An Giang quan tâm phát triển nguồn nhân lực
- Được đăng: Thứ hai, 14 Tháng 3 2022 14:46
- Lượt xem: 2759
(TUAG)- Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian qua An Giang luôn quan tâm triển khai thực hiện một cách đồng bộ công tác đào tạo, xây dựng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc các ngành. Từ đó tạo động lực góp phần tăng cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế.
Quan tâm phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình: Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh đã linh hoạt áp dụng hình thức tập huấn trực tuyến đã giúp cho các lớp tập huấn diễn ra đúng tiến độ, không bị động về giảng viên ngoài tỉnh và không gặp khó khăn khi triệu tập học viên tham gia tập huấn. Đồng thời phát huy được kỹ năng sử dụng, khai thác hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin phục vụ dạy và học phù hợp yêu cầu thực tiễn. Với sự nỗ lực của các Sở, ban, ngành tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được gần 7.200 người trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phục vụ phát triển du lịch và nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông.
Trong đó đào tạo sau đại học 6 thạc sĩ tập trung vào các ngành thuộc chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các ngành phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp 615 người. Đã bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn cho 1.430 nông dân, nông dân và lực lượng lao động nông thôn; nâng cao năng lực gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản tại các địa phương cho 300 nông dân... Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch với số lượng 645 người. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn, bồi dưỡng 4.460 học sinh phổ thông về kỹ năng nghe - nói tiếng Anh; bồi dưỡng 420 cán bộ quản lý, giáo viên kỹ năng công tác giáo dục hướng nghiệp.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2022. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình yêu cầu tổ chức triển khai, thực hiện bảo đảm đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của Tỉnh ủy và các chỉ tiêu đã đề ra.
Là tỉnh nông nghiệp An Giang ưu tiên phát triển nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo kế hoạch tỉnh sẽ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 635 người, gồm: 5 công chức, viên chức được cử đào tạo sau đại học đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện hiệu quả, hội nhập thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp theo chiều sâu thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp. 300 công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu thành lực lượng chuyên gia và là đội ngũ giảng viên nguồn phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp tại tỉnh. 45 công chức, viên chức tuyến tỉnh, tuyến huyện được cử đi thực hành, học tập kinh nghiệm thực tiễn. 165 lãnh đạo, quản lý phụ trách nông nghiệp ở UBND cấp xã và lãnh đạo quản lý ở các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế hoặc Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ nông nghiệp được bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề để nâng cao năng lực quản lý thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho địa phương. 120 công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ thông minh trong nông nghiệp và các kỹ năng nghề nghiệp phục vụ công tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
An Giang ưu tiên phát triển nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông dân được tập huấn nâng cao năng lực gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản
Đối với nguồn nhân lực xã hội đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho 7.190 người, gồm: 650 nông dân, trang trại được tập huấn phục vụ phát triển kinh tế hợp tác và các nhóm kỹ năng phục vụ quản lý, điều hành hợp tác xã, tổ hợp tác. 1.600 nông dân, lao động nông thôn, lao động trẻ được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất ở các ngành hàng, kiến thức hội nhập thị trường và kỹ năng khởi nghiệp nông nghiệp. 1.000 nông dân được tập huấn cấp mã số vùng trồng. 700 người lao động, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu nguồn lực lao động cho sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp nông nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh. 2.600 nông dân được tập huấn nâng cao năng lực gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản...
Để phát triển nhân lực phục vụ du lịch, tỉnh sẽ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công 525 người. Cụ thể: cử 25 công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, tư vấn chính sách, xây dựng quy hoạch phục vụ phát triển du lịch. 200 công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã được kỹ năng ứng xử và giao tiếp xã hội, kỹnăng khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đường sông...
Cùng với đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội phát triển du lịch 590 lượt người. Cụ thể: đào tạo trình độ sơ cấp nghề lĩnh vực phục vụ nhà hàng cho 30 học viên. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn cho 30 học viên là quản lý đang làm việc tại các khách sạn. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thuyết minh tại điểm cho 30 học viên là hướng dẫn viên du lịch. Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch cho 400 học viên.
Đối với nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông, tỉnh sẽ tổ chức dạy học tăng cường kỹ năng nghe-nói tiếng Anh cho học sinh 2 Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, Thủ Khoa Nghĩa và 11 trường THPT trọng điểm: Long Xuyên, Châu Văn Liêm, Chu Văn An, Tân Châu, An Phú, Tịnh Biên, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Văn Thành, Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT An Giang. Tổ chức dạy học tăng cường kỹ năng nghe-nói tiếng Anh cho học sinh Trường THPT chuyên với giáo viên người nước ngoài.
Tin rằng với những giải pháp đồng bộ, nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh sẽ đáp ứng yêu cầu, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Quan tâm phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình: Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh đã linh hoạt áp dụng hình thức tập huấn trực tuyến đã giúp cho các lớp tập huấn diễn ra đúng tiến độ, không bị động về giảng viên ngoài tỉnh và không gặp khó khăn khi triệu tập học viên tham gia tập huấn. Đồng thời phát huy được kỹ năng sử dụng, khai thác hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin phục vụ dạy và học phù hợp yêu cầu thực tiễn. Với sự nỗ lực của các Sở, ban, ngành tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được gần 7.200 người trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phục vụ phát triển du lịch và nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông.
Trong đó đào tạo sau đại học 6 thạc sĩ tập trung vào các ngành thuộc chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các ngành phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp 615 người. Đã bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn cho 1.430 nông dân, nông dân và lực lượng lao động nông thôn; nâng cao năng lực gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản tại các địa phương cho 300 nông dân... Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch với số lượng 645 người. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn, bồi dưỡng 4.460 học sinh phổ thông về kỹ năng nghe - nói tiếng Anh; bồi dưỡng 420 cán bộ quản lý, giáo viên kỹ năng công tác giáo dục hướng nghiệp.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2022. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình yêu cầu tổ chức triển khai, thực hiện bảo đảm đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của Tỉnh ủy và các chỉ tiêu đã đề ra.
Là tỉnh nông nghiệp An Giang ưu tiên phát triển nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo kế hoạch tỉnh sẽ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 635 người, gồm: 5 công chức, viên chức được cử đào tạo sau đại học đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện hiệu quả, hội nhập thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp theo chiều sâu thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp. 300 công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu thành lực lượng chuyên gia và là đội ngũ giảng viên nguồn phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp tại tỉnh. 45 công chức, viên chức tuyến tỉnh, tuyến huyện được cử đi thực hành, học tập kinh nghiệm thực tiễn. 165 lãnh đạo, quản lý phụ trách nông nghiệp ở UBND cấp xã và lãnh đạo quản lý ở các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế hoặc Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ nông nghiệp được bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề để nâng cao năng lực quản lý thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho địa phương. 120 công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ thông minh trong nông nghiệp và các kỹ năng nghề nghiệp phục vụ công tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
An Giang ưu tiên phát triển nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông dân được tập huấn nâng cao năng lực gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản
Để phát triển nhân lực phục vụ du lịch, tỉnh sẽ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công 525 người. Cụ thể: cử 25 công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, tư vấn chính sách, xây dựng quy hoạch phục vụ phát triển du lịch. 200 công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã được kỹ năng ứng xử và giao tiếp xã hội, kỹnăng khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đường sông...
Cùng với đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội phát triển du lịch 590 lượt người. Cụ thể: đào tạo trình độ sơ cấp nghề lĩnh vực phục vụ nhà hàng cho 30 học viên. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn cho 30 học viên là quản lý đang làm việc tại các khách sạn. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thuyết minh tại điểm cho 30 học viên là hướng dẫn viên du lịch. Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch cho 400 học viên.
Đối với nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông, tỉnh sẽ tổ chức dạy học tăng cường kỹ năng nghe-nói tiếng Anh cho học sinh 2 Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, Thủ Khoa Nghĩa và 11 trường THPT trọng điểm: Long Xuyên, Châu Văn Liêm, Chu Văn An, Tân Châu, An Phú, Tịnh Biên, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Văn Thành, Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT An Giang. Tổ chức dạy học tăng cường kỹ năng nghe-nói tiếng Anh cho học sinh Trường THPT chuyên với giáo viên người nước ngoài.
Tin rằng với những giải pháp đồng bộ, nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh sẽ đáp ứng yêu cầu, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
HẠNH CHÂU