã khẳng định một nền văn minh rực rỡ, với một nền thương nghiệp phát triển mạnh mẽ trong nội địa và cả vùng Đông Nam Á. Phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện Ấn Độ giáo và Phật giáo và vẫn còn ảnh hưởng giá trị cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, hiện nay, các địa phương có nhiều di tích khảo cổ Óc Eo, do sự phân tán và tiến hành chưa đồng bộ, nhiều tỉnh, thành có khu di tích văn hóa Óc Eo đã được Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh... nên đang gặp nhiều trở ngại trong nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lẫn liên kết phát triển du lịch. Do vậy, để việc phát huy rõ nét di sản giá trị văn hóa Óc Eo trên bình diện cả nước rất cần phối kết hợp hiệu quả.
Di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê được chính thức công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt từ năm 2012, tuy nhiên, trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ngành khảo cổ, Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo An Giang đã tổ chức thám sát, phát hiện khai quật nhiều hiện vật chứng minh khẳng định nơi đây là Trung tâm vương quốc Phù Nam. Phản ánh hoạt động ngoại thương của Vương quốc Phù Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy tỉnh An Giang đã tranh thủ tập trung khai thác thế mạnh phát triển du lịch, xây dựng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có khả năng mang lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội cho địa phương và trong cả nước.
Quang cảnh hội thảo
Hình thành từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII, Vương quốc Phù Nam bao gồm vùng đất rộng lớn của Đồng bằng Nam bộ, trong đó có nền văn hóa Óc Eo (An Giang). Văn hóa Óc Eo là một trong những vấn đề khoa học đến ngày nay vẫn còn nhiều ý kiến; tuy nhiên, thực tế được xác lập là một trong ba nền văn hóa lớn gồm Sa Huỳnh, Đông Sơn và Óc Eo. Trong đó, văn hóa Óc Eo gắn liền với vùng đất, con người, văn hóa hạ lưu sông Mê-Kông, đồng thời quan hệ mật thiết với lịch sử vùng Đông Nam Á cổ. Sau hàng ngàn năm bị lãng quên, đến năm 1942 mới được phát hiện tại vùng Ba Thê - Óc Eo (tỉnh An Giang). Năm 1944, từ những phát hiện nhỏ lẻ, nhà khảo học người Pháp là Louis Malleret đã chính thức cùng Trường Viễn Đông bác cổ tiến hành nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu khai quật, đã phát hiện và bổ sung nhiều hiện vật quý giá đã khẳng định một nền văn minh rực rỡ, với một nền thương nghiệp phát triển mạnh mẽ trong nội địa và cả vùng Đông Nam Á. Phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện Ấn Độ giáo và Phật giáo và vẫn còn ảnh hưởng giá trị cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, hiện nay, các địa phương có nhiều di tích khảo cổ Óc Eo, do sự phân tán và tiến hành chưa đồng bộ, nhiều tỉnh, thành có khu di tích văn hóa Óc Eo đã được Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh... nên đang gặp nhiều trở ngại trong nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lẫn liên kết phát triển du lịch. Do vậy, để việc phát huy rõ nét di sản giá trị văn hóa Óc Eo trên bình diện cả nước rất cần phối kết hợp hiệu quả.
Di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê được chính thức công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt từ năm 2012, tuy nhiên, trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ngành khảo cổ, Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo An Giang đã tổ chức thám sát, phát hiện khai quật nhiều hiện vật chứng minh khẳng định nơi đây là Trung tâm vương quốc Phù Nam. Phản ánh hoạt động ngoại thương của Vương quốc Phù Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy tỉnh An Giang đã tranh thủ tập trung khai thác thế mạnh phát triển du lịch, xây dựng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có khả năng mang lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội cho địa phương và trong cả nước.
Tin, ảnh: Bảo Trị